Cách làm lại hộ chiếu bị mất ở Nhật

Tên thủ tục Căn cứ của thủ tục Đối tượng làm thủ tục Thời gian đăng ký Người đăng ký Người nhận thẻ lưu trú Lệ phí Các loại giấy tờ cần thiết, v.v... Mẫu đơn đăng ký Nơi đăng ký Thời gian tiếp nhận Quầy tư vấn Tiêu chuẩn thẩm tra Thời gian xử lý tiêu chuẩn Cách khiếu nại
Xin cấp lại Thẻ lưu trú do bị mất, v.v...
Điều 19-12 của Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận tị nạn [sau đây gọi là "Luật Quản lý nhập cảnh".]
Người lưu trú trung và dài hạn  không còn Thẻ lưu trú do bị mất, bị đánh cắp, bị hủy hoại hoặc vì các lý do khác  
Trong vòng 14 ngày kể từ ngày bạn biết được sự việc [nếu bạn biết sự việc trong thời gian đang không có mặt ở Nhật Bản, thì sẽ tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên ngay khi trở lại Nhật Bản]
  1. Bản thân người đăng ký [trừ những người dưới 16 tuổi]
  2. Người đại diện
    1. Trong trường hợp bản thân người đăng ký chưa đủ 16 tuổi hoặc không thể tự đến đăng ký vì bị bệnh [Chú ý 1] hoặc vì lý do khác, thì người thân từ 16 tuổi trở lên đang sống cùng với người đăng ký đó sẽ đại diện thực hiện đăng ký
    2. Khi bản thân người đăng ký có yêu cầu người đại diện khai báo thay, thì người thân từ 16 tuổi trở lên đang sống cùng với người đăng ký đó sẽ đại diện thực hiện khai báo [Chú ý 2]
  3. Người được ủy nhiệm
    1. Là những người thuộc các mục sau đây, được Cục trưởng của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương công nhận việc ủy nhiệm đăng ký, và nhận được yêu cầu từ người đăng ký
      1. Nhân viên của cơ quan mà người đăng ký đang điều hành hoặc đang làm việc
      2. Nhân viên của cơ quan mà người đăng ký đang thực tập nghiên cứu hoặc đang được đào tạo
      3. Nhân viên của tổ chức thực hiện quản lý, giám sát các hoạt động để người nước ngoài học tập kỹ năng, kỹ thuật, hoặc kiến ​​thức
      4. Nhân viên của các tổ chức công ích với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận người nước ngoài
    2. Luật sư hoặc chuyên gia pháp lý về thủ tục hành chính đã khai báo với Cục trưởng của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương, đồng thời nhận được yêu cầu từ người đăng ký
    3. Người đại diện theo pháp luật của người đăng ký [trừ những người thân sống cùng thuộc mục 2 a. ghi trên]
    4. Trong trường hợp bản thân người đăng ký chưa đủ 16 tuổi hoặc không thể tự đến khai báo vì bị bệnh [Chú ý 1] hoặc vì lý do khác, thì người thân hay người sống cùng với người khai báo đó hoặc người có vai trò tương đương được Cục trưởng của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương công nhận là phù hợp sẽ khai báo thay

[Chú ý 1] Trường hợp "bị bệnh", vui lòng mang theo giấy chẩn đoán, v.v... để làm giấy tờ chứng minh.
[Chú ý 2] Trường hợp đại diện khai báo theo "yêu cầu", vui lòng mang theo Giấy ủy quyền [Tiếng Nhật, Tiếng Anh]

để làm giấy tờ chứng minh.

Như trên
Không tính phí
  • Đơn đăng ký
  • Hình thẻ [1 tấm, ghi họ tên vào mặt sau của hình thẻ được chụp theo tiêu chuẩn sau và nộp kèm với đơn đăng ký]
    * Người dưới 16 tuổi không cần nộp hình thẻ. [Đơn vị: milimet]
    1. Hình chỉ chụp người đăng ký
    2. Kích thước không tính phần viền của hình thẻ phải thỏa mãn các kích thước như trong hình minh họa bên trên [kích thước của khuôn mặt được tính từ đỉnh đầu [bao gồm cả tóc.] đến cằm]
    3. Hình chụp khi đầu trần và chụp hướng chính diện
    4. Hình không phông nền [không có cả bóng người chiếu lên nền.]
    5. Hình chụp phải rõ nét
    6. Hình được chụp trong vòng 3 tháng trước ngày nộp
  • Giấy tờ chứng minh việc không còn thẻ
    Giấy chứng nhận đã khai báo đánh mất, giấy chứng nhận đã khai báo bị đánh cắp, giấy chứng nhận chịu thiệt hại do thảm họa, v.v... [Nếu không nộp được các loại giấy tờ này thì trình bản lý do ghi rõ lý do không thể nộp đó và tình trạng bị mất thẻ]
  • Đơn xin viết họ tên bằng chữ kanji trên thẻ lưu trú [Chỉ trong trường hợp bạn có nguyện vọng viết kèm theo họ tên bằng chữ kanji.] PDF [Tiếng Nhật, Tiếng Anh]
    Excel [Tiếng Nhật, Tiếng Anh]
  • Xuất trình hộ chiếu [hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú]
  • Xuất trình Giấy cho phép tham gia hoạt động ngoài tư cách lưu trú [Chỉ đối với những người được cấp cùng loại giấy phép]
  • Nếu không thể xuất trình hộ chiếu [hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú], thì hãy trình bản lý do ghi rõ lý do không thể xuất trình đó
  • Xuất trình các giấy tờ chứng minh danh tính, v.v... [trong trường hợp không thể xuất trình hộ chiếu [hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú] hoặc trong trường hợp người được ủy nhiệm đăng ký đi nộp đơn đăng ký]
    * Nếu thẻ lưu trú chưa được cấp ngay trong ngày đăng ký và bạn muốn nhận lại thẻ lưu trú vào ngày hôm sau, vui lòng nộp các giấy tờ sau.
  • Phiếu tiếp nhận đăng ký
  • Hộ chiếu [hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú]
  • Xuất trình các giấy tờ chứng minh danh tính, v.v...
Đơn xin cấp lại thẻ lưu trú PDF [Tiếng Nhật, Tiếng Anh]
Excel [Tiếng Nhật, Tiếng Anh]
[Chú ý 1] Có thể in trên giấy khổ A4 đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản để sử dụng.

