Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

          * Giải pháp thứ nhất:

        Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

          Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức, vận động cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp cho trẻ cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn sé ngon miệng hơn.

Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn, động viên khuyến khích giáo dục trẻ ăn hết xuất ăn, không làm rơi vãi thức ăn, không nói chuyện trong khi ăn đặc biệt giáo viên cần giới thiệu các món ăn cho trẻ.

          Khẩu phần ăn và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ.

Tổ chức xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như: những điều phu huynh cần biết, bé thích ăn gì,…để giúp phụ huynh có thể nắm được những thông tin cần thiết và từ đó thực hiện tốt nội quy của nhà trường như: cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, không cho trẻ mang quá nhiều bánh đến trường,lớp,…

Phát động cuộc thi sáng tạo, sưu tầm bài thơ, câu chuyện, câu đố, bài viết có nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo viên lớp ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh…và thể hiện vào hoạt động vui chơi của trẻ, chính là hoạt động “Bé tập làm nội trợ, bé đi siêu thị”. Giáo viên dạy trẻ biết sử dụng các đồ dùng dụng cụ: dao, xoong chảo, chén, muỗng,..Qua tìm hiểu môi trường xung quanh còn giúp trẻ hiểu thêm và luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh lãng phí và đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hàng ngày, nhà trường phải công khai tài chính cho các bậc phu huynh biết và giám sát, phối hợp với phu huynh để mua thực phẩm do chính phụ huynh trồng và chăn nuôi, chế biến ra để phu huynh yên tâm về chất lượng.

Đối với giáo viên phụ trách nuôi dưỡng trẻ luôn tạo mọi điều kiện cho họ học tập những kiến thức qua cung ứng tài liệu, qua thử nghiệm hàng ngày và qua hội thi giáo viên dinh dưỡng giỏi, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi. Giáo viên nuôi dưỡng phải biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, thực hiên tốt việc lưu mẫu thức ăn.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong ăn uống.

                * Giải pháp thứ hai

Thực hiện tốt phương pháp tuyên truyền:

Lên kế họach tuyên truyền về nôi dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm lớp, lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh và các hoạt động hưởng ứng, các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường như:

   – Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng.

   -Theo dõi tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để phu huynh có thể nắm bắt được biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ .

   – Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc trẻ. Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và của lớp, kết hợp với bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đểthu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.

   – Tổ chức các hội thi tìm hiểu về dinh dưỡng, thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khỏe của trẻ qua các cuộc họp, các buổi đón, trả trẻ tạo cơ hội trao đổi trực tiếp cho phu huynh,từ đó giúp cho giáo viên và phu huynh nặm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, tạo điều kiện cho phu huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ có hiệu quả.

    -Tăng cường phối hợp với ban đại diện hội phu huynh của trường và của các nhóm lớp đến kiểm tra định kì, đột suất trong tháng, quý. Kiểm tra khâu cung ứng đến sơ chế và chế biến thực phẩm, đến khẩu phần ăn của trẻ, quan sát bữa ăn của trẻ để cùng chăm sóc trẻ đúng khoa học.

Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kì, kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hàng năm, nhà trường phối hợp y tế xã cho trẻ 2 lần trên năm theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khỏe của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng. Để có chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp, những trẻ có hiên tượng béo phì, suy dinh dưỡng được cân do hàng tháng để điều chỉnh chê độ ăn cho phù hợp.

Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngũ cấp dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

