Cách phòng trị bệnh thối trái ớt

Anh Tùng ở Quảng Ngãi hỏi: Ớt đang thu hoạch nhưng sau khi mưa thì quả bị thối nhũn bị từ cuống quả, xuất hiện vết lằn màu trắng khi ớt chín, một số cây thì bị vằn lá tôi đã dùng thuốc nấm nhưng không hiệu quả.

Chào bạn, Theo như bạn mô tả thì cây ớt nhà bạn đã bị nấm gây hại, biện pháp khắc phục như sau: – Cắt bỏ những cành, bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, tránh để nấm lây lan – Phát quan bờ bụi, cỏ dại, thoát nước tốt khi trời mưa, bón NPK cân đối , không bón quá nhiều đạm. – Khi có mưa nhiều cần phun nano bạc hoặc nano oxyclorua đồng … cho cây. – Sau khi mưa nên tưới xả nước [tưới rửa] cho cây ớt vào vào buổi sáng và sử dụng thuốc Dipomate 80WP phun ngừa.

– Phun một trong các thuốc có hoạt chất : Copper Oxychloride + Stretomycin hoặc Thiophanate methyl hoặc Propined hoặc Difenoconazole hoặc AZoxyTroBin + Difenoconazole hoặc Difenoconazole + Propiconazole hoặc thuốc gốc đồng phun ít nhất 2 lần cách nhau 1 tuần luân phiên thuốc và theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.

Chú ý: Khi phun thuốc thì cần cách ly đỏ thời gian mới được phép thu hoạch.

Để hạn chế nấm bệnh trên cây ớt bà con cần: – Xử lý đất bằng Sufat đồng, vôi bột; – Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Virovral , Metalaxyl. – Không trồng ớt vào mùa mưa – Không trồng ớt quá dày – Luống ớt cần phải cao và thoát nước tốt. – Luân canh với các cây khác họ cà ớt [không trồng liền vụ với cây ớt hoặc cà]. – Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt. – Tỉa cành bấm ngọn cần chú ý tay và dụng cụ cắt tỉa cần được khử trùng liên tục, đặc biện xử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm tàn dư cây bệnh.

– Nên thường xuyên thăm ruộng ớt nếu phát hiện bệnh cần phun thuốc phòng trừ ngay.

Khi ruộng trồng ớt đã bị bệnh chết cây và thối trái nhiều thì phải luân canh ngay với cây trồng khác từ 2 đến 3 vụ sau mới được trồng lại ớt. Anh nên chuyển địa điểm trồng ớt sang diện tích khác, sau khi luân canh mới được trồng lại.

Mọi bài viết thuộc bản quyền nongnghiepnongthon.com Cấm sao chép không ghi rõ nguồn


Ở nước ta, nông dân trồng nhiều giống ớt, trong đó, phổ biến nhất là giống ớt sừng trâu [trái dài] và giống ớt chỉ thiên [trái nhỏ]. Tuy nhiên, giống ớt chỉ thiên ít bị bệnh thối trái [nổ trái] do nấm: Colletotrichum spp, như ớt sừng trâu

Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm từ cây bệnh nhờ nước mưa phát tán khắp nơi. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 - 100 % và nhiệt độ từ 25 - 30 0C. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm.Muốn phòng trị bệnh thán thư trái ớt một cách hiệu quả phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác là rất quan trọng:- Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt hay cà chua của vụ trước, đem tiêu hủy để tránh làm nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.- Phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất bắn lên cây.- Chọn giống sạch bệnh, ngâm hạt giống với dung dịch thuốc Carbenzim 50WP [pha 20 - 30 gr thuốc / 10 lít nước] trong 5 phút vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống.- Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm- Khi cây ớt bắt đầu ra hoa đậu trái, không được tưới nước phủ từ trên tán cây xuống để tránh lây lan phát tán bào tử nấm. Cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, ngắt bỏ lá chân và những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh "bắc cầu" để lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt.- Sử dụng thuốc hoá học là biện pháp cuối cùng. Nấm bệnh thán thư cũng xâm nhiễm qua vết thương của côn trùng, vì vậy, cần phun thuốc trừ sâu [có thể sử dụng thuốc Dragon 585 EC hoặc Pyrinex 20 EC] để tránh sự gây hại của sâu ăn tạp.Phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư có thể áp dụng qui trình sau đây:+ Lần 1 [trước khi cây bắt đầu ra hoa]: Sử dụng thuốc tiếp xúc như Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP với liều lượng 25 - 30 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá.+ Lần 2 [khi cây hình thành trái non] : Cũng sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên.+ Lần 3 [cách lần phun thứ hai 7 ngày]: Sử dụng thuốc Bendazol 50WP, liều lượng 10 - 15 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá và trái ớt, đây là thuốc lưu dẫn vào trong cây và hiệu quả cao đối với nấm bệnh thán thư.+ Lần 4 [cách lần phun thứ ba 7 - 10 ngày] : Phun thuốc Bendazol 50WP pha với Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc.+ Lần 5 [cách lần phun thứ tư 7 - 10 ngày] : Sử dụng thuốc Hạt vàng 250 SC với liều lượng 10 cc - 15 cc / bình 8 lít nước.

