Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường

Những năm qua, người chăn nuôi lợn ở tỉnh ta đã áp dụng nhiều giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, xử lý nước thải bằng ô xy hóa, chăn nuôi trên đệm lót sinh học… Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ hiệu quả đối với các mô hình nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hộ gia đình. Khi phát triển chăn nuôi lớn quy mô lớn thì các giải pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu. Để xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hiệu quả và kinh tế nhất, đề tài nghiên cứu đã kết hợp giữa hệ thống máy tách ép phân với hệ thống hầm biogas. Từ đó, giúp tận thu nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng, hạn chế cặn lắng trong các hầm biogas chống quá tải hầm biogas, kéo dài thời gian sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tạo khí gas sử dụng trong đun, thắp sáng…

Đàn lợn được cho ăn bằng thức ăn phối trộn cân bằng dinh dưỡng.

Anh Hoàng Văn Mão, thôn Yên Phú, xã Đại Phú [Sơn Dương] nuôi khoảng 150 con lợn thịt và 20 con lợn nái, dù đã xây dựng công trình biogas với rất nhiều bể xử lý, song vẫn vượt quá công suất thiết kế, do lượng chất thải và nước thải vượt quá công suất xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Anh Mão cho biết, trước đây, phân chuồng thải ra đều cho xuống hầm biogas, sau thời gian lắng lọc trong bể thì không lấy được phần phân này. Khi tham gia dự án, gia đình anh được dự án hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi lợn, cùng hệ thống máy tách phân hiện đại để xử lý chất thải chăn nuôi. Bây giờ, với máy tách phân, chất thải được thu xuống bể lắng, sau đó máy tách phân sẽ bơm hút, xử lý tách ép chất bã là chất thải rắn. Từ chất bã này anh sử dụng ủ với men vi sinh, vôi, than hoạt tính tạo nên lượng phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, không có mùi, tơi xốp, tốt cho cây trồng và mỗi tháng gia đình anh có thêm khoản thu nhập từ số phân bón hữu cơ này. Phần nước thải tách ra tiếp tục được cho xuống bể biogas vẫn tạo khí sinh học như bình thường. Sau đó, nước thải được thải qua hồ sinh học rồi mới thải ra môi trường nên đảm bảo trong xử lý ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp thông thường chưa cân bằng dinh dưỡng, thừa protein [đạm], lợn ăn vào không tiêu hóa hết, thải ra môi trường gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do vậy, dự án đã triển khai kỹ thuật phối trộn khẩu phần thức ăn cân bằng dinh dưỡng giúp lợn hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, tiết kiệm thức ăn, giảm phát thải khí gây mùi mà vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm lợn thương phẩm.

Gia đình chị Trần Thị Sen, thôn Cao Đá, xã Sơn Nam [Sơn Dương] là 1 trong 6 hộ của xã tham gia dự án. Chị Sen cho biết, nhờ được dự án hỗ trợ dụng cụ, vắc xin tiêm phòng, phân tích nguyên nhân nguồn gây ô nhiễm; được hướng dẫn cách phối trộn khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng hoàn chỉnh cho lợn, cách xử lý chất thải và ủ phân theo công nghệ Nhật Bản-VCN… Đồng thời áp dụng triệt để các quy trình kỹ thuật được dự án tập huấn chuyển giao và sử dụng thức ăn tự phối trộn so với thức ăn công nghiệp với chi phí thấp hơn từ 1.000 đ -1.500 đ/kg thức ăn, đàn lợn 50 con sau thời gian nuôi đến khi được bán, lợn đạt khối lượng từ 110 - 120 kg/con, trừ các khoản chi phí gia đình chị thu lãi từ 1.500.000 đ - 1.900.000 đ/con lợn.

Thực tế cho thấy, khi chăn nuôi ngày càng phát triển thì vấn đề xử lý chất thải càng cần được quan tâm. Do đó việc ứng dụng thành công dự án ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn sẽ giúp người dân giải quyết được bài toán khó về môi trường, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng an toàn và bền vững, góp phần quan trọng giải quyết tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

LCĐT - Những năm gần đây, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi ngày càng được các địa phương chú trọng, nhưng mới chỉ thực hiện được ở những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trang trại. Với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhất là ở những xã vùng cao, việc xử lý chất thải chăn nuôi vẫn là bài toán khó.

Gia đình anh Sùng A Sèng, thôn Cùng Lũng, xã Dìn Chin [Mường Khương] nuôi 3 con bò và 2 con lợn thịt, chuồng nuôi được làm gần gian bếp. Ngồi trong bếp nhìn qua khe tường là chất thải của bò, lợn chất đống, mùi hôi tỏa khắp không gian. Anh Sèng cho biết: Không chỉ gia đình tôi, nhiều hộ trong thôn thường xuyên phải chịu mùi hôi thối của chất thải gia súc.

Nhiều hộ làm chuông nuôi nhốt gia súc gần nhà.

Xã Dìn Chin có 1.500 con đại gia súc. Trên địa bàn xã có 288 hộ chăn nuôi [chiếm 45% số hộ chăn nuôi] có chuồng trại kiên cố, tuy nhiên chuồng trại chủ yếu được làm gần nhà và hầu hết không có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Còn 55% hộ chăn nuôi không có chuồng trại kiên cố và không có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi.