Tóm lại: giáo viên nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học, qua tuyên truyền của nhà trường, qua phối hợp với trạm y tế để làm tốt công tác chăm sóc trẻ và công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, giúp phụ huynh hiểu và chủ động phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINHDƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON MẪU GIÁO ”- Người thực hiện: Võ Thị Mộng Thường- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Cái Đôi VàmI. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNGKIẾN:“Dinh dưỡng và sức khỏe” có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lựcvà sự phát triển trí tuệ của con người. Trong mọi thời đại thì Sức khoẻ là vốnquý nhất của con người nói riêng và của toàn nhân loại trên thế giới nói chung,khi sức khoẻ bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quảtrong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.Trong những năm gần đây, vấn đề “phòng chống các bệnh cho trẻ trongtrường Mầm non –Mẫu giáo” đang là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quantâm. Trong các các biện pháp đó thì biện pháp về việc ‘phòng chống bệnh suydinh dưỡng” ở trẻ cũng là một vấn đề cần thiết và cấp bách cấp bách trong giaiđoạn hiện nay.Có thể nói chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “dành những gì tốt đẹpnhất cho trẻ em”. Bỡi lẽ ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từnhững năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn quan trọng màmọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận. Như Bác Hồ đã nói“trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạnquan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của mộtđứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất.Từ nhận thức “sức khỏe cuả trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nướcngày mai”, sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến thể lực và trí tuệ, đặc biệt sức khỏelà yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện đối với trẻ sau này. Sức khỏevô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể trẻchậm phát triển và sinh ra nhiều loại bệnh tật, nhất là đối với trẻ ở lứa tuổiMầm non- Mẫu giáo đây đang là thời kì và trong giai đoạn phát triển nhanh vềthể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, vàcó đủ khả năng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục. Để thế hệ trẻđược khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đấtnước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụthuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạtđộng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ không ngừngphát triển. Để đảm bảo công tác “phòng chống suy dinh dưỡng” được phát huytheo hướng tích cực, thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiệnnay.Nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏecủa trẻ em. Dựa vào tình hình thực tế của trường, năm học 2012-2013 tỷ lệ suydinh dưỡng của trẻ còn khá cao, cụ thể trẻ thể nhẹ cân: 10,50%, trẻ thể thấp còi:11,53%, vừa nhẹ cân vừa thấp còi: 6,76%. Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cầngiảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất là vấn đề rất cầnthiết.Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú của trường, tôi luôntrăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mứcthấp nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non mẫu giáo”. Qua việc tìm tòi và nghiêncứu tôi đã tìm ra một số biện pháp để đưa vào áp dụng trong thực tế ở trường.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp khôngít những khó khăn trở ngại.Thuận lợi:- Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quantâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi Mầm non Mẫu giáo.- Được sự quan tâm của các cấp năm học 2012 - 2013 trường được xâydựng theo quy trình bếp ăn một chiều đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục. Vớisự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đã vận động được sự ủng hộcủa các ban ngành, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phía giáo viên, nhà trường và các bậc phụhuynh học sinh.- Một số giáo viên được tập huấn chuyên môn hè về “Dinh dưỡng và chămsóc sức khỏe”.- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị khang trang, đồdùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú cho trẻ đượctrang bị đầy đủ, công trình vệ sinh và nguồn nước sạch đã được đảm bảo chotrẻ sử dụng.