[Chú ý 2] Mẫu giấy này có thể in với kích thước thu nhỏ, vì vậy vui lòng bỏ chọn "用紙サイズに合わせてページを縮小(K)" [Thu nhỏ trang để vừa với khổ giấy] trong hộp thoại in rồi mới in.

Vui lòng liên hệ với Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương có thẩm quyền đối với địa chỉ cư trú [Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương] hoặc Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú dành cho người nước ngoài [Điện thoại: 0570-013904].
Ngày thường từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều
[Thời gian hoặc các ngày trong tuần có thể thay đổi tùy theo thủ tục, vì vậy vui lòng liên hệ với Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương hoặc Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú dành cho người nước ngoài [Điện thoại: 0570-013904].]
Vui lòng liên hệ với Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương hoặc Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú dành cho người nước ngoài [Điện thoại: 0570-013904].
Phải đáp ứng các điều kiện thuộc Điều 19-12 của Luật Quản lý nhập cảnh
Theo nguyên tắc sẽ cấp ngay trong ngày
Không có

Bạn cần có Adobe Reader để xem tài liệu pdf.
Nếu nội dung không được hiển thị chính xác, vui lòng sử dụng phiên bản mới nhất.

Hộ chiếu là vật bất ly thân đối với mỗi người, đặc biệt là những người đang cư trú tại nước ngoài như chúng mình. Vậy chúng ta phải làm gì khi rơi vào hoàn cảnh không may đánh mất/thất lạc một món đồ quyền lực đến vậy?

Mình đã từng có một trải nghiệm “hết hồn” tại Nhật Bản vào năm ngoái – mình phát hiện ra cuốn hộ chiếu không cánh mà bay ngay lúc visa tại Nhật của mình còn hai tuần nữa là hết hạn.

Điều đó đồng nghĩa với việc mình không được phép cư trú tại Nhật nữa nếu không gấp rút tìm lại hoặc làm lại hộ chiếu của mình.

Mình đã tham khảo rất nhiều từ người thân, bạn bè ở Nhật, văn phòng ở trường và những người có trải nghiệm thất lạc hộ chiếu như mình trước đó để có những kinh nghiệm trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ làm lại hộ chiếu ngay trên đất Nhật. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Điều đầu tiên chúng ta cần làm khi rơi vào tình cảnh éo le này là trình báo việc mất hộ chiếu cho cơ quan công an ở Nhật. Khi trình báo với công an, mình nhận được giấy xác nhận mất hộ chiếu, đồng thời bên phía công an sẽ huỷ hộ chiếu hiện tại của bạn nhằm tránh kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, việc làm này cũng có nghĩa là nếu bạn tìm thấy được hộ chiếu của mình thì cũng không còn giá trị sử dụng nữa.

Giấy xác nhận mất hộ chiếu của công an Nhật Bản

Mình đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Fukuoka theo địa chỉ trên trang Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán của nước mình ở khu vực gần nơi sinh sống để khai báo và liên hệ làm lại hộ chiếu.

Ảnh chụp screen shot trang chủ đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Sau khi được các anh chị làm việc ở Đại sứ quán hỗ trợ, mình quyết định chọn làm online để tiện việc di chuyển [các bạn cũng có thể trực tiếp đến làm việc trực tiếp tại Đại sứ quán nếu di chuyển thuận tiện và có thời gian].

Bên dưới là các giấy tờ bạn cần cần có để được cấp lại hộ chiếu:

Và đừng quên là bạn sẽ tốn một khoản phí làm lại hộ chiếu nữa nha!

Trường hợp thẻ cư trú chuẩn bị hết hạn và bạn cần phải gia hạn visa mới thì bạn cần xin giấy xác nhận đang làm lại hộ chiếu tại Đại sứ quán và viết lý do không thể xuất trình hộ chiếu và nộp cùng hồ sơ xin gia hạn visa tại Cục xuất nhập cảnh.

Việc làm lại hộ chiếu không hề đơn giản, tốn rất nhiều thời gian và chi phí cũng không hề rẻ như khi bạn được làm hộ chiếu ở nước của mình.

Mình mất đến gần một tháng và 27,000 yên để làm lại hộ chiếu của mình. Tuy nhiên, mình đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía bạn bè, nhà trường, công an Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam nên quy trình làm lại hộ chiếu diễn ra khá suôn sẻ.

Đây cũng là một bài học cho chúng mình phải biết bảo quản đồ dùng cá nhân, đặc biệt là những tờ tùy thân quan trọng như hộ chiếu khi đang ở nước ngoài nữa. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp các bạn được phần nào vượt qua những khó khăn trong cuộc sống ở nước Nhật nhé!

Theo wakuwaku.today

Japan IT Works

Từ khóa: Mất hộ chiếu ở Nhật thì phải làm sao?

Video liên quan

Chủ Đề