Cách làm muối vừng lạc hạt điều

Muối vừng – một món ăn của tuổi thơ, luôn khiến mình bồi hồi khi nhớ về nó. Bát cơm trắng nóng hỏi mẹ vừa nấu xong. Lọ muối vừng chỉ còn phân nửa. Mùi thơm của hạt gạo, hạt ngọc của trời, quyện với mùi thơm của hạt lạc quê. Rồi cái vị mặn mòi của muối hoà với vị ngọt bùi còn lạc rang thơm nức. Tất cả chỉ đơn giản vậy thôi, mà chan chứa trong đó là những kỉ niệm và tình thương, khó có món “sơn hào hải vị” nào sánh được…

Giờ lớn rồi, cuộc sống tự lập, tuy không còn được mẹ chăm bẵm như thưở nào, nhưng mỗi khi nhớ nhà là mình lại nấu những món mà mẹ vẫn hay nấu. Tự tay rang lạc, giã nhỏ làm muối vừng. Mỗi lần ngẫu hứng, mình lại thêm thắt hạt này hạt nọ, cho món muối vừng vốn đã ngon rồi, nay lại thêm phần đặc sắc và bổ dưỡng. Với công thức này, ngoài lạc và vừng quen thuộc, mình thêm vào hạt bí và hạt điều – những loại hạt địa phương không quá khó để tìm ở các siêu thị.

Nhân tiện đây, mình muốn nói thêm một chút về giá trị dinh dưỡng của các loại hạt trong công thức. Hạt mè đen giàu canxi, Hạt bí là loại hạt giàu đạm, chất sơ, sắt và magie. Còn hạt điều là loại hạt một lượng chất béo không bão hoà tốt cho cơ thể, cùng với đó còn có canxi, sắt và magie nữa.

  • Hạt điều tươi: //shp.ee/w546ki9
  • Hạt bí: //shp.ee/4xjpv9k

  • 100g lạc
  • 50g hạt điều tươi [bạn có thể hấp qua khoảng 5 phút trước khi rang]
  • 50g hạt bí
  • 15g mè đen
  • 20-30g muối hồng: bạn có thể sử dụng muối thường hay muối hầm để thay thế. Vì độ mặn nhạt của từng loại muối khác nhau, vì vậy bạn nên nếm thử, cho từng chút một vào để tránh thành quả muối vừng bị mặn. Ở đây mình dùng muối hồng vì vị của loại muối này ôn hoà và dịu nhẹ nên thành quả ngon hơn.

  1. Bạn đem rang thơm các loại hạt: lạc, hạt điều, bí, mè đen. Sau đó để nguội.
  2. Cho vào máy xay khô: các loại hạt và muối rồi xay nhỏ. Bạn chú ý đừng xay nhỏ quá, để vụn to thì món muối vừng của ta sẽ ngon hơn. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn thì đừng ngại ngần dùng cối mà giã nhỏ từng loại hạt rồi trộn đều với muối là xong.
  3. Cho vào lọ kín, đậy nắp rồi bảo quản trong nơi khô ráo. Để bảo quản được lâu mà không sợ muối bị hỏng hay ỉu thì bạn cho vào ngăn mát  tủ lạnh nhé.
  4. Muối vừng bùi thơm, mặn dịu vị từ muối hồng và ngọt từ hỗn hợp các loại hạt.

Dưới đây là công thức và cách làm chi tiết cho món Muối Vừng của Bếp Ducan. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan tới nguyên liệu hay cách làm, bạn hãy để lại bình luận bên dứoi, mình sẽ giải đáp nhé!

Có thể bạn sẽ thích

chaymón việtmuối vừngthuần chay

10 bình luận

1

FacebookTwitterPinterestTumblrEmail

Mình tên Đức. Mọi người vẫn hay gọi mình là Ducan. Ducan Kitchen là sự kết hợp giữa ba niềm yêu thích của bản thân: nấu ăn, viết lách và nhiếp ảnh. Blog này là nơi mình kể chuyện bếp núc cũng như chia sẻ những công thức món ăn thuần thực vật, vừa dễ làm mà lại ngon.

Muối vừng

Khi làm muối vừng, bạn cần chú ý đến cách rang các nguyên liệu, lượng muối nêm vào và cách bảo quản để muối vừng không bị ỉu, chảy nước hay có mùi dầu.

Muối vừng là món ăn dân dã nhưng lại rất đưa miệng bởi hương vị thơm ngon, bùi ngậy. Ngày xưa người ta vẫn thường gọi đây là 'món ăn của người nghèo', tuy nhiên những năm gần đây, muối vừng bất ngờ lại trở thành 'món ăn của người giàu'. Bởi khi chất lượng cuộc sống đi lên, đủ đầy với những món ăn sơn hào hải vị, tâm lý mọi người lại thường hay tìm về những món ăn đơn giản, gắn liền với kỷ niệm hay thời thơ ấu của họ.

Cơm trắng muối vừng
Hiện tại, muối vừng được bán trên thị trường dao động từ 200 - 500 nghìn đồng [nếu có sử dụng thêm rong biển và các loại hạt]. Một mức giá cao so với nguyên liệu chính sẵn có và quen thuộc như muối, vừng và lạc. Tuy nhiên, nếu biết cách làm muối vừng, bạn có thể chế biến tại nhà vừa đảm bảo sạch sẽ vừa tiết kiệm chi phí.

