Cách tính chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

Đăng ký Đăng nhập

  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Trong năm 2019, Công ty tôi có mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể là hóa đơn phòng nghỉ và vé máy bay phục vụ cá nhân đi khám bệnh. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì số tiền thuế GTGT của các số hóa đơn trên là 1.432.028 đồng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo khoản 9 Điều 14 Thông tư 2019/2013/TT-BTC: "9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt." thì số thuế GTGT không được khấu trừ 1.432.028 đồng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN , tôi hiểu như vậy có đúng không? Công ty thực hiện tính nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và các số hóa đơn trên đều đáp ứng đúng điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt. Xin cảm ơn! 27/05/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Theo Luật lao động mới số 45/2019, Tại Khoản 3 Điều 113 quy định về nghỉ phép năm: "Trường hợp thôi việc chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được Người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ". Hiện tại như em được biết rất nhiều Doanh nghiệp đang thắc mắc về vấn đề chi trả tiền lương của những ngày phép năm còn lại năm 2021 cho CBCNV vẫn đang làm việc tại Công ty vào cuối năm 2021 thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? [phần chi này có ghi trong quy chế tài chính và thỏa ước lao động tập thể của Công ty]. Theo cv số 1814/CTHPT-TTHT ngày 22/7/2021 trả lời cho phần chi phép năm này là không được ghi nhận chi phí. Cục Thuế Hà Nội và Thuế Bắc Ninh trả lời công văn cho phép năm này thì không ghi rõ được hay không được mà ghi là nếu phù hợp luật lao động thì được [Có nghĩa là DN phải tự xác định xem DN mình có phù hợp hay không] và khi em gọi điện trực tiếp nhờ tư vấn thì được trả lời là vẫn được tính Chi phí, chỉ cần DN ghi rõ trong quy chế tài chính hoặc các hồ sơ khác của Công ty là được ạ. Vậy em xin nhờ Bộ Tài Chính trả lời giúp bên em về vấn đề này để DN thực hiện đúng quy định ạ. Trân Trọng cảm ơn! 26/05/2022
  • Hỏi: Tôi là chủ hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang [địa bàn huyện có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn]. Ngành nghề theo giấy phép hộ kinh doanh là: Nhôm, kiếng, sắt, inox. Hộ kinh doanh đăng ký lần đầu ngày 14/02/2017. Ngày 20/01/2022 tôi đóng mã số thuế hộ kinh doanh. Ngày 22/02/2022 tôi có thành lập mới Cty TNHH MTV. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất cửa sắt, cửa nhôm, kính inox, lan can inox và nhà tiền chế. Địa chỉ: Hộ kinh doanh và Cty theo đăng ký kinh doanh là cùng một địa điểm [cùng tổ, ấp, xã, huyện, tỉnh]. Vậy Cty TNHH MTV của tôi có được miễn thuế TNDN 4 năm đầu theo dự án đầu tư mới ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 5, điều 18, thông tư 78/2014/TT-BTC hay không ? Nếu được miễn giảm hoặc không được miễn giảm thì quy định ở văn bản cụ thể nào? 23/05/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Theo Thông tư 16/2018/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính của TCTD, tại Điều 5 về Nguyên tắc ghi nhận doanh thu quy định như sau: “Đối với các Khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập”. Nội dung trên được đặt thành 1 mục riêng trong Điều 5, ngang hàng với các mục quy định từng khoản thu nhập, được hiểu nguyên tắc trên được áp dụng không chỉ với thu nhập lãi, mà còn với các khoản thu nhập khác [trong đó có các khoản thu nhập từ phí]. Như vậy, nếu theo nội dung trên, tôi hiểu rằng đối với các khoản doanh thu trong hoạt động của các TCTD, khi đến kỳ hạn thu mà không thu được sẽ thực hiện thoái doanh thu và theo dõi trên ngoại bảng mà không thực hiện việc giữ nguyên khoản phải thu trên nội bảng và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN thì: “Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: …Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua…” Với các nội trung trên, tôi đang chưa rõ: Trong hoạt động cung ứng dịch vụ của các TCTD [bao gồm cả các hoạt động dịch vụ có thu phí như thu phí phí quản lý tài khoản, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí dịch vụ tư vấn…], thì khi xác định doanh thu tính thuế, nếu quá hạn thanh toán, TCTD có được thoái phần doanh thu chưa thu được và theo dõi ngoại bảng theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BTC hay không? Hay vẫn phải theo dõi khoản phải thu trên nội bảng [không được thoái ghi giảm thu nhập] và thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo thông tư 48/2019/TT-BTC? Trường hợp cách xác định doanh thu tính thuế theo các quy định về thuế TNDN có sự khác biệt với Thông tư hướng dẫn Chế độ tài chính của TCTD thì sẽ phát sinh sự chênh lệch lớn giữa doanh thu tính thuế và doanh thu kế toán và công tác thiết kế hệ thống, vận hành của TCTD gặp phải trở ngại lớn khi phải thiết kế hệ thống theo 2 nguyên tắc khác nhau. Quan điểm của tôi là doanh thu tính thuế sẽ cần tuân theo các quy định chuyên ngành trước, theo đó với TCTD sẽ tuân theo Thông tư 16/2018/TT-BTC [áp dụng cho cả doanh thu từ lãi và doanh thu từ phí]. Vậy rất mong Bộ Tài chính giải đáp giúp tôi nội dung vướng mắc nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Độc giả Trần Thị Thu Quỳnh 11/05/2022
  • Hỏi: Công ty chúng tôi là nhà thầu phụ có trụ sở cty ở TP Thuận An, Bình Dương có ký hợp đồng với nhà thầu chính [Cty TNHH CÔNG TRÌNH ĐIỆN KHÍ HOA THÁI có trụ sở đóng tại Quận Bình Tân – TP HCM] để thi công “Công trình lắp đặt hệ thống tủ điện hạ thế 0.4kv nhà xưởng sợi gia đoạn 1 của chủ đầu tư là cty HuaFu”, địa điểm thi công là ở Thị Trấn Hiệp Hòa, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Vậy khi công ty chúng tôi thi công hoàn thành công trình này và mở hóa đơn GTGT cho khách hàng thì có cần trích 1% tiền thuế GTGT vãng lai cho Chi Cục Thuế Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An hay không? Nếu có trích nộp tiền thuế GTGT vãng lai này thì cty Chúng Tôi phải kê khai vào đâu để khấu trừ lại số tiền thuế đã nộp?. [Từ năm 2021 trở về trước công ty kê khai vào PL 01-5/GTGT sau đó qua chỉ tiêu [39] trên tờ khai 01/GTGT để khấu trừ]. Xin Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế hướng dẫn chi tiết giúp công ty chúng tôi 25/04/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính, theo nghị định 15 về việc giảm thuế GTGT từ 10% còn 8% đối với một số mặt hàng. Cho tôi hỏi: TH1: Trường hợp cty tôi đi mua hàng và mặt hàng thuộc diện chịu thuế 8% nhưng bên nhà cung cấp lại xuất hóa đơn cho bên tôi thuế 10% [vì kế toán bên nhà cung cấp không xác định được rõ phần thuế của mặt hàng này có được giảm hay không nên vẫn để xuất thuế 10% cho đảm bảo an toàn về thuế của họ tránh bị truy thu xuất thiếu thuế]. Như vậy trường hợp này bên cty tôi có được kê khai thuế 10% của hóa đơn này hay không, hay chỉ được kê thuế 8% còn lại 2% tiền thuế loại ra không được kê khai [cty tôi trả tiền thanh toán theo tổng tiền thuế 10% cho nhà cung cấp & bên nhà cung cấp không đồng ý xuất điều chỉnh tiền thuế]. TH2: Cty tôi bán xe ô tô con và có phần dịch vụ sửa chữa xe cho khách hàng, vậy hóa đơn xuất ra nếu nội dung ghi: sửa chữa xe BKS:123 thì thuế kê khai là 8 hay 10%. Kính mong được sự phản hồi sớm ạ. 21/04/2022
  • Hỏi: Chào anh chị tiếp nhận câu hỏi, chào cơ quan có thẩm quyền, Tôi là Yến Anh, Hôm nay tôi viết thư này mong muốn chính quyền các cấp giải đáp, và xem xét lại yếu tố thu nhập trong đăng ký giảm trừ gia cảnh. Tôi không phải dân chuyên luật, nên có thể có những từ vựng tôi dùng chưa chuẩn, mong các cấp thông cảm. Bố tôi 70 tuổi, là thương binh hạng 4 trong kháng chiến chống mỹ, mất 40% sức lao động , hiện bố tôi đang bệnh tai biến, huyết áp, tĩnh mạch. Cảm ơn Đảng, Chính Phủ và Bộ Thương Binh, mà bố tôi có thẻ BHYT, có trợ cấp thương binh hàng tháng với mức khoảng 3 triệu đồng đã giúp gia đình tôi có khoản kinh phí lo thuốc men. Tôi là nhân viên hiện đang tham gia đóng thuế TNCN hàng tháng, tôi có trợ cấp nuôi bố và mẹ tôi. Tuy nhiên khi tôi làm đơn đăng ký người phụ thuộc là bố tôi, thì bị từ chối vì theo luật trích bên dưới: “Nhóm 2: Cha đẻ, mẹ đẻ; - Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.” Vậy câu hỏi tôi đặt ra: Thứ 1: Tính chất của trợ cấp thương binh có xem xét như là một khoản thu nhập để loại trừ đăng ký người phụ thuộc không? Theo các công thức tính thuế TNCN, ở mục giảm trừ trong lương thì trợ cấp xăng xe, công tác…. Không được xem là thu nhập tính thuế. Như vậy, bố tôi nhận trợ cấp thương binh, được tính trên trợ cấp cơ sở nhân với tỷ lệ % mất sức lao động, vậy tôi hiểu đây là trợ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho người mất sức lao động của Bộ thương binh chứ không phải là lương. Do đó, theo quan điểm của tôi trợ cấp thương binh này nên trở thành mục loại trừ khi tính vào thu nhập của đối tượng được xem xét thành người phụ thuộc, đặc biệt là người có công cách mạng. Và tôi hy vọng các cấp và chính quyền xem xét lại điều này ạ Thứ 2: Theo bản thân tôi thấy, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 4.8 triệu đồng/ người hiện nay cũng khá hợp lý. Nhưng mức loại trừ từ 1 triệu đồng theo luật trên có vẻ áp dụng khá lâu và chưa được sửa đổi và cập nhật. Tôi đưa ra quan điểm như vậy vì mức sống hiện tại, mức thu nhập 1 triệu đồng quá thấp không đủ cho bất kì ai đó ăn mì tôm trong vòng 1 tháng 30 ngày, chưa tính đến các chi phí sống khác. Tôi mong mỏi, nhà nước có thể xem xét mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng phụ thuộc có thu nhập được tính bằng = mức giảm trừ gia cảnh tiêu chuẩn – thu nhập bình quân tháng của đối tượng phụ thuộc có thu nhập. Tôi ví dụ người có thu nhập 1 triệu, thay vì không được tính là người phụ thuộc sẽ có thể điều chỉnh thành người phụ thuộc có mức giảm trừ = 4.8 triệu đồng – 1 triệu đồng = 3.8 triệu đồng. Điểm này có thể là điểm sáng thứ 2, nếu được nhà nước xem xét. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý anh chị, các cấp đã xem thư. Tôi hy vọng sẽ nhận được email phản hồi từ quý anh chị và các cấp. 19/04/2022
  • Hỏi: 1. Theo Điều 23 Nghị định 123 2020/NĐ-CP . Áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế [nếu đủ điều kiện] theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. Tuy nhiên, tại Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC. Hiệu lực thi hành: Hóa đơn điện tử áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01 tháng 7 năm 2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Như vậy, trong Hiệu lực thi hành của Thông tư 78/2021/TT-BTC không nói đến vấn đề Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123 2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Vậy đối với Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123 2020/NĐ-CP và có bốn không như trên thì có được sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng hay không. 2. Đối với trường hợp Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc địa bàn khó khăn được mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, vậy sau thời gian 12 tháng sử dụng hóa đơn giấy các đơn vị chuyển hình thức sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có được miễn tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ lúc chuyển đổi hay không. 3. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế? 18/04/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Ngày 11/01/2022, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương thực hiện. Trong đó, quy định mức thu phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với dự án Nhóm I là 50.000.000 đ, dự án Nhóm II là 45.000.000 đ [không quy định mức nộp phí đối với dự án thuộc nhóm III]. Trong quá trình triển khai Luật BVMT năm 2020, đã phát sinh nhiều dự án Nhóm III, thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, nhưng vì không có quy định cụ thể đối với việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường nên gây ra nhiều khó khăn cho Chủ đầu tư và cơ quan thẩm định. Vì vậy, kính mong Bộ Tài chính cho biết mức thu phí cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với dự án Nhóm III là bao nhiêu và áp dụng theo văn bán hướng dẫn nào? Trường hợp chưa có văn bản quy định, kính mong Bộ Tài chính có thêm hướng dẫn đối với việc thu phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với dự án Nhóm III do cơ quan trung ương thực hiện. Rất mong nhận được sự phản hồi của Quý Bộ. Trân trọng cảm ơn. 05/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề