Cách sử dụng exfoliate

Người ta bảo muốn làm việc gì thật tốt thì nên bỏ hết mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào nó thôi. Cơ mà tớ thì không làm vậy được, kiểu như cố quá thì quá cố í. Thế nên tớ học cách chiều chuộng bản thân mình ở mức vừa phải, lúc nào muốn làm thì cứ tha hồ làm, còn lúc nào không có hứng thì thôi, đổi cái khác :3Thật ra dạo này tớ có vài kế hoạch cho bản thân nên cũng bỏ bê blog một bên. Bỏ bê blog thôi chớ skincare thì vẫn ham, mà nhà tớ giờ cũng đầy đủ chai lọ rồi nên khổ lắm, phải xài hết rồi mới tính tiếp được ?

****

Hôm nay tớ giới thiệu với các bạn về một chủ đề tớ chưa nhắc trên blog bao giờ: Tẩy tế bào chết [Skin Exfoliate]. Thực sự đối với những bạn theo skincare thì đây là chủ đề khá quen thuộc vì ở Việt Nam nó đã trở thành trào lưu từ cuối năm 2013 lận cơ nên hầu như skincare blogger nào cũng đã có bài viết về các sản phẩm tẩy da chết ?, thế nhưng phần lớn những bạn khác vẫn còn khá bối rối với các khái niệm như BHA, AHA, exfoliating,nên hôm nay tớ sẽ giới thiệu sơ qua ;]. Bài này tớ sẽ đi vào các phần chính

  • Tại sao việc tẩy tế bào chết lại cần thiết?
  • Ai cần tẩy tế bào chết?
  • Các sản phẩm tẩy tế bào chết trên thị trường và đặc điểm của mỗi loại Physical exfoliant vs. AHA vs. BHA
  • Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết như thế nào cho hiệu quả

1. Tại sao việc tẩy tế bào chết lại quan trọng?

Source: Pixabay

Bạn thấy da em bé rất mềm mịn, trắng sáng, rất rất muốn sờ muốn nhéo đúng không? Việc này liên quan tới chu kì thay các lớp tế bào của da [và tất nhiên một vài thứ khác ảnh hưởng nữa nhưng chúng ta ko bàn ở đây]. Khi còn nhỏ, tốc độ tái tạo da nhanh, quá trình tự thanh lọc tế bào chết của da diễn ra tự nhiên giúp giữ cho lớp da ngoài cùng luôn khoẻ mạnh và tươi mới. Tuy nhiên, càng lớn, tốc độ tái tạo da càng chậm lại, sự thanh lọc tế bào chết cũng bị chậm lại hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như ánh nắng mặt trời, tuyến bã nhờn, làm cho lớp tế bào chết bị tắc nghẽn trên da, làm da mặt trông có vẻ xỉn màu, khô, bong tróc hoặc gây mụn, bã nhờn trên mũi, vùng chữ T mà các bạn hay nhầm là mụn đầu đen. Việc tẩy tế bào chết hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự thanh lọc tế bào diễn ra hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, việc có một lớp tế bào chết trên da mặc dù lớp tế bào chết này phần nào giúp hạn chế tia nắng mặt trời cũng cản trở việc hấp thụ các chất bổ sungtừ các loại sản phẩm skincare bạn sử dụng trên da. Một ví dụ nói quá của tớ thế này, kiểu như bạn thấm nước vào một miếng bông gòn hoặc bạn thấm nước lên cái gương, kết quả khác nhau một trời một vực chứ.

2. Ai cần tẩy tế bào chết?

Như những gì tớ liệt kê ở trên phần 1 thì tớ nghĩ là hầu như ai cũng cần có một sản phẩm tẩy tế bào chết trong skincare routine của mình. Trừ phi da bạn cực kì mỏng và yếu, hoặc bạn đang uống hoặc dùng các loại dược phẩm trị liệu làm khô da như tretinoin, azelaic acid, v..v.. hoặc trước đây bạn lạm dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết, lột da, v..v.. hoặc các sản phẩm làm da bị yếu, dễ tổn thương thì nên hạn chế với những sản phẩm tẩy tế bào chết [exfoliant] này.

