Cách sử dụng máy tính apple

Vừa mua máy Mac mới và đã thiết lập xong. Bây giờ bạn đang ngồi trước màn hình và tự hỏi, nên làm gì tiếp theo? Bài chia sẻ hướng dẫn sử dụng Macbook cho người mới sau đây sẽ rất hữu ích.

Tham khảo Macbook chính hãng tại đây

Touch ID và Apple Pay

Apple đã hỗ trợ thêm Touch ID trên MacBook Pro mới nhất. Với tính năng này, bạn có thể đăng nhập tài khoản của mình chỉ với một chạm và thậm chí là thiết lập nhiều người dùng bằng Touch ID. Bạn cũng có thể dùng nó để mua hàng trực tuyến nhờ Apple Pay trên web.

Tự động mở khóa

Bạn có thể thiết lập Mac của mình với mật khẩu “siêu cấp” mạnh mà không phải nhập lại mỗi lần khóa màn hình. Tính năng Auto Unlock giúp bạn có thể mở khóa máy Mac bằng Apple Watch khi ở gần nhau bằng mật khẩu gồm 14 chữ số mà không phải siêu máy tính nào cũng có thể tìm ra, nhưng vẫn mở khóa máy Mac của bạn trong tích tắc. Tuyệt vời!

Touch Bar

Nếu đã tìm hiểu về Mac hẳn bạn không còn lạ gì với Touch Bar đúng không nào? Đây là một thanh cảm ứng với tấm nền OLED nằm ở phía trên cùng của bàn phím và thay thế cho hàng phím chức năng. Những nội dung xuất hiện trên bảng điều khiển sẽ thay đổi tùy vào ứng dụng mà bạn mở. Nó cũng có thể tùy chỉnh, cho phép bạn thiết lập các ứng dụng khác nhau để tối ưu trải nghiệm của bạn.

Dock

Dock lưu trữ tất cả các ứng dụng, tệp và thư mục mà bạn cho là quan trọng nhất để truy cập nhanh. Nó cũng tạm thời giữ các ứng dụng, tệp và thư mục hiện đang mở, do đó bạn có thể truy cập chúng bằng một cú nhấp chuột.

Thanh menu

Thanh Menu nằm ở phía trên cùng của màn hình máy Mac, nó sẽ đưa bạn đến tất cả các cài đặt hệ thống, menu ứng dụng, dành riêng cho ứng dụng bạn đang sử dụng, các phím tắt trạng thái máy tính và các công cụ xem nhanh của bên thứ ba, Spotlight và Siri.

Finder

Finder không chỉ là nơi lưu trữ, quản lý các tập tin của bạn mà còn cho phép bạn truy cập trực tiếp vào các chương trình dựa trên đám mây trong Finder. Vì vậy, bạn không cần phải lục lọi xem One Drive, Google Drive hay iCloud Drive ở đâu.

Hình nền và màn hình chờ

Không có gì tuyệt vời hơn việc bạn biến một chiếc Mac thành của riêng mình với hình nền hoặc tmàn hình chờ yêu thích. Nếu bạn sử dụng tài khoản “khách” thì vẫn có thể dùng tính năng này.

Mac App Store

Giống như trên iPhone hay iPad, App Store của macOS là nơi bạn sẽ tìm thấy những ứng dụng, trò chơi cần thiết cho nhu cầu của mình. Đây cũng chính là nơi bạn cần “ghé qua” mỗi khi cần cập nhật hệ điều hành cho máy Mac và các chương trình phần mềm khác. Bạn sẽ cần ID Apple để mua và tải xuống nội dung từ Mac App Store. Vì vậy, nếu bạn chưa có, hãy tạo ID Apple trước khi bắt đầu.

Bàn di chuột và Magic Mouse

Không giống như các mẫu laptop khác, chuột Magic Mouse hay Trackpad của máy Mac có thể coi là một “thế giới” cách biệt hoàn toàn về trải nghiệm. Kích thước của bàn di chuột (trackpad) của Mac rất lớn, cảm giác di chuyển rất mượt mà và chỉ cần chạm nhẹ là mọi tác vụ được xử lý ngay tức khắc.

Bạn còn có thể tùy chỉnh các thao tác cử chỉ bằng ngón tay như phóng to, vuốt, cuộn và hơn thế nữa trong cài đặt để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Chế độ toàn màn hình

Chế độ màn hình giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tránh phiền nhiễu. Không kém cạnh Windows, macOS cũng có thể chia đôi màn hình để sử dụng hai chương trình song song cùng lúc. Nếu bạn là người thích sự đa nhiệm thì đừng bỏ qua tính năng cực kì hữu ích này nhé.

Chụp ảnh màn hình

Giống như trên iPhone và iPad, bạn có thể chụp ảnh màn hình trên máy Mac bằng một phím tắt đơn giản. Mặc định của tính năng này sẽ là Shift-Command-3, nhưng cá nhân mình thấy Command-5 là dễ thao tác hơn cả.

Spotlight

Spotlight về cơ bản là tính năng giúp bạn tìm kiếm tất cả mọi thứ trên máy Mac của mình. Nó rà soát qua các tệp cá nhân, thư mục, ứng dụng, email, kể cả web và nội dung khác của bạn dù ở bất kì “ngõ ngách” nào. Nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó, Spotlight sẽ tìm thấy nó cho bạn.

Trợ lý Siri

Bạn có thể sử dụng Siri trên máy Mac giống như trên iPhone hoặc iPad. Thực tế, Siri trên Mac có thể truy cập nhiều dữ liệu hơn so với iOS. Bạn có thể yêu cầu Siri lên lịch các sự kiện, nhắc nhở về một nhiệm vụ, cho biết thời tiết, tìm kiếm các tập tin – hình ảnh và nhiều hơn nữa. Thay vì tự mình nỗ lực rất nhiều, hãy để Siri làm việc cho bạn.

Launchpad

Launchpad là nơi hiển thị tất cả các ứng dụng và trò chơi của bạn trên máy Mac, nó giống như màn hình chính trên iPhone hoặc iPad vậy đó. Bạn có thể sắp xếp các ứng dụng và trò chơi vào các thư mục, xóa chúng bằng cách nhấp và giữ cho đến khi chúng “rung lên” và tìm kiếm thứ gì đó cụ thể bằng thanh tìm kiếm ngay bên trên.

iTunes

Sự tồn tại của máy tính và nhạc số là không thể tách rời, ít nhất là hầu hết mọi người đã nghe nói về iTunes. Trên máy Mac, đây là nơi bạn có thể tìm thấy các nội dung như iBooks (sách, truyện), phim, iTunes U, podcast, audiobook, âm nhạc chúng ta có Apple Music. Vì là một phần của hệ sinh thái Apple nên bạn có thể sử dụng tất cả những nội dung này trên mọi thiết bị iDevices của mình. Tất nhiên là bạn vẫn phải sử dụng một tài khoản ID Apple để mua và tải xuống nội dung từ iTunes. Vì vậy, nếu bạn chưa có, hãy tạo ID Apple trước khi bắt đầu nhé!

Safari

Safari là trình duyệt mặc định của macOS. Vì được tích hợp với hệ hệ thống nên nó có một số tính năng rất tuyệt vời mà bạn có thể sẽ yêu thích, đặc biệt là sự ổn định và tốc độ xử lý cực nhanh mà không trình duyệt nào có thể sánh được.

Ứng dụng Mail

Khi đã kết nối tài khoản mail của mình với ứng dụng Mail trên hệ thống, bạn sẽ nhận được thông báo mỗi khi có thư mới trong hộp thư đến của mình. Bạn cũng có thể thiết lập các bộ lọc cho danh bạ VIP, tin nhắn chưa đọc, email có tệp đính kèm và hơn thế nữa.

Messages (Tin nhắn)

Bạn có thể dùng ứng dụng Messages (Tin nhắn) trên máy Mac giống như cách bạn làm trên iPhone hoặc iPad. Thậm chí là thiết lập nó để nhận tin nhắn văn bản từ các số liên lạc không sử dụng iPhone, kể cả không phải smartphone. Khi trò chuyện với những người dùng iPhone khác, bạn có thể xem các liên kết và thậm chí thấy một số hiệu ứng thú vị.

iCloud và Continuity

Khi tạo ID Apple, bạn sẽ tự động nhận được 5GB dung lượng iCloud miễn phí. Bạn có thể sử dụng nó cho những việc như sao lưu dữ liệu từ iPhone/iPad và đồng bộ hóa dữ liệu ứng dụng. Bạn cũng có thể sử dụng nó cho những thứ lớn hơn, như lưu trữ tất cả nhạc và ảnh và tối ưu hóa bộ nhớ của máy Mac. Nếu 5GB không đủ, bạn có thể nâng cấp với giá 0.99 USD (19.000 đồng)/tháng.

Khi kết nối máy Mac và thiết bị iOS của mình với iCloud, bạn có thể tận dụng tính năng Continuity của Apple, cho phép bạn dùng một ứng dụng nào trên thiết bị này và tiếp tục bằng thiết bị kia.

