Cách tính số dư tiền mặt cuối năm

21/08/2017 06:22

Những lưu ý về tài khoản tiền mặt trước khi lên báo cáo tài chính. Kiểm tra số dư nợ đầu kỳ, số dư nợ cuối kỳ, kiểm tra số dư có bị âm quỹ không,… cách xử lý như thế nào? Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ tới bạn đọc cùng tham khảo nhé!

1.Nguyên tắc, kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 111 – tiền mặt theo thông tư 133

Nguyên tắc kế toán

a] Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiề n mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.

b] Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ,… theo quy định về chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

c] Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

d] Thủ quỹ ch ị u trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ ti ề n mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệ ch, kế toán và thủ quỹ ph ải ki ểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biệ n pháp xử lý chênh lệch.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 – Tiền mặt

Bên Nơ: – Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ; – Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo [trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán].

Bên Có: – Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ xuất quỹ ; – Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;

– Chênh lệ ch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo [trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán].

Số dư bên Nơ: Các khoảntiềnViệt Nam, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báocáo. Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2: – Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ : Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán.

2.Lưu ý về Tài khoản 111 tiền mặt trước khi lên BCTC

Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt;

– Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 111 = Số phát sinh Nợ Có TK 111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt,

– Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 111 = Số dư cuối kỳ TK 111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt

– Kiểm tra xem số dư trong ngày của tháng có bị âm quỹ, nếu âm quỹ nhập các nghiệp vụ Thu tiền lên trước, nghiệp vụ chi tiền hoạch toán sau

– Nếu bị âm thì tìm biện pháp xử lý: lập hợp đồng vay tiền, giấy vay mượn để bổ sung vốn lưu động tạm thời: Nợ TK 111/ có TK 3388 hoặc theo các phương án đề xuất dưới đây

3. Xử lý tiền mặt âm

– Một là, làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= > cách này hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép [cách làm này ăn chắc mặc bền]
Nợ 111/ có 411

– Hai là, tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*

Nợ 331*/ có 111

– Ba là, làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng
Nợ 111/ có 3388

– Bốn là, xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không, biếu không Nợ 111/ có 711

= > Cách này thường không ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 20%

Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết có liên quan

>>> Làm gì khi quỹ tiền mặt bị âm?

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Thuỳ Dương-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim [ đối diện khu chung cư Eco Lake View] - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

17 Bước kiểm tra Số dư trên Báo cáo tài chính. Trong quá trình lên Báo cáo tài chính [BCTC], kế toán cần tổng hợp rất nhiều số liệu, hạch toán các nghiệp vụ khác nhau,...Dưới đây là 17 nước giúp kế toán kiểm tra số dư trên Báo cáo tài chính.

1. Bước 1: Số dư TK 111

- Tuyệt đối không có số dư bên Có;

- Kiểm tra Số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì cần điều chỉnh ngay.

- Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ chưa?

2. Bước 2: Số dư TK 112

- Tuyệt đối không có Số dư Bên Có; Nếu có, thì đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.

- Đối chiếu Số dư, Số phát sinh của từng ngân hàng với Số dư, Số phát sinh trên sổ phụ tương ứng của mỗi ngân hàng.

- Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ chưa?

Chú ý: Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.

cách nhìn số dư biết BCTC đúng hay sai

3. Bước 3: Số dư TK 121

- Tuyệt đối không có số dư bên Có;

- Đối chiếu số dư của từng loại chứng khoán kinh doanh với đối chiếu xác nhận số dư của các công ty lưu ký chứng khoán

4. Bước 4: Số dư TK 128

- Tuyệt đối không có Số dư Bên Có;

- Đối chiếu Số dư các TK chi tiết của TK 128 xem khớp với số dư theo xác nhận hay chưa?

5. Bước 5: Số dư TK 131, TK 331

- Có thể có Số dư Bên Nợ hoặc Số dư Bên Có;

- Các khoản Số dư Bên Có TK 131: Cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản khách hàng trả trước không và kiểm tra lại mã hạch toán khách hàng;

- Các khoản Số dư Bên Nợ TK 331: Cần kiểm tra lại hợp đồng xem có đúng là khoản ứng trước cho người bán không và kiểm tra lại mã hạch toán nhà cung cấp;

- Đối chiếu Số dư của từng khách hàng với Biên bản hoặc Thư xác nhận công nợ;

- Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa [Chỉ đánh giá với khoản phải thu có Số dư Bên Nợ, Phải trả có Số dư Bên Có; Khoản ứng trước của khách hàng và ứng trước cho nhà cung cấp không phải đánh giá lại].

6. Bước 6: Số dư TK 133

- Tuyệt đối không có số dư bên Có;

- Cuối năm nếu TK 133 còn số dư thì thường khớp với Chỉ tiêu 41 “Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này” trên Tờ khai 01/GTGT tháng/quý cuối cùng của năm tài chính đó => Nhìn số dư biết BCTC đúng hay sai.

7. Bước 7: Số dư TK 138; TK 3388

- Có thể có Số dư Bên Nợ hoặc Số dư Bên Có;

- Đối chiếu Số dư của từng khách hàng, cá nhân với Biên bản hoặc Thư xác nhận công nợ;

- Đối chiếu Số dư của từng nhân viên trên Sổ với Biên bản hoặc Thư xác nhận tạm ứng.

8. Bước 8: Số dư TK Hàng tồn kho

- Tuyệt đối không có số dư bên Có;

- Đối chiếu từng mã vật tư, hàng hóa của từng kho tại ngày cuối năm với Biên bản kiểm kê cuối năm. Đối với hàng gửi bán cần lập thư xác nhận hoặc đối chiếu.