Huyện Si Ma Cai có hơn 43 nghìn con gia súc, gần 200 nghìn con gia cầm. Do tập quán của đồng bào Mông, hiện phần lớn các hộ vẫn duy trì chăn nuôi theo phương thức quảng canh, quy mô nhỏ lẻ. Còn nhiều hộ chưa chú trọng hoặc chưa có điều kiện xây dựng chuồng trại kiên cố, chưa quan tâm đến việc xử chất thải chăn nuôi. Phần lớn hộ chăn nuôi vẫn duy trì tập quán phơi phân gia súc ngay trước sân nhà, đường đi để gùi lên nương bón cho cây trồng hoặc gom phân thành đống và không có biện pháp xử lý. Hình thức chăn nuôi này làm mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, lãng phí chất thải, đồng thời gây khó khăn cho việc kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh.

Tại xã Cán Cấu [Si Ma Cai], những năm gần đây, chăn nuôi là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của xã. Xã hiện có gần 16 nghìn con gia súc, gia cầm, được nuôi rải rác tại tất cả các thôn. Số lượng vật nuôi lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi xảy ra ở hầu hết các thôn với nhiều mức độ. Hầu hết các hộ xây dựng chuồng trại sát nhà để tiện quản lý và chăm sóc dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Đã có một số hộ chăn nuôi xây dựng hầm khí sinh học biogas để xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi và thu khí sinh học làm chất đốt, nhưng do số lượng gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và không duy trì đều nên mô hình không hiệu quả. Cũng có nhiều hộ thu gom phân vào hố, tuy nhiên lại không ủ men vi sinh nên mùi hôi vẫn chưa được khắc phục.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ ngỏ xử lý chất thải chăn nuôi ở vùng cao là do tập quán chăn nuôi lạc hậu [thả rông] chưa thể thay đổi, mặt khác, những hộ muốn chăn nuôi hợp vệ sinh lại khó khăn vì thiếu đất xây dựng chuồng trại.

Còn tại các địa phương vùng thấp, đô thị, việc xử lý chất thải chăn nuôi tuy tốt hơn vùng cao nhưng cũng chưa thực sự triệt để. Thống kê của ngành nông nghiệp, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 343/93.977 hộ chăn nuôi quy mô trang trại khép kín xử lý chất thải chăn nuôi, chiếm 0,36% tổng số hộ chăn nuôi; 66.636 hộ [70,9%] hộ có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; 10.561 hộ [chiếm 11,2%] hộ thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas và đệm lót sinh học. Những con số này cho thấy vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi không có biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Nguyên nhân được lý giải do chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao [hơn 80% hộ chăn nuôi toàn tỉnh]; cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về phòng, chống dịch bệnh của một số hộ chăn nuôi chưa cao; nhiều trang trại quy mô chăn nuôi vượt quá công suất hầm khí biogas; hệ thống thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi chưa phù hợp, dẫn đến quá tải, chất thải được thu gom vào hệ thống xử lý nhưng không lưu đủ thời gian để phân hủy đã thải ra môi trường gây ô nhiễm…

Hiện toàn tỉnh có hơn 466 nghìn con gia súc, hơn 5 triệu con gia cầm, lượng phân thải hằng ngày khoảng 3.697 tấn, lượng nước tiểu khoảng 2.283 tấn, chưa kể hàng nghìn tấn nước thải sau tắm và rửa chuồng trại. Nếu không được xử lý tốt, đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng để đạt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Chất thải được xử lý đúng cách và khoa học góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh trong không khí, giúp giảm rủi ro dịch bệnh. Ngược lại, chất thải không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách là tác nhân hủy hoại môi trường, làm cho nhiều loại mầm bệnh phát sinh, gây thiệt hại lớn đến kinh tế, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

Bài cuối: Đi tìm lời giải

[TN&MT] - Thời gian gần đây, gia đình tôi và hơn chục hộ dân xung quanh thường xuyên phải gánh chịu mùi hôi khó chịu từ chuồng trại của 1 hộ dân trong thôn. Chất thải, nước thải, khí thải của chuồng trại này không được xử lý triệt để, dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh. Chúng tôi đã thường xuyên nhắc nhở nhưng tình trạng này không được cải thiện.

Xin hỏi, chúng tôi có thể báo cáo đến cơ quan nào để xử lý dứt điểm tình trạng này? Hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường xung quanh có bị xử phạt hay không? Mức phạt ra sao? [Nông Thị Thanh, Văn Chấn, Yên Bái]

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Khi chuồng trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh, người dân địa phương có thể phản ánh tình trạng trên đến các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương như: UBND, Công an, Chi cục chăn nuôi…

Ảnh minh họa

Với các hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi, hộ gia đình, chủ chuồng trại chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định tại  Điền 30, 31 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi. Cụ thể:

Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Ngoài mức phạt trên, chủ chuồng trại bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định.

Đối với quy mô chăn nuôi nhỏ ở nông hộ sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đồng thời bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt

Theo quy định tại 44 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP,  chủ tịch UBND các cấp; Trưởng công an các cấp; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y… đều có thẩm quyền lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Báo Tài nguyên & Môi trường

Video liên quan

Chủ Đề