Troubleshooting the Mac (Khắc phục sự cố máy Mac)

Giống như với tất cả các sản phẩm công nghệ khác, những sự cố trên Mac là có thể hiểu được. Nhưng thật may mắn, bạn sẽ luôn có một cộng đồng người dùng máy Mac “siêu to khổng lồ” và Apple đứng phía sau luôn sẵn sàng hỗ trợ. Nếu có gì đó không ổn với máy Mac của mình, bạn có thể nhận trợ giúp trực tiếp trên máy Mac của mình, từ các diễn đàn công nghệ hoặc từ bộ phận hỗ trợ của Apple (1800.1127).

Macbook và iPhone là để trải nghiệm chứ không phải để “CHANH SẢ”

Theo dõi trang tin tức của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức công nghệ thú vị mỗi ngày nhé!

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

Xem thêm: Cafe trên những đường ray tàu Hà Nội | Hoàng Hà Channel

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Lần đầu tiên MacBook Air của bạn khởi động, Trợ lý thiết lập hướng dẫn bạn qua các bước đơn giản cần thiết để bắt đầu sử dụng máy Mac mới của bạn. Bạn có thể phản hồi tất cả các lời nhắc hoặc bỏ qua một số bước và chọn hoàn tất các bước đó sau. Ví dụ: sẽ hợp lý hơn nếu thiết lập Thời gian sử dụng—mà bạn có thể đặt cho những người dùng khác—sau quá trình thiết lập ban đầu.

Trợ lý thiết lập sẽ hướng dẫn bạn qua các bước sau:

  • Đặt quốc gia hoặc vùng của bạn: Tác vụ này sẽ đặt ngôn ngữ và múi giờ cho máy Mac của bạn.

  • Tùy chọn Trợ năng: Xem các tùy chọn trợ năng cho các chức năng Thị lực, Vận động, Thính lực, Nhận thức hoặc bấm vào Để sau. Để tìm hiểu thêm, xem Trợ năng trên máy Mac của bạn.

    Cách sử dụng máy tính apple
  • Kết nối vào mạng Wi-Fi: Chọn mạng và nhập mật khẩu, nếu cần. (Nếu đang sử dụng Ethernet, bạn cũng có thể chọn Tùy chọn mạng khác). Để thay đổi mạng sau này, hãy bấm vào biểu tượng trạng thái Wi-Fi 

    Cách sử dụng máy tính apple
    trong thanh menu hoặc trong Trung tâm điều khiển, bấm vào Mạng khác, sau đó chọn một mạng Wi-Fi và nhập mật khẩu. Bạn cũng có thể lựa chọn bật hoặc tắt Wi-Fi tại đây.

    Mẹo: Sau khi thiết lập, nếu bạn không thấy biểu tượng Wi-Fi 

    Cách sử dụng máy tính apple
    trên thanh menu, bạn có thể thêm biểu tượng. Mở Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Mạng. Bấm vào Wi-Fi trong danh sách ở bên trái, sau đó chọn “Hiển thị trạng thái Wi-Fi trên thanh menu”.

  • Chuyển thông tin: Nếu bạn đang thiết lập máy tính mới và trước đây bạn chưa từng thiết lập máy Mac, hãy bấm vào Để sau trong cửa sổ Trợ lý di chuyển. Nếu bạn muốn chuyển dữ liệu từ một máy tính khác sang bây giờ hoặc sau này, hãy xem Chuyển dữ liệu của bạn đến MacBook Air mới.

  • Đăng nhập bằng ID Apple của bạn: ID Apple của bạn bao gồm một địa chỉ email và một mật khẩu. Đó là tài khoản bạn sử dụng cho mọi hoạt động với Apple – bao gồm việc sử dụng App Store, ứng dụng Apple TV, Apple Books, iCloud, Tin nhắn, v.v. Tốt nhất là bạn có ID Apple riêng và không chia sẻ tài khoản. Nếu bạn chưa có ID Apple, bạn có thể tạo một tài khoản trong khi thiết lập (miễn phí). Đăng nhập bằng cùng một ID Apple để sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của Apple, trên bất kỳ thiết bị nào – dù là máy tính, thiết bị iOS, thiết bị iPadOS hoặc Apple Watch của bạn. Hãy xem Tài khoản Apple trên máy Mac.

    Mẹo: Nếu bạn đã thiết lập một thiết bị khác với phiên bản phần mềm mới nhất (macOS 12 trở lên, iOS 15 trở lên, iPadOS 15 trở lên), bạn sẽ thấy một bảng để thiết lập nhanh, “Thiết lập máy Mac mới của bạn”, sẽ bỏ qua nhiều bước và sử dụng cài đặt được lưu trong tài khoản iCloud của bạn.

