Cách làm nhanh hết nồng độ cồn trong hơi thở

Đánh Giá

Bạn đã biết hay chưa, khi bạn uống rượu bia, nồng độ cồn trong hơi thở của bạn sẽ tăng lên, đo nồng độ cồn chính là cách để xác định bạn có uống rượu, bia khi lái xe hay không ?

Vậy liệu có cách nào để giảm nồng độ cồn trong hơi thở trong thời gian nhanh nhất thay vì chờ 6 đến 8 tiếng ? Câu trả lời của chúng tôi là Có. Hãy cùng tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé !

Tuy nhiên, việc đã uống rượu bia mà vẫn lái xe là việc vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của bạn mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Theo thống kê, mỗi năm có hàng ngàn vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra nguyên nhân là do người lái xe đã sử dụng rượu bia. Chính vì vậy, việc thực sự mà chúng ta nên làm đó chính là đã uống rượu bia thì không lái xe.

TẠI SAO PHẢI GIẢM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG HƠI THỞ

Lý do mà chúng ta cần phải giảm nồng độ cồn trong hơi trong thời gian ngắn trước khi tham gia giao thông bởi 2 lý do sau đây:

Tránh Bị Chịu Mức Phạt Của Cảnh Sát Giao Thông

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã được ban hành thì bắt đầu từ cuối năm 2019, người điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông nếu như có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức quy định sẽ phải mức phạt tương đối cao. Mức phạt cụ thể đối với xe máy, ô tô, xe đạp và xe máy chuyên dùng như sau:

1 Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ mức thấp nhất là 80 ngàn đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng [nếu có].

2 Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ mức thấp nhất là 200 ngàn đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời tước giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng [nếu có].

3 Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ mức thấp nhất là 400 ngàn đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng [nếu có].

Đây là những mức phạt nặng hơn rất nhiều so với luật cũ năm 2008, do đó chúng ta phải hết sức cẩn trọng.

Ảnh Hưởng Xấu Tới Sức Khoẻ, Ảnh Hưởng Tới Khả Năng Điều Khiển Xe Của Chủ Phương Tiện Gây Tai Nạn Giao Thông

Nếu như trong cơ thể chúng ta, nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, các chất này sẽ khiến người điều khiển xe có những biểu hiện như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt.

Không làm chủ được các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường. Gây nguy hiểm không chỉ cho chính họ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới những người tham gia giao thông khác.

Do đó, chúng ta cần phải có cách để làm giảm hoặc khử nồng độ cồn trong thời gian ngắn nếu như bắt buộc phải tham giao thông.

NỒNG ĐỘ CỒN TRONG HƠI THỞ CÓ THỜI GIAN LÀ BAO LÂU ?

Khi chúng ta nạp rượu hoặc bia vào cơ thể, thì đây chính là những chất chứa cồn, chúng sẽ hấp thu rất nhanh vào máu, hơi thở hoặc nước tiểu qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên, thời gian mà chúng thoát ra khỏi cơ thể của mỗi người là khác nhau.

Và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nồng độ cồn tồn tại trong hơi thở của chúng ta đó là: Tuổi tác, giới tính, cân nặng, tốc độ uống, thời gian uống, loại đồ uống, khoảng cách giữa các lần uống

Theo nghiên cứu thì cứ trung bình mỗi giờ, máu của chúng ta sẽ loại bỏ khoảng khoảng 0.015% nồng độ cồn, như vậy, để loại bỏ được toàn bộ nồng độ cồn trong máu sau khi sử dụng rượu bia, chúng ta phải mất thời gian lên đến 24 tiểng. Ngoài ra, nồng độ cồn còn nằm trong nước tiểu là 3 đến 4 ngày. Trong trường hợp nếu như nạp rượu bia khi cơ thể đang đói thì thời gian đào thải lại càng lâu hơn.

CÁC CÁCH KHỬ NỒNG ĐỘ CỒN TRONG HƠI THỞ CON NGƯỜI

Như đã nói ở trên, nồng độ cồn trong cơ thể chúng ta mất khá nhiều thời gian để thoát ra ngoài. Nếu như trong những trường hợp bắt buộc chúng ta phải điều khiển phương tiện giao thông ở thời gian đó thì phải làm sao ? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây nhé.

Nước Lọc

Có lẽ đây là cách giải rượu dễ nhất, có hiệu quả cao vì khi uống nhiều nước, chúng sẽ giúp cơ thể bạn bài tiết đồng thời thải độc nhanh hơn. Ngoài ra, nước lọc sẽ pha loãng lượng cồn có trong máu, hãy bổ sung nhiều nước lọc sau khi nạp cồn vào cơ thể để quá trình giải rượu diễn ra nhanh hơn nhé.

Nước Mía + Quất

Trong nước mía chứa fructose, đây là chất giúp cơ thể chúng ta giải rượu nhanh hơn, chỉ cần 1 ly nước mía và vắt thêm thật nhiều quất để phân giải cồn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi say rượu.

Gừng, Mật Ong

Sau khi uống rượu, bia hãy pha 1 lý nước mật ong hãm cùng gừng thái nhỏ rồi uống. Trong gừng chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và và 21 chất chống oxy hoá nên uống vào thì lượng cồn trong cơ thể bạn sẽ được chuyển hoá nhanh hơn mức bình thường. Và uống nước gừng còn giúp bạn chống lại những cơn đau đầu, buồn nôn do rượu bia gây ra hoặc giảm khả năng trúng gió.

Nước Cam Tươi

Tương tự như nước mía, trong cam tươi cũng chứa chất fructose làm cơ thể bạn tiêu hoá rượu nhanh hơn. Những hoạt chất như thiamin, folate, kali, carotenoid có trong nước cam còn làm giải độc nhanh chóng. Bạn có thể thay thế nước cam bằng 1 ly nước chanh ấm cùng với ít đường sau khi sử dụng rượu bia.

Sữa Hoặc Chế Phẩm Của Sữa

Nếu bạn muốn hạn chế rượu, bia hấp thụ vào trong máu thì hãy sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa. Vì chúng có tác dụng làm ngưng đọng chất chuyển hoá dinh dưỡng hay còn gọi là protid, vì vậy sẽ hạn chế lượng cồn hấp thụ vào trong máu.

Trà Xanh

Axít tanic chứa trong trà xanh sẽ giúp bạn khử cồn trong máu, hãy uống 1 đến 2 cốc trà đặc sau khi uống rượu bia để mang lại hiệu quả cao nhé.

Thực Phẩm Chức Năng

Ngoài những loại đồ uống được nêu ở trên, thì chúng ta có thể tham khảo thêm một số loại thuốc giải rượu đang được bán rất nhiều tại các hiệu thuốc. Hãy sử dụng chúng trước khi uống rượu bia, để thải độc một cách nhanh hơn.

Hy vọng những cách mà chúng tôi đã đưa ra có thể giúp bạn có thêm mẹo giải rượu trong thời gian ngắn, an toàn mà lại hiệu quả.

Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi đưa ra vẫn là không nên lái xe khi đã uống rượu bia. Rất nguy hiểm đến tính mang của chính bạn và còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. Chúc tất cả các bạn tham gia giao thông thật an toàn nhé.

Bài viết liên quan:

Hướng Dẫn Cách Quét Mã QR Bằng Lái Xe
Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Sửa Chữa Xe Ô Tô
Niên Hạn Xe Bán Tải
Tìm Hiểu Về Xe CUV. Phân Biệt Dòng Xe SUV Và Dòng Xe CUV

Video liên quan

Chủ Đề