Lưu ý: Không để kho âm => Nếu kho âm cần kiểm tra:

+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa?

+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không?

+ Hạch toán xuất nhập có chỗ nào sai sót không?

- Kết chuyển giá vốn theo tháng, hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán.

- Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán.

- Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thì không được để Số dư ở TK 153.

- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, vật tư thấp hơn giá thị trường tại thời điểm 31/12 thì trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Định mức tiêu hao vật tư đã thực hiện đúng chưa. Tính giá thành lưu ý tới các khoản phân bổ và chi phí dở dang.

9. Bước 9: Số dư TK 211, TK213

- Tuyệt đối không có Số dư Bên Có;

- Đối chiếu Số dư trên Bảng cân đối phát sinh với Số dư Sổ chi tiết và cột Nguyên giá trên Bảng tính khấu hao TSCĐ.

10. Bước 10: Số dư TK 214

- Chỉ có số dư bên Có;

- Đối chiếu cột Số cuối năm trên Bảng cân đối phát sinh của từng Tài khoản chi tiết với cột Hao mòn lũy kế trên từng Bảng tính khấu hao TSCĐ Hữu hình và Vô hình.

11. Bước 11: Số dư TK 242

- Chỉ có Số dư Bên Nợ;

- Đối chiếu Số dư trên Bảng cân đối phát sinh với Số dư Cột giá trị còn lại trên Bảng phân bổ.

12. Bước 12: Số dư TK 229

- Chỉ có số dư bên Có;

- Kiểm tra xem có khoản công nợ, hàng tồn kho, đầu tư tài chính,... cần trích lập dự phòng hay không?

13. Bước 13: Số dư TK 333

- Có thể có Số dư Bên Nợ hoặc Số dư Bên Có;

- TK 3331: Số dư bên có của TK này phản ánh số thuế GTGT phải nộp, giá trị này nếu có phải bằng với giá trị trên Chỉ tiêu 40 “Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ” trên Tờ khai 01/GTGT tháng/quý cuối cùng của năm tài chính;

- TK 3333: Thường cuối năm số dư bằng 0;

- TK 3334, 3335: Có thể có Số dư Bên Nợ hoặc Bên Có.

14. Bước 14: Số dư TK 334, TK 338 [2,3,4,6]

- Có thể có Số dư Bên Nợ hoặc Số dư Bên Có;

- Kiểm tra xem Số dư cuối năm còn hay không dựa vào tình hình thanh toán lương của đơn vị. Thường Số dư TK 334 cuối năm tài chính bằng Số lương chưa thanh toán của tháng cuối cùng trong năm tài chính;

- Số dư các khoản bảo hiểm cuối năm khớp với Thông báo bảo hiểm cuối năm chưa? Lưu ý các khoản lãi chậm nộp [Nếu có].

15. Bước 15: Số dư TK 341

- Tuyệt đối không có Số dư Bên Nợ;

- Đối chiếu Số dư TK 341 chi tiết cho từng cá nhân, ngân hàng,… với Số dư theo xác nhận của từng cá nhân, ngân hàng đó;

- Đánh giá lại với các khoản vay có gốc ngoại tệ hay chưa?

16. Bước 16: Số dư TK 411

Tuyệt đối không có Số dư bên Nợ.

17. Bước 17: Số dư với TK doanh thu, chi phí

Tuyệt đối không còn Số dư đầu năm và cuối năm tài chính.

* Lưu ý chung:

- Tất cả những TK có Số dư lớn hay Số phát sinh trong năm tài chính lớn cần được kiểm tra và xem xét lại.

- Những TK có Số dư Bên Nợ và Bên Có cần được kiểm tra cẩn thận tránh bị nhầm mã hoặc 1 khách hàng, nhà cung cấp tạo nhiều mã khác nhau.

- Tài sản cố định hay Chi phí trả trước cần lưu ý Số tăng lên trong kỳ trên Sổ phải bằng Số tăng lên trong kỳ trên Bảng phân bổ.

- Những TK chi phí khi lên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ được lấy số kết chuyển qua TK 911.

Bạn đang xem bài viết: "17 Bước kiểm tra Số dư trên Báo cáo tài chính"

Từ khóa tìm kiếm nhiều: Mẫu báo cáo tài chính, báo cáo tài chính gồm những gì, đọc báo cáo tài chính, cách làm báo cáo tài chính, bảng báo cáo tài chínhbáo cáo tài chính sách

Xem thêm: Tiền lương, tiền thưởng lễ Tết 2020, 11 lưu ý khi quyết toán thuế 2019, 2020

Mời các bạn tham gia học thử MIỄN PHÍ khóa học Kế toán tổng hợp thực hànhkhóa học Kế toán thuế và lập báo cáo tài chính tại trung tâm.

Tặng ngay 200.000 đồng khi đăng ký trước 5 ngày khai giảng
Tặng thêm 400.000 đồng voucher có thể quy đổi thành tiền mặt
Tặng thêm 50.000 cho mỗi sinh viên
Tặng cẩm nang kế toán thuế rất hay và tiện lợi
Miễn phí bảng hệ thống tài khoản kế toán in màu đẹp
Miễn phí khóa kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc
Miễn phí 100% tài liệu trọn khóa học 
Miễn phí 100% lệ phí thi & cấp chứng chỉ
Được cấp bản quyền phần mềm MISA SME trị giá 10.990.000đ , và phần mềm kế toán Excel

Video liên quan

Chủ Đề