Cách nấu cháo bột sườn sụn

Nguyên liệu cần có: 

300g sườn sụn.

300g sườn thăn.

600g xương hom hoặc xương bay. [Nên chọn xương hom/ xương bay vì nước hầm trong, ngọt thanh. Nếu thích cháo có vị béo ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống]

250g gạo tẻ.

50g gạo nếp.

5 củ hành khô, 1 củ gừng, 1 củ hành tây.

Quẩy và ruốc ăn kèm.

Nước mắm đạm cao, muối, mì chính, dầu ăn, hạt tiêu.

Cách làm:

Bước 1: Trộn đều gạo nếp và gạo tẻ, vo sạch. Sau đó, cho gạo vào ngâm với nước muối loãng tầm 2 giờ để gạo nở. Sau khi ngâm, đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này để nấu với nước hầm xương. Các bạn cũng có thể sử dụng bột gạo lọc như mình chia sẻ ở phần dưới hoặc ra hàng mua bột gạo lọc [bột ướt] để nấu cho nhanh.

Bước 2: Sườn sụn, sườn thăn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo. Tiếp đó, bắc nồi nước to, cho vào 1 thìa cà phê muối, 1 củ gừng đập dập đun sôi để chần qua sườn và xương. Sau đó, rửa sạch sườn và xương hom để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.

Bước 3: Nướng thơm 2 củ hành khô và 1 củ hành tây, cạo sạch phần cháy, rửa sạch, bắc nồi to cho vào khoảng 2,5 lít nước, cho vào 1 thìa cà phê muối cùng hành khô và hành tây đã nướng, cho sườn thăn và xương hom vào ninh liu riu.

Trong quá trình ninh, cần vớt bọt thường xuyên để nước xương được trong. Sau khoảng 30 phút ninh, kiểm tra sườn thăn mềm thì vớt ra. Tiếp tục ninh xương hom, thời gian ninh tối thiểu là 2 tiếng. Sau khi xương nhừ, vớt ra, lọc lấy nước dùng trong.

Bước 4: Đối với phần sườn sụn, sau khi rửa sạch, thái miếng vừa ăn hoặc băm nhỏ, ướp 1 thìa cơm nước mắm, 1 thìa cà phê mì chính, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu. 2 củ hành khô thái nhỏ, bắc chảo, phi thơm rồi cho sườn sụn vào xào săn, nêm lại cho vừa ăn. Nếu thích sụn mềm hơn, có thể cho vào ninh cùng xương hom, sau tầm 40 phút lấy ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.

Bước 5: Phần sườn thăn lọc lấy thịt, xào qua phần thịt sườn với nước mắm, mì chính cho vừa ăn.

Bước 6: Gạo sau khi ngâm và xay mịn thì cho một chút nước sôi vào quấy đều tay cho phần bột mịn. Sau đó, mới cho nước hầm xương hom đã lọc vào, khuấy đều tay để bột không vón cục.

Nước hầm xương cho vào từ từ để cháo đạt độ sánh như ý muốn, tránh cho nhiều ngay từ đầu sẽ bị loãng. Đun lửa nhỏ trong khoảng 30-35 phút thì cho phần thịt sườn vào khuấy đều. Sau đó, nêm nếm nước mắm, mì chính, muối theo khẩu vị gia đình. Nấu thêm 10 phút cho cháo sánh mịn là được.

Bước 7: Múc cháo ra bát, thêm sườn sụn, ruốc và quẩy giòn cắt nhỏ, rắc ớt và hạt tiêu ăn nóng.

Ngọc Linh

Nguồn: Hoa Quỳnh Nguyễn

Cháo sườn ngon là không được loãng quá mà cũng không được đặc quá, phải sánh mịn. Chính vì vậy nên nhiều mẹ cũng có thể nấu ngon nấu khéo ở nhà, nhưng cháo sườn nấu cho ra vị ngọt thơm lại không phải là món dễ nấu cho được. Để có được nồi cháo sườn sánh mịn, tưởng chừng rất đơn giản nhưng kể ra là cả một bí quyết gia truyền lâu đời riêng. Đồng hành cùng Bếp 360 khám phá công thức nấu cháo sườn sụn thơm ngon, chuẩn vị Hà Nội nhé!

Cháo sườn sụn là một trong những món ăn nổi bật nhất khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội vào mùa đông. Cháo sườn ở Hà Nội được xay nhuyễn mịn như bột, ăn kèm với quẩy và chút hạt tiêu trong tiết trời se lạnh thì quả thực ai đã từng nếm qua sẽ không bao giờ quên được.

Nguyên liệu nấu Cháo sườn sụn

  • Bột gạo tẻ
  • Bột gạo nếp
  • Xương lợn [mình dùng xương đuôi]
  • Ruốc
  • Quẩy
  • Nước mắm, gia vị

Cách nấu Cháo sườn sụn

  1. Xương mua về rửa sạch, trần qua nước sôi rồi cho vào hầm sau đó gạn nước trong, gỡ thịt từ xương rồi để riêng.
  2. Hòa bột với nước hầm xương, quấy đều tay để bột khỏi vón. Đậy vung vài phút lại mở ra quấy một lần để bột không bén nồi và cháo được sánh
  3. Phần thịt gỡ từ xương đem ướp cùng chút nước mắm
  4. Sau khoảng 20 phút cháo chín, cho thịt vào quấy cùng. Nêm gia vị, nước mắm cho vừa miệng
  5. Đậy vung lại, đun thêm 5ph rồi tắt bếp
  6. Múc cháo ra bát, cắt quẩy, rắc ruốc, hạt tiêu, ớt bột tùy khẩu vị và thưởng thức thôi!

