Cách lọc nước giếng khoan thủ công

“Nhà tôi ở Đồng Nai, sử dụng nước giếng khoan để chăn nuôi, một ngày sử dụng khoảng 10m3 nước, khi bơm lên thi nước tương đối trong nhưng để khoảng 2 tiếng thì nước ngả vàng và có váng, mùi thì tanh tanh. Nhờ quý công ty tư vấn phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả và có thể tự làm được” [câu hỏi  của địa chỉ Email giatran47@gmail.com gửi về cho chúng tôi].

Hồi đáp tới quý độc giả:

Công Ty TNHH TM Tân Bình chúng tôi rất vui vì được sự quan tâm của quý khách hàng xa gàn, cám ơn bạn có địa chỉ email giatran47@gmail.com đã gửi thắc mắc về cho công ty chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau: "Nước giếng khoan gia đình mình sử dụng bị phèn, mùi tanh là do sắt có trong nước giếng gây ra. Với lưu lượng nước sử dụng 10m3/ngày, thì để tiết kiệm chi phí thì chủ nhà nên làm mô hình bể lọc nước giếng khoan và đây là phương pháp tối ưu hiện nay nhất. Bởi vì nó là công nghệ lọc nước giếng khoan tuy không mới nhưng lại đang phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉ cần tốn một chi phí ban đầu nhất định nhưng hiệu quả và tuổi thọ lâu dài. Phương pháp này đơn giản và dễ làm, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài biết sau đây.

nguồn nước bị nhiễm phèn

Nước phèn nặng

I. Giới thiệu bể lọc nước giếng khoan

Hầu hết các nguồn nước giếng khoan, nước ngầm ở Việt Nam hiện nay đều có chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, chẳng hạn như: sắt, mangan, kẽm, asen,..Và mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, do vậy cần phải xử lý nước giếng khoan trước khi sử dụng.

Bể lọc nước giếng nói đơn giản là bể chứa nước sử dụng các vật liệu lọc để lọc nước phèn thành nước sạch sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Bể lọc nước này có chức năng loại bỏ các tạp chất, khử phèn, các ion kim loại nặng, khử mùi hôi tanh, mùi lạ có trong nguồn nước. 

Đặc biệt, bể lọc nước giếng khoan thích hợp sử dụng với nhiều nguồn nước như: nước giếng khoan, nước ngầm và cả nước sông, ao hồ,...

II. Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan

Bể lọc nước giếng khoan gia đình có cấu tạo đơn giản, gồm:

>> Hệ thống bể chứa nước: Gia đình tự thiết kế bể lọc nước giếng khoan, hay có thể mua bồn chứa nước ở các cửa hàng điện nước

>> Bộ phận van xả phèn: Được thiết kế riêng cho từng bồn chứa sử dụng.

>> Vật liệu lọc nước giếng khoan: tùy đặc điểm nguồn nước mà sử dụng loại vật liệu khác nhau, cơ bản có một số loại sau: cát thạch anh, sỏi đỡ,cát mangan, than hoạt tính gáo dừa.

>> Hệ thống làm thoáng khí: sử dụng vòi sen, hoặc ống nước có đục lỗ, hoặc bộ xục khí ejector chuyên dụng.

III. Ưu và nhược điểm của bể lọc nước giếng khoan

1. Ưu điểm

  • Tự làm bể lọc nước giếng sẽ có chi phí thấp, giá thành phù hợp với túi tiền người sử dụng.

  • Người sử dụng hiểu rỏ hệ thống lọc của mình, giúp việc lắp đặt và vận hành đơn giản, dễ dàng hơn.

  • Có thể thay thế vật liệu, sửa chửa, nâng cấp dễ dàng.

2. Nhược điểm

  • Tốn nhiều không gian, diện tích xây bể lọc nước giếng.

  • Thời gian làm lâu, tốn nhiều công sức.

  • Bể lọc nước giếng khoan chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt, không được uống trực tiếp, không có khả năng làm mềm nước cứng.

IV. Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan gia đình chi tiết

Sơ đồ bể lọc nước lọc nước giếng khoan gia đình

1. Bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau

=> Kích thước bể lọc nước: DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu lọc như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 [lit] trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên, tại sao phải có chiều cao tối thiểu là 1m vì khi ta đổ vật liệu vào mà chiều cao bể thấp quá thì hiệu quả lọc không được cao. Ví dụ: chiều cao bể là 1 m, ta sẽ tiến hành đổ vật liệu lọc từ 50-70cm còn khoảng 30-50 cm là chứa nước.

=> Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 49  khoan lỗ nhỏ để làm lưới ngăn hạt chảy qua đường ống nước. hay nói cách khác ống lưới là họng thu nước của bể lọc.

Lưới lọc lỗ

2. Cách làm bể lọc nước giếng

Bước thứ 1: 

Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm [đổ lớp dưới bể 10cm] không nên đổ nhiều sỏi. Vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc cho hệ thống ống lọc, sỏi không có tác dụng lọc nước.

Bước thứ 2: 

  • Dùng cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc, đổ vào bể dày từ 30 – 40 cm là đẹp.
  • Tiếp đến đổ cát Mangan chuyên dùng xử lý nước giếng nhiễm Mangan, đặc điểm của loại cát này hấp thụ hết mangan trong nước, và là chất xúc tác khử sắt. hạt này rất hiệu quả trong việc xử lý nước phèn
  • Sau đó đổ thêm than hoạt tính [có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước]. Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than gáo dừa[hàng Việt Nam] là tốt nhất, đổ vào bể có độ dày 10cm.
  • => Công dụng của than hoạt tính trong xử lý nước

  • Cuối cùng cho vật liệu khử sắt dùng để xử lý sắt. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc. Đổ dày khoảng 10cm.

Bước thứ 3: 

  • Để xử lý nước giếng đạt hiệu quả cao nhất thì phía trên cùng, đổ cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước [đây là lớp trên cùng, độ dày từ 10 -15 cm].
  • Tiếp theo, bạn dùng dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước, việc làm dàn phun mưa là bước không thể thiếu trong cách làm bể lọc nước nhiễm sắt, vì khi nước chảy qua dàn phun mưa oxi sẽ làm cho sắt kết tủa nhanh hơn, tăng hiệu quả xử lý nước nhiễm sắt. ngoài ra dàn phun mua còn làm nước hết mùi tanh. 

Điều lưu ý: 

+ Điểm khác biệt của công nghệ lọc này chính là: bắt buộc phải dùng cát thạch anh, than hoạt tính, cát Mangan để xử lý nước giếng đầu nguồn, đồng thời bể lọc luôn phải ngập nước, tạo độ mịn, lớp màng trong các lớp vật liệu.

+ Lắp hệ thống van xả ngăn lắng nằm sát mặt đáy của bể, van xả ngăn lọc nằm cách lớp hạt khoảng 20cm, ngăn xả nước sạch cách đáy bể 30 cm.

Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình không có thời gian, bận nhiều công việc và quan trọng hơn cả là bề mặt không gian bể không cho phép để xây dựng một bể lọc và điều kiện xả vật liệu cũng rất cồng kềnh, phức tạp.

Tham khảo thêm: Ưu điểm, nhược điểm của bể lọc thô và cột lọc thô

Công ty Tân Bình chúng tôi còn cung cấp hệ thống cột lọc thô đơn giản dễ vệ sinh, dễ xúc xả dành cho nước giếng khoan nhiễm sắt, Mangan, canxi,...

Cột lọc inox

Quý khách tham khảo thêm một số loại hệ thống lọc thông dụng dành cho gia đình mà công ty tân Bình chúng tôi cung cấp:

Hệ thống lọc bình nhựa 220

Hệ thống lọc cột inox 220

Hệ thống lọc cột inox 250

Cám ơn quý khách đã quan tâm tới sản phẩm của công ty chúng tôi.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

::Địa chỉ liên hệ: 116 Quốc lộ 22 [Đối diện Bến xe An Sương], F. Trung Mỹ Tây, Q.12, HCM

Hotline:  0983 099 105 - 0934 087 100

Hướng dẫn làm hệ thống bể lọc nước nhiễm phèn

Trong bài này sẽ tập chung hướng dẫn công nghệ lọc nước giếng nhiễm sắt [xử lý nước nhiễm phèn], khử Mangan, xử lý Asen [thạch tín], bắng cách dùng bể lọc. Mục đích nhằm giúp mọi người tiết kiệm chi phí cao nhất mà hiệu quả vẫn cao.

Tự xây bể lọc nước phèn

Bể lọc được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn - lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 - 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, nhỏ ngăn lọc nhất. Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ [cỡ 5 - 10 cm] dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc [0,4 - 0,85 mm] dày 40 cm

Hướng dẫn làm bể lọc nước phèn đơn giản

Nước phèn cực kì khó chịu trong cuộc sống, không những nó làm ố vàng đồ đặc mà nó còn để lại nhiều di chứng cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Hôm nay, công ty Tân Bình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bể lọc nước phèn đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

Chủ Đề