Cách phòng bệnh cao huyết áp sinh 11

Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến đặc biệt ở người cao tuổi, người béo phì hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Huyết áp cao có thể gây biến chứng tử vong hoặc tàn phế, vì thế kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp khoa học hoàn toàn có thể giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.

1. Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp

Huyết áp là thực tác động của máu lên thành của các động mạch, đơn vị tính là mmHg, gồm huyết áp tâm thu [áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp] và huyết áp tâm trương [áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra].

Huyết áp tăng nếu không kiểm soát tốt sẽ gây biến chứng nguy hiểm

Huyết áp được coi là bình thường khi đo huyết áp ở cánh tay cho kết quả huyết áp tâm trương/huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120/80 mmHg. Nếu kết quả đo huyết áp cao bất thường [lớn hơn 140/90 mmHg], cả lúc tim co bóp lẫn giãn ra thì được gọi là tăng huyết áp.

Bạn có thể tiến hành đo huyết áp tại nhà nhưng cần đảm bảo nguyên tắc:

  • Đo ở tư thế ngồi, đo 2 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 1 phút.

  • Đo 2 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối.

  • Đo liên tục trong tối thiểu 4 ngày, lý tưởng nhất là 7 ngày, sau đó lấy giá trị trung bình [trừ ngày đầu tiên] để có kết quả chính xác.

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe như: xuất huyết não, đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim,… nguy hiểm cho sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh. Vì thế, bệnh nhân tăng huyết áp ngoài điều trị thì cần theo dõi thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Khi huyết áp được kiểm soát tốt nghĩa là điều trị đang đạt kết quả tốt.

Chế độ sinh hoạt tốt giúp kiểm soát huyết áp

2. Chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp chuẩn nhất

Bệnh nhân tăng huyết áp nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để giữ huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây là chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp được bác sĩ khuyến cáo.

2.1. Tập thể dục

Với sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng, thói quen luyện tập thể thao giữ vai trò quan trọng. Khi cơ thể hoạt động rèn luyện thể thao, lượng cholesterol trong máu sẽ được điều hòa, ngăn ngừa hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Đồng thời, mạch máu cũng được làm giãn và tăng khả năng đàn hồi, từ đó giảm sức cản máu ngoại biên.

Đây là nguyên nhân giúp bệnh nhân tăng huyết áp khi luyện tập thể dục rèn luyện sức khỏe đều đặn, duy trì huyết áp bình thường. Tuy nhiên, chế độ sinh hoạt này cần kéo dài ít nhất 2 - 3 tháng mới thấy hiệu quả kiểm soát huyết áp ổn định.

Đi bộ rất tốt cho huyết áp và sức khỏe tim mạch

Lựa chọn phương pháp tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Trong đó, đi bộ và chạy là hai bài tập tốt nhất để giảm huyết áp, với người già có thể didi bộ chậm hơn, thường xuyên và liên tục.

2.2. Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thiếu ngủ là yếu tố tác động làm tăng huyết áp và trầm trọng bệnh hơn ở các bệnh nhân cao huyết áp. Thời gian tối thiểu tim cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động là từ 6 - 8 tiếng, đồng thời thần kinh cũng thực hiện điều hòa hormone cơ thể, giúp ổn định huyết áp.

Vì thế nếu ngủ quá ít và ngủ quá muộn, khiến tim phải làm việc quá sức hoặc giấc ngủ chập chờn sẽ khiến nhịp tim nhanh, áp lực lên thành mạch cao hơn, do đó huyết áp cũng cao hơn. Trong khi đó nếu ngủ, tuần hoàn máu chậm và đều hơn, tim được nghỉ ngơi và huyết áp cũng giảm hơn.

2.3. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Hoạt động gắng sức kéo dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Không chỉ cơ thể mà tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu cho cơ thể, do đó bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế làm việc nặng, dùng sức kéo dài.

Nghỉ ngơi hợp lý là cách để kiểm soát huyết áp ổn định

Huyết áp không chỉ chịu ảnh hưởng từ hoạt động của tim và mạch máu mà còn chịu tác động từ hệ thần kinh. Vì thế bệnh nhân huyết áp cao nên kiểm soát cảm xúc, tâm trạng, không nên quá căng thẳng hoặc thay đổi cảm xúc quá đột ngột.