Vậy là chỉ với các bước vô cùng đơn giản, bạn đã hoàn thành xong món cháo sườn sụn thơm ngọt, sánh mịn để cả gia đình cùng thưởng thức rồi!

Cháo sườn

Cách nấu cháo sườn kiểu miền Bắc từ sườn sụn cùng các nguyên liệu cần thiết để món ăn đạt chuẩn hương vị miền Bắc. Sườn thơm mềm, cháo sánh dẻo vị đậm đà. Ăn kèm quẩy ngon như ngoài hàng.

Ngoài việc giúp thay đổi thực đơn hàng ngày, cháo sườn còn là món ăn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho trẻ em, người già và người mới ốm dậy hay có vấn đề về tiêu hóa.

Cháo sườn thơm ngon, đậm vị được rất nhiều người yêu thích và thường xuyên nấu cho gia đình thưởng thức.

Khẩu phần ăn: 4

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian nấu: 1 giờ 20 phút

Nguyên liệu

  • 800g sườn sụn
  • 220g gạo tẻ
  • 80g gạo nếp
  • 30g đậu xanh cà vỏ
  • 40g hành lá
  • 30g hành khô
  • Quẩy ăn kèm
  • Các gia vị thông thường
Nguyên liệu

Cách làm

Nếp và đậu xanh đãi sạch, sau đó ngâm để qua đêm. Tuy nhiên nếu nấu cháo bằng nồi cơm điện hay áp suất thì có thể bỏ qua bước này.

Cẩn thận hơn thì tranh thủ lúc sơ chế sườn và các nguyên liệu khác thì vo sạch nếp, đậu xanh rồi ngâm qua trong khoảng 15-20 phút.

Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Nếu không mua được sườn sụn nên dùng tạm sườn thăn như thế này cũng được.

Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Nấu 1 nồi nước, thả thêm 1 thìa muối hạt vào, khi nước sôi thì cho sườn vào chần qua khoảng 2 phút.

Vớt sườn ra, rửa thật kỹ để loại bỏ các tạp chất bẩn và mảnh vụn xương bám vào trên bề mặt miếng sườn.

Ở bước này nếu thích ăn thanh đạm nhưng thịt vẫn đậm đà, bạn có thể ướp sườn cùng với 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt tiêu, ướp trong khoảng ít nhất 15 phút.

Nếu muốn sườn có mùi thơm cháy cạnh xào qua sườn.

Phi thơm hành băm, sau đó cho sườn vào xào cùng với 1 thìa bột canh, 1/2 thìa nước mắm và ít hạt tiêu. Xào sườn trong khoảng 3-5 phút để sườn thấm gia vị, sau đó tắt bếp.

Cho gạo tẻ, gạo nếp và đậu xanh vào nồi, vo sạch, sau đó trút sườn vào, đổ nước cách mặt gạo ít nhất là 1 ngón tay để nấu cháo.

Trong quá trình nấu có thể thêm nước để cháo không quá đặc. Nấu sườn bằng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất thì gạo sẽ ninh nhừ hơn, tiết kiệm thời gian.

Nếu nấu trên bếp ga/bếp từ, các bạn nhớ canh lửa/nhiệt độ để cháo không bị cháy khét hoặc bị trào ra ngoài. Khi cháo sôi thì nên hạ nhiệt độ xuống, ninh liu riu cho cháo chín mềm và nên khuấy thường xuyên.

Cháo sườn ninh trong khoảng 60 phút là sẽ mềm, nêm gia vị vừa ăn.

Khi cháo chín, cho hành lá xắt nhỏ vào, khuấy đều thêm 2 phút thì tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

Cháo sườn ngon đạt chuẩn là cháo dẻo, chín mềm, sườn mềm ngọt, gia vị đậm đà vừa ăn, có mùi thơm đặc trưng của thịt quyện với hương dịu nhẹ của nếp và đậu xanh.

Cháo sườn ăn lúc nóng mới ngon, có thể ăn kèm với quẩy giòn.

Nhiều nơi còn ăn kèm với đậu phụ và cà muối cũng rất thú vị.

Rắc thêm hạt tiêu để đúng vị món ăn

Nếu tỉ mỉ hơn bạn có thể rang sơ qua gạo trước khi nấu cháo, làm như vậy cháo sẽ thơm hơn.

Sườn để nấu cháo nên chọn loại sườn sụn, loại sườn này mềm và dễ ăn. Sườn sụn cũng thường được dùng để nấu bún [như bún sườn chua]. Nếu thích ăn nhiều thịt thì chọn sườn thăn, loại này nhiều thịt, hay được dùng làm món sườn xào chua ngọt.

Để sườn sạch và loại bỏ tạp chất bẩn, cần phải chần qua sườn. Lưu ý khi chần sườn không nên đậy vung để các chất bẩn bay hơi.

Cháo sườn nên cho thêm chút đậu xanh, để cháo thơm, dẻo và hài hòa với độ ngậy của thịt, đồng thời đậu xanh cũng rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe, thanh mát giải nhiệt.

Cháo sườn sẽ thơm và đậm vị hơn khi sử dụng nước mắm.

Khi nấu cháo, lượng nước sẽ ảnh hưởng đến độ đặc/loãng của món ăn. Tỷ lệ gạo nếp/gạo tẻ sẽ ảnh hưởng đến độ dẻo. Bạn có thể căn chỉnh liều lượng để phù hợp với sở thích.

Như mình nấu thì tỷ lệ 1 nếp:3 tẻ là cảm thấy vừa phải.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Video liên quan

Chủ Đề