- Vấn đề phòng chống Dinh dưỡng” dễ dàng lồng ghép vào các môn họckhác như: môn thể dục, môn môi trường xung quanh, Văn học … và nó cũnggiúp cho giáo viên dễ dàng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi vào tiết học cũngnhư khi hoạt động ngoài trời.Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên tuy nhiên khi thực hiện cũng gặpkhông ít những khó khăn trở ngại.Khó khăn:Trường chỉ mới tổ chức công tác bán trú cho mổi khối một lớp vì vậy màcông tác bán trú tại trường là: 3/18 lớp đạt 16,67%.- Bên cạnh đó việc tuyên truyền cách phối hợp các loại thực phẩm trongcách ăn uống của trẻ mang lại hiệu quả về sức khoẻ khá cao. Tuy nhiên do điềukiện kinh tế của một số hộ gia đình khó khăn nên một số cha mẹ học sinh chưathực hiện tốt đựơc về vấn đề “ Dinh dưỡng và sức khỏe ” cho trẻ.-Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế về việc “phòng chốngsuy dinh dưỡng” họ không coi trọng hay nói đúng hơn là phụ huynh không coiđó là bệnh mà chỉ xem đó là tình trạng còi xương hay chậm lớn hoặc là do yếutố duy truyền qua các thế hệ [ cha mẹ nhỏ con thì sinh con ra là nhỏ].- Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh chocon còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡnglà như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học làkhá cao. Cụ thể qua việc cân đo khám sức khoẻ đầu năm:+ Tổng số trẻ ở trường là: 581 cháu+ Tổng số trẻ bán trú là:139/581 trẻ Đạt tỷ lệ 23,93 %TĐỘTTUỔI1 Nhµ trÎ2 MGB3 MGN4 MGLTængTỔNG SỐTRẺ ĐẾNTRƯỜNG23139192227581TỔNGSỐ TRẺĐƯỢCTÌNH TRẠNG SDD CỦA TRẺSDDNCTỔNG TỈ LỆSDDTCTỔNG TỈ LỆSDDNC-SDDTCTỔNGTỈ LỆCÂN ĐOSỐ%SỐ%SỐ%23139192227581016222361011,5111,4510,1310,50026251661018,7113,027,0511,530108193707,294,399,316,37Với những thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng vàsuy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả nhằm manglại lợi ít về sức khoẻ cho trẻ. Và một trong những biện pháp đó có biện phápphối hợp chặt chẽ gia đình và giáo viên - nhà trường trong việc thực hiện vềgiáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ ở trường Mầm non - Mẫu giáo.Năm học 2012-2013 trường Mẫu giáo Cái Đôi Vàm đang đề nghị sở công nhậntrường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy đây là giai đoạn cần nâng chấtchất lượng chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở trường. Từ đógiúp tôi mạnh dạn đưa ra những biện để áp dụng vào công tác chăm sóc nuôidưỡng trẻ trong thực tế ở nhà trường.II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trườnghọc và mang lại hiệu quả.III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN :Để thực hiện tốt vấn đề về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trườngMẫu Giáo chúng ta cần đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu một số biệnpháp sau:3.1. Phối hợp với Trung tâm y tế Huyện Phú Tân để khám sức khoẻđịnh kì và cân đo hàng tháng để nắm được tình trạng sức khoẻ của trẻ, kiểmtra thường xuyên Vệ sinh an toàn thực phẩm.Phối hợp với các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ làmột trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối hợp tốt với trung tâm y tếhuyện Phú Tân trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khám sức khỏe theo địnhkỳ 2 lần trong một năm. Qua đó nhằm theo dõi kiểm tra và phân loại sức khỏecủa trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có chế độ theo dõi kịp thời, chăm sóc phùhợp. Những trẻ vượt cân có biểu hiện như béo phì thì cần được kiểm tra cân đohàng tháng để điều chỉnh khẩu phần phần ăn, và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đốivới những trẻ suy dinh dưỡng cần kết hợp với phụ huynh về cách chăm sóc,mặt khác cần điều chỉnh, tăng khẩu phần ăn phù hợp nhằm giúp trẻ tăng cân vàphát triển trí tuệ.Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi kí hợp đồng làm việcvà khám sức khỏe theo định kì 6 tháng/ 1 lần.Tổ chức kiểm tra hàng tháng về trình độ tay nghề của đội ngũ cấp dưỡngvề khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Đối với giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp tiếp xúc với thức ăn đượckhám sức khỏe 2 lần/ năm, được xét nghiệm máu để đảm bảo tránh được cácloại bệnh tật cho trẻ.Bênh cạnh đó nhà trường còn theo dõi, quản lí danh sách tiêm chủng, cáchphòng chống các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra như: bệnh tay chânmiệng, bệnh sốt xuất huyết, và các loại dịch bệnh khác…Đặc biệt là thườngxuyên kiểm tra khâu vệ sinh an toàn thực phẩm và khâu sơ chế biến thức ăn tạibếp được kiểm tra theo dõi hàng ngày.3.2. Bồi dưỡng kiến thức thực hành về dinh dưỡng, thực hiện tốt về vệsinh an toàn thực phẩm, cách giữ vệ sinh khâu chế biến thực phẩm cho độingũ cán bộ giáo viên, và cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ởtrường.