Để muối vừng thêm bùi ngậy và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm lạc vào. Nếu chỉ thích ăn mỗi vừng thì lượng muối các bạn giảm xuống để không bị mặn.

Khẩu phần ăn: 4

Thời gian chuẩn bị: 7 phút

Thời gian nấu: 25 phút

Nguyên liệu

  • 100g vừng trắng
  • 100g vừng đen
  • 200g lạc [đậu phộng]
  • 25g muối tinh
  • Hũ thủy tinh
Nguyên liệu

Cách làm

Lạc nhặt bỏ các hạt lép, hạt thâm hỏng, hay những mảnh vỏ lạc còn sót lại.

Vừng loại bỏ các tạp chất còn lẫn.

Để làm muối vừng lạc thì các nguyên liệu đều phải rang lên, tuy nhiên thời gian rang của từng loại khác nhau nên các bạn cần lưu ý. 

Nếu sử dụng thêm lạc thì bạn cần rang lạc trước, vì lạc sau khi rang cần ủ và xát vỏ nên bạn có thể tranh thủ trong thời gian đó để rang vừng.

Làm nóng chảo thì cho lạc vào rang. Đảo đều tay đến khi lạc có mùi thơm, các mặt sậm màu lại là được. Trung bình rang lạc khoảng 30 phút ở nhiệt độ thấp nhất là lạc sẽ chín đều và giòn rất lâu. 

Lót giấy báo vào rổ, lạc rang xong cho vào, bọc kín lại và ủ trong khoảng 20 phút.

Các bạn rang vừng trắng trước, rồi đến vừng đen.

Có thể rang lẫn vừng trắng và vừng đen, tuy nhiên sẽ khó để các bạn nhận biết được khi nào thì đạt. Chính vì vậy, bạn nên rang riêng từng loại, vừng trắng trước, vừng đen rang sau.

Thường thì vừng nhanh chín nên chỉ cần rang ở nhiệt độ thấp nhất khoảng 5-6 phút là được. Vừng rang tới sẽ có mùi thơm, cắn thử thấy hạt giòn và nếu là vừng trắng thì sẽ ngả sang màu vàng nhạt.

Không nên rang quá kỹ, vừng sẽ bị đắng và khét.

Thường thì để nhanh gọn, một số người dùng bột canh để làm muối vừng. Tuy nhiên bột canh dễ bị chảy nước, nó sẽ làm cho vừng và lạc nhanh ỉu và chảy dầu. 

Chính vì vậy, để làm muối vừng ngon và chuẩn nhất thì các bạn dùng muối tinh hoặc muối hạt. Tuy nhiên nếu dùng muối hạt thì sẽ có thêm công đoạn giã, nên để đơn giản và thuận tiện thì nên dùng muối tinh.

Muối tinh sẽ có độ mặn hơn muối hạt thông thường.

Cho muối vào chảo, để bếp ở nhiệt độ thấp, đủ nóng thôi và đảo đều tay. Rang muối trong khoảng 2 phút. Việc rang muối giúp muối khô hơn và món ăn bảo quản được lâu. Không chỉ vậy, rang còn giúp giảm vị mặn gắt của muối.

Lạc sau khi ủ xong, xát và rây bỏ vỏ. Sau đó cho vào cối giã thô - 1 kiểu đập dập để hạt lạc tách thành 3-4 miếng nhỏ. Không nên giã lạc quá nhuyễn vì trong lạc có nhiều dầu, việc giã nhỏ sẽ khiến lạc nhanh tiết ra dầu hơn, và từ đó làm cho muối vừng nhanh ỉu và không còn mùi thơm như ban đầu.

Vừng các bạn có thể giã hoặc để nguyên hạt. Nếu giã vừng các bạn cũng áp dụng kiểu giã thô giống như lạc.

Cuối cùng cho muối vào, trộn đều để muối bám phủ lên bề mặt các nguyên liệu như lạc, vừng.

Sau khi giã, cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo, trộn đều lên.

Chuẩn bị hũ/lọ đã được rửa sạch sẽ và quan trọng là phải được lau thật khô. Nếu lọ đựng bị ướt thì muối vừng sẽ dễ bị chảy nước.

Thành phẩm cách làm muối vừng

Khi trộn các nguyên liệu xong thì cho vào lọ, đóng kín nắp và để nơi thoáng mát. Muối vừng nếu làm đúng quy trình có thể để được 3-4 tuần mà vẫn giữ được độ giòn và hương vị.

  • Bạn có thể dùng vừng đen, vừng trắng hoặc cả 2. Người ta hay làm muối vừng đen cho bà bầu vì dễ đẻ và lợi sữa.
  • Cần phải đảm bảo các nguyên liệu đã nguội thì mới cho vào lọ đựng và đóng kín hộp. Nếu như vừng hay lạc còn nóng mà đã cho vào lọ và đóng kín thì sẽ bị hấp hơi khiến cho muối vừng bị chảy nước, thậm chí nhanh bị mốc.
  • Nên đựng muối vừng trong lọ thủy tinh thay vì hộp nhựa để muối vừng được bảo quản tốt và lâu hơn. Lọ thủy tinh cũng giúp lưu giữ hương thơm của muối vừng tốt hơn lọ nhựa.
  • Mỗi lần lấy muối vừng, bạn nên lưu ý các dụng cụ cần phải khô ráo, tránh để ướt sẽ dây ra muối vừng.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Video liên quan

Chủ Đề