  • Lưu trữ tệp trong iCloud: Với iCloud, bạn có thể lưu trữ nội dung của mình – tài liệu, ảnh, v.v. – trong đám mây và truy cập vào nội dung đó ở bất kỳ nơi nào. Đảm bảo đăng nhập bằng cùng một ID Apple trên tất cả các thiết bị của bạn. Để đặt tùy chọn này sau, hãy mở Tùy chọn hệ thống và đăng nhập bằng ID Apple nếu bạn chưa đăng nhập. Bấm vào ID Apple, bấm vào iCloud trong thanh bên, sau đó chọn các tính năng mà bạn muốn sử dụng. Bạn cũng có thể chọn sử dụng Chuỗi khóa iCloud để lưu các mật khẩu của mình trong quá trình thiết lập. Để tìm hiểu thêm, hãy xem Truy cập nội dung iCloud trên máy Mac của bạn.

  • Thời gian sử dụng: Theo dõi và nhận báo cáo về việc sử dụng máy tính của bạn. Để biết các tùy chọn và chi tiết, hãy xem Thời gian sử dụng trên máy Mac.

  • Bật Siri và “Hey Siri”: Bạn có thể bật Siri và “Hey Siri” (để bạn có thể nói các yêu cầu Siri) trong khi thiết lập. Để bật “Hey Siri”, hãy nói một vài lệnh Siri khi được nhắc. Để tìm hiểu cách bật Siri và “Hey Siri” sau này cũng như để biết thông tin về cách sử dụng Siri trên máy Mac của bạn, hãy xem Siri trên máy Mac của bạn.

  • Thiết lập Touch ID: Bạn có thể thêm dấu vân tay vào Touch ID trong khi thiết lập. Để thiết lập Touch ID sau này hoặc để thêm các dấu vân tay bổ sung, hãy mở Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Touch ID. Để thêm dấu vân tay, hãy bấm vào 

    Cách sử dụng máy tính apple
    và làm theo các hướng dẫn trên màn hình.

    Bạn cũng có thể đặt các tùy chọn về cách bạn muốn sử dụng Touch ID trên MacBook Air: để mở khóa máy Mac, sử dụng Apple Pay (xem Sử dụng Apple Pay trên máy Mac của bạn), mua hàng trên App Store, ứng dụng Apple TV, Apple Books và các trang web, cũng như tự động điền mật khẩu của bạn.

    Mẹo: Nếu hai người dùng trở lên sử dụng cùng một MacBook Air, mỗi người dùng có thể thêm một dấu vân tay vào Touch ID để nhanh chóng mở khóa, xác thực và đăng nhập vào MacBook Air. Bạn có thể thêm tối đa ba dấu vân tay trên mỗi tài khoản người dùng và tổng cộng năm dấu vân tay cho tất cả các tài khoản người dùng MacBook Air của bạn.

  • Thiết lập Apple Pay: Bạn có thể thiết lập Apple Pay cho một tài khoản người dùng trên MacBook Air trong khi thiết lập. Những người dùng khác vẫn có thể thanh toán bằng Apple Pay, nhưng họ phải hoàn tất giao dịch mua bằng iPhone hoặc Apple Watch đã được thiết lập cho Apple Pay (xem Sử dụng Apple Pay trên máy Mac của bạn). Làm theo lời nhắc trên màn hình để thêm và xác minh thẻ của bạn. Nếu bạn đã sử dụng thẻ cho các mục mua phương tiện, bạn có thể được nhắc xác minh thẻ đó trước tiên.

    Để thiết lập Apple Pay hoặc thêm các thẻ bổ sung sau này, hãy mở Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Wallet & Apple Pay. Làm theo các lời nhắc trên màn hình để thiết lập Apple Pay.

    Ghi chú: Nhà phát hành thẻ sẽ xác định xem thẻ của bạn có đủ điều kiện sử dụng với Apple Pay hay không và có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin để hoàn tất quá trình xác minh. Bạn có thể sử dụng nhiều thẻ tín dụng và ghi nợ với Apple Pay. Để biết thông tin về khả năng có sẵn của Apple Pay và các nhà phát hành thẻ tín dụng hiện tại, hãy xem bài viết Hỗ trợ của Apple Các ngân hàng tham gia Apple Pay.

  • Chọn giao diện: Chọn Sáng, Tối hoặc Tự động cho giao diện màn hình nền của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi lựa chọn mà bạn thực hiện trong khi thiết lập, hãy mở Tùy chọn hệ thống, bấm vào Cài đặt chung, sau đó chọn một tùy chọn giao diện. Bạn cũng có thể đặt các tùy chọn khác tại đây.