3. Chế độ ăn phù hợp cho người tăng huyết áp

Bên cạnh chế độ sinh hoạt thì chế độ ăn cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.

Nguyên tắc chung trong lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp là:

3.1. Giảm năng lượng

Bệnh nhân có cân nặng bình thường cũng cần kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể dựa trên chỉ số khối cơ thể. Nếu béo phì, phải giảm năng lượng nạp vào kết hợp các biện pháp giảm cân mới có thể kiểm soát tốt huyết áp cao và nguy cơ biến chứng.

  • BMI từ 25 - 29,9: Nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.500 kcal mỗi ngày.

  • BMI từ 30 - 34,9: Nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.200 kcal mỗi ngày.

  • BMI từ 35 - 39,9: nên nạp năng lượng từ thực phẩm 1.000 kcal mỗi ngày.

  • BMI lớn hơn 40: Năng lượng đưa vào mỗi ngày nên kiểm soát ở mức tối đa 800 kcal mỗi ngày.

Nếu tăng huyết áp ở bệnh nhân bị đái tháo đường, tiền đái tháo đường hoặc béo phì thì ngoài giảm năng lượng, cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều cholesterol, năng lượng cao. Thể trọng cơ thể càng cao thì huyết áp càng tăng và nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp càng cao.

3.2. Thực phẩm nên hạn chế

  • Những thực phẩm giàu acid béo no và cholesterol như: đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ,… làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu và khiến tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện trong kẹo, mứt, bánh ngọt,…

  • Thực phẩm mặn, chứa nhiều muối và Natri dễ làm tăng lượng dịch trong máu gây tăng huyết áp và nguy cơ gây cứng thành mạch.

  • Thực phẩm kích thích như: thuốc lá, rượu, cà phê, chè đặc.

Thực phẩm chứa nhiều muối khiến tăng huyết áp nghiêm trọng hơn

3.3. Thực phẩm nên tăng cường

  • Các món chế biến từ cá, hải sản hoặc thị trắng vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chất béo vừa tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Thực phẩm có tác dụng an thần, hạ huyết áp như ngó sen, hạt sen,…

  • Tăng muối Kali trong rau củ quả tươi như: khoai tây, rau bí, nước ép cam, quýt, chuối, sữa chua,…

  • Thực phẩm giàu iod như: sứa biển, tôm tép, rau câu, tảo biển,…

  • Vitamin và khoáng chất khác trong các loại rau xanh, rau củ và quả chín.

chế độ sinh hoạt cho người tăng huyết áp đúng sẽ giúp kiểm soát huyết áp cũng như ngừa biến chứng hiệu quả.

Tăng huyết áp đang có xu hướng phát sinh ở người từ 35 tuổi trở xuống. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tìm hiểu một số cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi hiệu quả.

Cao huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe được nhiều quan tâm đến. Điều này có thể giải thích bởi tỷ lệ mắc căn bệnh này quá cao, cứ ba người sẽ có một người bị tăng huyết áp. Trước đây, bệnh chủ yếu phát sinh ở người cao tuổi. Do đó, các chuyên gia đã phân loại tăng huyết áp vào mục bệnh lão khoa. Tuy nhiên, ngày nay, số lượng người trẻ tuổi [từ 35 tuổi trở xuống] bị huyết áp cao đang gia tăng nhanh chóng.

Điều gì đã khiến nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp trẻ hóa? Nếu rơi vào trường hợp này, bạn đã biết cách điều trị phù hợp và hiệu quả chưa? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Vì sao tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa?

Trước khi tìm hiểu các cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay, theo thống kê từ nhiều chuyên gia, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi [dưới 35] đang chiếm khoảng 5–12% tổng số trường hợp tăng huyết áp. Tuy nhiên, con số này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Vậy, nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ tuổi là gì?

Các chuyên gia đánh giá tăng huyết áp là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh rất khó xác định rõ. Tuy vậy, phần lớn trường hợp, nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị cao huyết áp thường xuất phát từ:

  • Căng thẳng, áp lực kéo dài từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống như công việc, học tập, gia đình…
  • Uống nhiều bia rượu
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích
  • Chế độ ăn nhiều muối và thiếu khoa học
  • Thừa cân hay thậm chí là béo phì
  • Lười vận động, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.