+ Những lần phun thuốc sau [nếu cần thiết]: Có thể chuyển sang các thuốc có gốc Tebuconazole hoặc Chlorothalonil [Lý do chuyển đổi gốc thuốc là để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc và giữ được hiệu quả của thuốc đối với nấm bệnh].- Lưu ý: Khi phát hiện vết bệnh thán thư trên trái, cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả trái bị nhiễm để tránh lây lan mầm bệnh trong ruộng ớt. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước [tưới rửa] cho cây ớt vào sáng hôm sau và sử dụng thuốc Dipomate 80WP phun ngừa.

Đây là bệnh thối trái ớt do vi khuẩn gây ra. Bệnh nầy xảy ra nặng trong mùa mưa. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua khí khẩu trên trái và nhứt là qua các vết thương do côn trùng cắn hoặc chích hút. Từ các vết này vi khuẩn chui vào trong và làm cho trái ớt bị thối.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc BVTV tràn lan trên thị trường, để bà con không phải sử dụng sai sản phẩm thuốc cho nông sản của nhà mình. Dưới đây Agriviet đã tổng hợp 3 thuốc trừ thối trái ở ớt hiệu quả nhất để bà con tránh được mọi tường hợp xấu nhất. Mời bà con cùng tham khảo nhé!

DITHANE M-45: Thuốc trừ nấm dạng tiếp xúc, phổ rộng. Trừ được vài trăm loại nấm bệnh thông dụng. Ngoài ra còn bổ sung Mn và Zn làm cho cây cứng cáp, thích hợp thay đổi môi trường, ngừa bệnh.  Thuốc trừ bệnh vàng lá, đạo ôn, thối trái, mốc sương, rỉ sắt,… trên nhiều loại cây trồng như Lúa, Cà phê, Điều, Xoài, Vải, Khoai tây, Cà chua…Có thể sử dụng cho lan để trừ bệnh vàng lá, rụng lá, rỉ sắt, thán thư và phòng chống nhiều loại nấm bệnh khác nhau.

Dithane M45 đặc trị thối trái ở ớt

Cách dùng: 2g/1lít nước

Giá bán: Liên hệ

Antracol 70WP chứa hoạt chất Propineb. Đây là một trong những thuốc trừ bệnh được nhiều người sử dụng nhất. Với cơ chế tiếp xúc, thuốc sẽ tấn công trực tiếp lên các điểm nhiễm bệnh và diệt trừ nấm gây hại. Antracol 70WP có khả năng bám dính tốt, hạt thuốc phân tán đều, bao phủ lên toàn bộ thân lá của cây, do đó hiệu lực của thuốc được kéo dài. Ngoài ra, trong thuốc Antracol 70WP còn được bổ sung thêm kẽm giúp cho ớt phát triển xanh tốt hơn

Điều trị thối trái ở ớt bằng Antracol-70 WP

Cách dùng:

Liều lượng 2kg/ha,phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện.

Giá bán: Liên hệ

Thuốc có hoạt chất chính là Mancozeb 800g/kg. Theo “Cẩm nang thuốc BVTV năm 2012” hoạt chất này còn có thể phòng trừ các bệnh mốc sương, đốm lá, hại cà chua, khoai tây, bệnh sương mai, thán thư hại rau, xoài, ớt, chè, bệnh phấn trắng, chết cành hại nho và các cây ăn quả, bệnh đốm lá, mốc xanh hại thuốc lá, bệnh gỉ sắt cà phê, cây cảnh, bệnh đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt hại lúa…

Xử lý thối trái ở ớt bằng Mancozeb 80 WP

Cách dùng:

Pha 25 – 40g/bình 8 lít, sử dụng 2 – 3kg thuốc/ha [500 – 600 lít nước/ha].

Giá bán: Liên hệ

  • Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt hay cà chua của vụ trước, đem tiêu hủy để tránh làm nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.
  • Phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất bắn lên cây.
  • Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
  • Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm
  • Khi cây ớt bắt đầu ra hoa đậu trái, không được tưới nước phủ từ trên tán cây xuống để tránh lây lan phát tán bào tử nấm. Cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, ngắt bỏ lá chân và những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh “bắc cầu” để lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt.
  • Khi phát hiện ra vườn ớt có vài trái thối, phải lập tức hái các trái bệnh, mang ra khỏi vườn thật xa rồi đốt đi và tiến hành phun thuốc ngừa bệnh cho tất cả ớt trong vườn.
  • Nên ngừa các loại côn trùng cắn phá hoặc chích hút, tạo vết thương để vi khuẩn chui vào gây bệnh.

Bạn có thể đặt mua các thuốc trong TOP 3 thuốc trừ thối trái ở ớt được các chuyên gia khuyên dùng ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc gần hoặc tiện nhất. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian ra ngoài thì cũng có thể yên tâm đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín của Agriviet như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin tổng quan về TOP 3 thuốc trừ thối trái ở ớt được các chuyên gia khuyên dùng hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa. Muốn tìm hiểu và biết thêm thông tin về nông nghiệp khác thì bạn có thể tham khảo tại website agriviet.org

Video liên quan

Chủ Đề