Cũng như những gì tớ nói ở trên thì một hoặc một vài thôi nhé, đừng lạm dụng.

3. Các sản phẩm tẩy tế bào chết [aka AHA, BHA, scrub khác nhau chỗ nào]?

Tẩy tế bào chết dạng Scrub. Source: BeautyJunkieUnite

Scrub, Clarisonic, bọt rửa mặt, v..v..được xếp vào nhóm tẩy tế bào chết cơ học [physical exfoliant],hoạt động bằng cách tạo ma sát lên bề mặt da để làm bong các lớp tế bào chết trên da. Thường thì các em physical exfoliant này không mang lại hiệu quả đồng đều trên da và những bạn da nhạy cảm thường bị kích ứng do độ chà xát của sản phẩm lên da. Tuy nhiên, với những bạn bị dị ứng/kích ứng với thành phần tẩy tế bào chết hoá học hoặc trong thời kì bầu bìthì đây có thể là một lựa chọn thay thế. Thêm vào đó, nhiều bạn đã và đang dùng các loại dụng cụ rửa mặt như clarisonic, konjac sponge, và thực sự thấy hiệu quả nên nếu bạn muốn thử thì cứ mạnh dạn lên, biết đâu các loại này lại hợp với bạn.

Bọt rửa mặt Konjac Sponge cũng có tác dụng tẩy tế bào chết vật lý. Source: Konjac Sponge

AHA và BHA thì lại được xếp vào nhóm tẩy tế bào chết hoá học [chemical exfoliant],hoạt động bằng cách sử dụng các loại axit hoặc enzyme ở nồng độ thấp, phá vỡ liên kết và từ đó giúp loại bỏ lớp tế bào chết dễ dàng hơn. Các sản phẩm chemical exfoliant được đánh giá là dịu nhẹ cho da và có thể dùng cho cả làn da nhạy cảm.

AHA bao gồm nhiều loại axit như acid lactic, glycolic acid, malic acid, citric acidTrong đó glycolic acidlactic acid là hai loại phổ biến nhất và có hiệu quả cao. AHA có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt thích hợp cho làn da có vấn đề về lão hoá, nám, sunspot hoặc cái triệu chứng của hyperpigmentation, đồng thời có nghiên cứu chỉ ra rằng AHA làm tăng khả năng dưỡng ẩm của da và thúc đẩy sản sinh collagen, do vậy AHA phù hợp cho da khô nhiều hơn BHA hơn.

AHA với nồng độ từ 10% trở xuống được coi là an toàn trong các sản phẩm mỹ phẩm. Ở pH trung tính [6-7], AHA hoàn toàn không có tác dụng, độ pH càng thấp thì AHA hoạt động càng mạnh. Trong skincare thì môi trường tốt cho AHA vào khoảng pH 3.5-4.AHA với nồng độ vào khoảng 15-30% được khuyến cáo không nên tự ý sử dụng mà phải được dùng bởi những người đã được đào tạo quy trình thẩm mỹ bài bản [esthetician]

Một ví dụ về AHA của hãng Alpha Hydrox. Source: Alphahydrox

BHA và salicylic acid Salicylic acid [hoặc các dạng khác của hắn như salicylate, sodium salicylate,] không phải là một BHA, tuy nhiên Salicylic acid có tính chất gần giống BHA và đã được phổ biến rộng rãi trên thị trường dưới cái tên BHA nên mình sẽ gộp chung vào nhóm BHA luôn. Các BHA khác ít thông dụng hơn gồm cótrethocanic acid,tropic acid,beta hydroxybutanoic acidBHA khác AHA ở chỗ BHA có khả năng tẩy tế bào chết sâu trong lỗ chân lông, giúp kiềm dầu, đồng thời giúp giảm viêm và kháng khuẩn nên thường có tác dụng khá tốt cho làn da dầu và mụn.

Các bạn mà hay dùng miếng dán lột mụn cho mũi thì có thể cân nhắc BHA vì đa số các loại miếng dán có hại hơn có lợi.

BHA với nồng độ 1-2% được đánh giá là hiệu quả tốt và an toàn trong mỹ phẩm. Các loại treatment ở nồng độ cao như 15%, 20%, 30%, cũng tương tự, không nên tự ý sử dụng mà phải có chuyên môn để tránh những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra.

BHAs. Source: Paulas Choice

4. Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết [Exfoliator] như thế nào?

Source: BeautyAddict101

Kem chống nắng, UVA và kem chống nắng!Các sản phẩm tẩy tế bào chết phần nào cũng làm tăng độ nhạy cảm của da. Vì vậy, để thực sự hưởng được lợi ích mà các em exfoliator mang lại thì các bạn nhớ bôi trát đầy đủ kem chống nắng có cả thành phần chống UVA và UVB khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ha.

Chậm mà chắc Làn da của người khác là của người ta, người ta có thể sáng tối tẩy tế bào chết thì chưa chắc da bạn đã chịu nổi. Vậy nên bạn đừng ham hố copy routine của những bạn-da-đẹp một cách vội vàng. Đến với các sản phẩm tẩy tế bào chết, nhất là các bạn tẩy tế bào chết hoá học AHA và BHA, da cần có thời gian làm quen từ nồng độ thấp dần dần mới lên tới nồng độ cao. Với BHA bạn có thể bắt đầu với 1% hoặc có thể đi thẳng tới 2% nếu nghĩ da mình chịu được, với AHA thì có thể bắt đầu với 5% tần suất dùng 1-2 lần một tuần và tăng từ từ lên nếu muốn. Như mình hiện tại sau mấy tháng dùng BHA thì mình thấy sử dụng em ấy 2 lần một tuần là đủ.

Lúc đầu mới sử dụng thì mình cũng hơi bị châm chích nhẹ nhưng dần dà thì chả thấy gì nữa cả ?. Tuy nhiên mấy em bã nhờn trên mũi thì có giảm đi kha khá ️

Purging Giai đoạn đẩy mụn:một số bạn dùng BHA hoặc AHA sẽ trải qua giai đoạn đẩy mụn mà mặt mũi có thể còn tệ hơn ban đầu. Chị Skincare Junkie đã viết về vấn đề này kĩ rồi, các bạn đọc ở link này nhé

Over-exfoliate tẩy tế bào chết quá mức:Một chút ửng đỏ, châm chích lúc ban đầu mới sử dụng có thể không sao, tuy nhiên nếu da bạn thường xuyên cảm thấy như vậy hoặc tệ hơn thì bạn nên giảm bớt tần suất tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết quá nhiều khi da bạn chưa kịp chết sẽ làm mỏng lớp da bên ngoài, làm cho da yếu, nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn ~ Dù da non có đẹp thế nào thì bạn cũng từ từ đừng vội vàng nhé, để em nó lớn đã ️

Thứ tự dùng sản phẩm tẩy da chết trong quy trình chăm sóc da:Tuỳ theo sản phẩm tẩy da chết của bạn ở dạng gì. Nếu là cleanser [sữa rửa mặt] thì dùng như sữa rửa mặt thôi. Nếu là các miếng bọt rửa mặt hay máy rửa mặt thì cũng sử dụng trong lúc rửa mặt. Tuy nhiên mình thích dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học leave-on hơn vì các em ấy là tẩy tế bào chết 100% và có hiệu quả nhất. Với các em này thì bạn dùng sau bước rửa mặt và toner [nếu có] nhé vì như mình đã nói ở trên thì độ pH rất quan trọng, nếu sử dụng sau các lớp serum, kem, v..v.. thì phần nào hoạt tính của các em í cũng bị giảm đi.

Share this:

  • Facebook
  • Pinterest
  • Twitter
  • Email

Like this:

Like Loading...

Related

Video liên quan

Chủ Đề