5 cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi

Đối với trường hợp này, các chuyên gia hàng đầu đã đưa ra 5 cách điều trị như sau:

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

1. Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ: Giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Theo các chuyên gia, duy trì cân nặng khỏe mạnh với chỉ số khối cơ thể [BMI] trong khoảng 18,5–24,9 là biện pháp kiểm soát cũng như cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi cơ bản nhất. Phương pháp này sẽ giúp bạn hạ bớt chỉ số huyết áp tâm thu xuống 5–20 đơn vị trên mỗi 10kg mất đi.

2. Áp dụng chế độ ăn DASH là cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ đơn giản nhất

DASH là chế độ ăn đặc biệt dành cho những người đang bị tăng huyết áp. Thực đơn của chế độ ăn này thường bao gồm:

  • Trái cây
  • Rau củ quả
  • Sữa ít béo và các sản phẩm làm từ nó

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, nếu kiên trì áp dụng chế độ ăn như vậy, người thực hiện có thể mau chóng hạ huyết áp tâm thu khoảng 8–14 đơn vị.

3. Hạn chế tiêu thụ muối

Đối với người trẻ tuổi bị tăng huyết áp, WHO khuyến nghị mọi người nên giảm lượng muối dùng hàng ngày xuống còn 2.400mg [tương đương một muỗng cà phê] hoặc ít hơn. Mặt khác, theo nghiên cứu, lượng muối khoảng 1.600mg trong chế độ ăn DASH có tác dụng tương tự như một liệu pháp sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Nếu áp dụng đúng, chỉ số huyết áp tâm thu của bạn sẽ mau chóng hạ xuống tầm 2–8mmHg.

4. Chăm chỉ rèn luyện thể chất

Bên cạnh duy trì trọng lượng khỏe mạnh, việc rèn luyện thể chất thường xuyên cũng là cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi không thể thiếu. Vận động thân thể mỗi ngày khoảng 30 phút có khả năng đưa chỉ số huyết áp tâm thu xuống 4–9 đơn vị. Bạn có thể muốn thử một số bài tập đơn giản và dễ thực hiện, chẳng hạn như:

  • Đi bộ
  • Chạy bộ đoạn ngắn
  • Bơi lội
  • Đạp xe

5. Kiểm soát nồng độ cồn tiêu thụ

Một cách điều trị bệnh cao huyết áp khác ở người trẻ tuổi là kiểm soát lượng bia, rượu mà bạn uống. Thông thường, mọi người thường nghe nói đàn ông không nên uống quá hai ly mỗi ngày, còn với phụ nữ là một ly. Tuy nhiên, điều này dường như vẫn khá mông lung khi mỗi thức uống sẽ chứa lượng cồn khác nhau.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên giới hạn lượng cồn hấp thụ vào cơ thể trong khoảng 1.114g. Khối lượng này thường có trong:

  • Một lon bia 355ml
  • Một ly rượu vang 148ml
  • Một chai rượu chưng cất 2l

Kiểm soát tốt nồng độ cồn tiêu thụ có thể giúp bạn hạ khoảng 2–4mmHg chỉ số huyết áp tâm thu.

Phòng ngừa huyết áp cao ở người trẻ

Tăng huyết áp phát sinh rất dễ kéo theo các bệnh tim mạch và đột quỵ xuất hiện. Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, bên cạnh việc nắm rõ cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người trẻ tuổi, bạn còn nên tự trang bị kiến thức phòng ngừa vấn đề sức khỏe này từ sớm.

Dù bạn thuộc độ tuổi nào, việc áp dụng một lối sống lành mạnh vẫn luôn là biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp hữu hiệu nhất. Bạn có thể tập một số thói quen tốt như:

  • Ăn uống điều độ, cân bằng dinh dưỡng
  • Thường xuyên vận động thể chất
  • Hạn chế bia rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Khám sức khỏe định kỳ đúng hạn

Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe mang tên: cao huyết áp. Người trẻ cũng đừng chủ quan mà không quan tâm đến sức khỏe của mình. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân ngay từ hôm nay các bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề