Cách tính SD trong suy dinh dưỡng

Đánh giá dinh dưỡng qua chỉ số z-score suy dinh dưỡng

Thứ Sáu ngày 06/07/2018

  • Những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng suy dinh dưỡng ở trẻ
  • Suy dinh dưỡng khi mang thai: Mẹ phải làm sao?
  • Làm sao để giúp con yêu tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng dạng béo phì?

Chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác thông qua cân nặng, chiều cao, độ tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Bạn có thể đưa trẻ đến khám dinh dưỡng tại các trung tâm y tế để được đánh giá chỉ số này.

Chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác thông qua cân nặng, chiều cao, độ tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Bạn có thể đưa trẻ đến khám dinh dưỡng tại các trung tâm y tế để được đánh giá chỉ số này.

Chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Chỉ số z-score là gì?

Tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra chuẩn phát triển mới để áp dụng cho đối tượng là trẻ em.

Z-score suy dinh dưỡng là chỉ số đánh giá dinh dưỡng được WHO sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua các thông số chiều cao, cân nặng và độ tuổi.

Chuẩn này đã được WHO tiến hành xây dựng từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 12 năm 2003 dựa trên kết quả theo dõi 8.440 trẻ nhỏ, kết hợp cùng 2 nghiên cứu theo dõi theo chiều dài đối với trẻ 0 24 tháng tuổi và nghiên cứu cắt ngang đối với trẻ 18 71 tháng tuổi.

Có 6 quốc gia đảm bảo các tiêu chuẩn của WHO đã được tham gia, đó là Brazil, Ghana, India, Na Uy, Oman và Mỹ.

Z-score được tính theo công thức sau:

Z-score = [Kích thước đo được - Số TB của quần thể tham chiếu]/Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Đánh giá dinh dưỡng qua chỉ số z-score suy dinh dưỡng

Đối với trẻ từ 0-5 tuổi

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 0 - 5 tuổi được đánh giá qua 3 chỉ số: cân nặng theo tuổi [Bảng 1], chiều cao theo tuổi [Bảng 2] và cân nặng theo chiều cao [Bảng 3].

Chuẩn dùng để so sánh các chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006. Trẻ được phân loại suy dinh dưỡng khi được chẩn đoán suy dinh dưỡng ở ít nhất một trong ba chỉ số trên. Trẻ được phân loại thừa cân, béo phì thông qua chỉ số cân nặng theo chiều cao.

Bảng 1. Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

-2 SD Z-score 2 SD

Bình thường

Bảng 2. Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng thể thấp còi

-2 SD Z-score 2 SD

Bình thường

Bảng 3. Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng theo chiều cao

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng thể gầy còm

-2 SD Z-score 2 SD

Bình thường

> 2 SD

Thừa cân

> 3 SD

Béo phì

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 0 - 5 tuổi được đánh giá qua 3 chỉ số: chiều cao, cân nặng và chiều cao theo cân nặng

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi

Từ 5 tuổi trở lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ chỉ còn được đánh giá thông qua 2 chỉ số: chỉ số chiều cao theo tuổi [Bảng 4] và chỉ số khối cơ thể [BMI] theo tuổi [Bảng 5].

Chuẩn dùng để so sánh các chỉ số z-score suy dinh dưỡng là chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2007. Phân loại suy dinh dưỡng khi được chẩn đoán suy dinh dưỡng ở ít nhất một trong hai chỉ số trên.Thừa cân, béo phì thông qua chỉ số BMI theo tuổi.

Từ 5 tuổi trở lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ chỉ còn được đánh giá thông qua 2 chỉ số: chiều cao và BMI

Bảng 4. Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng thể thấp còi

-2 SD Z-score 2 SD

Bình thường

Bảng 5. Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi

Chỉ số Z-score

Đánh giá

< -3 SD

Suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng

< -2 SD

Suy dinh dưỡng thể gầy còm

-2 SD Z-score 1 SD

Bình thường

> 1 SD

Thừa cân

> 2 SD

Béo phì

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • suy dinh dưỡng

Video liên quan

Chủ Đề