Đây là một trong những hoạt động thiết thực mà gia đình, nhà trường vàxã hội cùng thực hiện. Do vậy biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻvà biện pháp nâng cao chế độ dinh dưỡng hợp lí đó là khẩu phần ăn hàng ngàyphải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng vấn đề này là rất cần thiết.Nhu cầu về chất dinh dưỡng của trẻ so với người lớn nếu tính theo cânnặng thì cao hơn. Do đó để phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao thìbiện pháp tốt nhất là đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp líđể trẻ vận động và phát triển tốt cũng như phát huy năng lực, trí tuệ, óc sángtạo cho mai sau.Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trườngMầm non Mẫu giáo thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận độngđược 3 khối lớp với gần 140 cháu được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảmbảo chế độ ăn cho trẻ theo đúng quy định, hàng tháng luôn thay đổi chế độ ănđể từ đó nhà trường xây dựng khẩu phần, chế độ ăn cho phù hợp. Đặc biệt làquan tâm đến việc chăm sóc về mặt tinh thần, tạo bầu không khí thoải mái, đầmấm, gần gủi qua đó nhằm giúp cho trẻ có được cảm giác thân thiện như mộtbữa ăn tại nhà, trẻ ăn được ngon miệng hơn.Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viênkhuyến khích trẻ ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn trên bàn.Xây dựng khẩu phần ăn và thực thực đơn của trẻ thay đổi theo mùa, tháng,theo tuần nhằm đảm bảo cân đối về chất dinh dưỡng, chế biến món ăn phù hợpkhẩu vị của trẻ, đảm bảo ít nhất cho trẻ ăn một lần trứng trong một tuần.Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như : nhữngđiều phụ huynh cần biết, biết thích ăn gì, bé thích màu gì...nhằm giúp phụhuynh hiểu và nắm bắt thông tin để thực hiện tốt những nôi quy, quy chế củanhà trường và lớp học như : cho trẻ ăn đúng giờ và ngủ đúng giấc, không chotrẻ mang quà bánh vào lớp.Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào cácmôn học khác như : Làm quen văn học, môi trường xung quanh, thể dục...Đặcbiệt là lồng ghép chuyên đề về dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời...Tổ chức vận động giáo viên xây vườn cây cho bé tại lớp để trẻ tiếp xúc vớithiên nhiên, thông qua đó nhằm giúp trẻ được trải nghiệm với thực tế trong sinhhoạt cũng qua đó nhằm giúp trẻ có sức khỏe và thể lực tốt để vận động và pháttriển tốt về mọi mặt.Đặc biệt là luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chếbiến, bảo quản và chia thức ăn cho trẻ một cách khoa học nhằm đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là đảm bảo nguồn giá trị có đầy đủ các chấtdinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc phụ huynh biết đểkiểm tra giám sát công tác thu chi của trường.Đối với cấp dưỡng phụ trách khâu chăm sóc và nuôi dưỡng, là một phóhiệu trưởng phụ trách mảng này tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức bằng cách:cung cấp tài liệu, qua thử nghiệm kiểm tra hàng ngày, hoặc thông qua hội thicấp dưỡng giỏi để họ có đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nângcao chất lượng bữa ăn đảm bảo nguồn dinh dưỡng giá trị dinh dưỡng tốt nhấtcho trẻ phù hợp với đặc điểm của mọi lứa tuổi. Đối với cấp dưỡng khi sơ chếbiến món ăn phải thực hiện theo quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt việclưu mẫu thức ăn hàng kể cả thực phẩm sống mới được nhập chưa qua sơ chếbiến.Khâu chăm sóc nuôi dưỡng ở trường phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắcvàng trong sinh hoạt ăn uống.3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền:Đây là một trong những biện pháp góp phần quan trọng trong công tácphòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ trong trường mầm non. Đây là biện pháp mànhà trường xác định là có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả cao trongviệc chăm sóc và phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Công tác tuyêntruyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: “hình thức nấu ănnhằm duy trì chế độ dinh dưỡng”, “Dinh dưỡng đảm bảo hợp lí và cân đối”,“Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”, “cách lựa chọn thực phẩm an toàn”,“cách sơ chế biến thực phẩm tạo món ăn đảm bảo vệ sinh”... Trao đổi trực tiếpvới phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống suydinh dưỡng cho trẻ qua đó nhằm vận động sự ủng hộ của các bậc phụ huynhđối với nhà trường trong việc phòng chống suy dinh cho trẻ đạt hiệu quả cao.Lên kế hoạch tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng nhằm đảm bảo chấtlượng tốt nhất đối với trẻ tại các nhóm lớp. Nội dung thông tin tuyên truyềnbao gồm những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cụ thể là :Cách vệ sinh rữa tay trước và sau khi ăn, cách phòng và chống các loại dịchbệnh, và các phong trào sức khỏe của nhà trường cụ thể là :+ Kiểm tra sức khỏe của trẻ thông qua đánh giá biểu đồ tăng trưởng hàngtháng.+ Tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình thời tiết để phụ huynh có thểnắm bắt và biết cách phòng tránh các loại bệnh tật cho trẻ thông qua các bảntin, hình ảnh để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.Thông báo cho phụ huynh về tình hình khỏe của trẻ thông qua những buổiđưa đón trẻ, từ đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những thông tin từng trẻ đểqua đó có biện pháp xử lý các tình huống kịp thời để công tác phòng chống suydinh dưỡng ở trẻ đạt kết quả tốt. Hạ thấp được tình trạng, nguy cơ của bệnh suydinh dưỡng cho phụ huynh nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.Tăng cường phối hợp với Ban Đại Diện cha mẹ học sinh của các nhóm lớpkiểm tra định kì đầu hay cuối tháng hoặc đột xuất trong tháng từ khâu cung cấpnguyên vật liệu đến khâu sơ chế và chế biến thực phẩm đến việc chia khẩuphần ăn của trẻ và cùng chăm sóc trẻ theo đúng quy định và đảm bảo tình khoahọc.Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi nấu ăn cho các giáo viên và được phụhuynh ủng hộ.3.4. Ngoài những biện pháp trên tôi còn sư tầm tranh ảnh về nhữngnhóm thực phẩm phục vụ cho bữa ăn của trẻ. Đặc biệt là tranh về 4 nhómthực phẩm chính cụ thể là :+ Nhóm lương thực [cung cấp năng lượng chủ yếu]: gạo, mì, ngô, khoai...+ Nhóm thức ăn động vật [đạm động vật]: thịt, cá, trứng, tôm... Đạm thựcvật: đậu hủ, đậu tương...+ Nhóm dầu ăn [cung cấp chất béo]: vừng, lạc..+ Nhóm rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin, muối khoáng.Tích cực tham gia các lớp tập huấn do PGD- Sở GD&ĐT tổ chức để họchỏi kinh nghiệm tiếp thu kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡngđể đem về phổ biến lại cho giáo viên phụ huynh và giáo dục trẻ ngay trongphạm vi trường học.IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI :- Bên cạnh sự nổ lực và phấn đấu của bản thân cùng với sự quan tâm dìudắt của của các cấp lãnh đạo, kết hợp với sự tích cực hổ trợ của các bậc phụhuynh học sinh trong nhà trường vì thế trong thời gian thực hiện tôi thấy giảipháp trên đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực :+ Các cháu có thể lực tốt : da dẽ hồng hào , cơ thể khoẻ mạnh mau lớn.+ Trẻ hồn nhiên năng động, đa số trẻ tích cực trong các hoạt động học tậpvà vui chơi.+Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì giảm đi đáng kể. Cụ thể: đầunăm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng là: 10,50% trẻ ở thể nhẹ cân, 11,53% trẻ thể thấpcòi, trẻ ở thể vừa nhẹ cân vừa thấp còi 6,37%. Đến thời điểm này giảm đi đángkể: tỉ lệ trẻ thể nhẹ cân còn 6,7%, trẻ thể thấp còi là 8,6%, trẻ ở thể vừa nhẹ cânvừa thấp còi 3,52%.+ Đa số phụ huynh học sinh đều nhận thức tốt hơn về các chăm sóc vàcách nuôi dạy trẻ đảm bảo tính khoa học. Qua đó nhằm tạo tình cảm gần gũigiữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh.+ Các hợp đồng thực phẩm, chế biến chia thức ăn, lưu mẫu thức ăn, côngtác bảo vệ học sinh được thực hiện khá nghiêm túc.+ Ngoài ra không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong phạm vitrường học cũng như trong hộ gia đình trẻ.+ Lớp học khang trang đủ các điều kiện phục vụ vệ sinh, ăn ngủ cho trẻ,trẻ tích cực hoạt động. Phụ huynh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động củanhà trường.- Bản thân trẻ cũng ý thức được việc thực hiện về “Dinh dưỡng và sứckhỏe” trong tất cả các lĩnh vực như ăn uống , sinh hoạt, cụ thể : biết rữa taytrước khi ăn uống và sau khi đi tiêu tiểu vào, biết ăn đầy đủ các chất biết ăn đủsuất do người lớn đã quy định, không nên đòi ăn những thức ăn bán rong nơilồng lề đường và những thức ăn có chứa các dược phẩm màu…- Do cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của “Dinh dưỡng và sức khỏe”cũng như biện pháp “phòng chống bệnh suy dinh dưỡng” cho trẻ nên phối hợpchặt chẽ với nhà trường để thực hiện chuyên đề về “Dinh dưỡng và sức khỏe”trong nhà trường và gia đình được thực hiện tốt hơn. Gia đình cũng góp phầnthực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục “phòng chống suy dinh dưỡng” do nhàtrường và do lớp học đề ra.* Bài học kinh nghiệm- Là cán bộ quản lí phụ trách mảng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ ở trườngnhiệm vụ trước hết là nhiệt tình trong tác, đặc biệt là việc nhận thức và hiểuđược tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe và “cách phòng chốngsuy dinh dưỡng”. Mặc khác tích cực trong công việc, bản thân chịu khó họctập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm tòi học tập ở các bạn bè đồng nghiệp cácthế hệ đi trước. Qua đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bảnthân để vận dụng chuyên đề này một cách phù hợp và đạt được kết quả caonhất. Từ đó tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và lựa chọn những biện pháp,phương pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các cấp đoàn thể trong nhàtrường để thực hiện tốt biện pháp đã đề ra.- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểurõ tầm quan trọng của vấn đề về “dinh dưỡng và sức khỏe” nói chung và cácmôn học khác ở trường nói riêng để qua đó phụ huynh nắm vững được cáchchăm sóc và nuôi dạy trẻ đảm bảo đúng khoa học.- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộgiáo viên nhất là nhân viên cấp dưỡng và cô nuôi được đi học, bồi dưỡng nhằmnắm vững được vai trò và trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻkhỏe mạnh và an toàn. Đồng thời qua đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.- Chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tạithị trường hoặc tại các cơ sở hợp đồng thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến,bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt công tác chăm sócnuôi dưỡng và giáo dục trẻ.V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:Tóm lại trên đây là “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở trường Mầm non mẫu giáo” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trườnghọc và mang lại hiệu quả, cụ thể là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ đã hạ thấp. Tuynhiên do mới áp dụng đối với những lớp bán trú cho nên trong quá trình thựchiện còn hạn chế.VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và tình hình chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ năm học 2012-2013 tôi xin đề xuất như sau:Phòng giáo dục cần tạo mọi điều kiện để giáo viên nhất là giáo viên phụtrách mảng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và nhân viên cấp dưỡng được đihọc, tham quan các trường bạn để qua đó học hỏi rút được những kinh nghiệmtrong việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mình. Qua đócũng nhằm nâng cao hiểu biết về kỹ năng chăm sóc giáo dục cũng như nhữngbiện pháp để hạn chế, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường.Cần cung cấp thêm nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục chăm sóc sứckhỏe dinh dưỡng cũng như tài liệu về những biện pháp phòng chống suy dinhdinh dưỡng cho trẻ, để nhà trường cũng như giáo viên có kiến thức và kinhnghiệm để ngăn chặn tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp nói riêng cũng như ởtrường nói chung.Cần mở thêm nhiều chuyên đề về dinh dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đểgiáo viên có cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm. Qua đó rút ra được kinhnghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy cho bản thân..Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với một số “biện pháp về phòng chốngsuy dinh dưỡng” đã và đang áp dụng vào thực tế trong trường nhằm mục đíchnâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng nhưnhững “biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng” cho trẻ. Song khi trình bàykhông tránh khỏi thiếu xót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồngkhoa học để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng rộng rãi sángkiến của mình.Cái Đôi Vàm, ngày 01 tháng 10 năm 2012Ý kiến xác nhậnNgười thực hiệnCủa Thủ trưởng đơn vịVõ Thị Mộng Thường

Video liên quan

Chủ Đề