Cách trị rát lưỡi khi an thơm

Chào cháu! Cháu bị rát lưỡi sau khi ăn dứa, có thể do quả dứa chưa được gọt sạch gai, hoặc cháu ăn quá nhiều gây nên rát lưỡi, hoặc cháu ăn ít nhưng cơ địa dị ứng với dứa hoặc là có sẵn tổn thương trên lưỡi nên khiến đau rát. Để giảm rát lưỡi, cháu có thể ngậm mật ong nhiều lần trong ngày, mật ong là kháng sinh tự nhiên có thể chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn. Cháu nên ăn mềm, nếu thấy lưỡi đau rát thì nên ăn cháo hoặc ăn phở, tránh để thức ăn cứng tác động vào niêm mạc lưỡi gây đau. Cháu cần bổ sung một số loại sinh tố như vitamin nhớm B, vitamin PP. Cháu có thể uống Vitamin 3B mỗi ngày từ 2-4 viên; Vitamin PP viên 10mg, mỗi ngày uống 2 viên; chia làm hai lần trong ngày. Cháu có thể sử dụng kem bôi miệng Kamitas gel để bôi những chỗ đau rát trên lưỡi, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh viêm, nhiễm khuẩn.

Chúc cháu mạnh khỏe!

ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội

Ăn dứa bị rát lưỡi là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều từng trải qua. Nhưng không phải ai cũng biết cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa.

Bạn đang xem: Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa


Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi 

Trái dứa hay còn có những tên gọi khác như khóm, thơm hay huyền nương. Loại trái cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ [chủ yếu ở Parguay và miền nam Brazil].

Trong lúc thưởng thức hương vị thơm ngon, ngọt thanh; hòa quyện với chút chua của những trái dứa. Chắc hẳn không ít bạn còn được trải qua cái cảm giác ngứa rát ở lưỡi nữa đúng không nào.

Thử cắn một miếng dứa, nhưng đừng vội vàng nhai nó. Hãy ngậm miếng dứa trong miệng một lúc rồi từ từ cảm nhận. Dần dần bạn sẽ cảm nhận thấy hơi rát rát, khó chịu trong miệng; thậm chí chảy máu ở môi, lưỡi hoặc hai bên má.

Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi

Hiện tượng ăn dứa bị rát lưỡi thông thường sẽ xuất hiện sau khi ăn. Sau một thời gian sẽ tự hết mà không cần dùng đến thuốc hay một phương pháp điều trị nào cả.

Đa phần mọi người vẫn nghĩ rằng, tình trạng bị rát lưỡi hình thành là do thành phần acid có trong dứa gây nên. Thế nhưng, thực chất không phải như vậy.

Nguyên nhân thật sự gây cảm giác ngứa rát này; là bởi trong dứa tồn tại một chất có tên là bromelain. Đây là một hợp chất được tạo thành từ hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa; rất hữu ích trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm.

Enzyme bromelain tồn tại nhiều nhất ở vỏ và trong lõi của dứa. Mặc dù là một hợp chất tốt, thế nhưng nếu như để chất này tiếp xúc với vùng da nhạy cảm như lưỡi hoặc quanh miệng. Nó sẽ khiến protein bị phân hủy; dẫn đến tình trạng đau rát mà chúng ta hay gặp.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi đây không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng; hoàn toàn không gây hại gì tới sức khỏe.

Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa

Mặc dù không gây hại gì tới sức khỏe; thế nhưng đang ăn ngon mà bị rát lưỡi thì cũng ảnh hưởng nhiều đến vị giác đúng không nào. Để hạn chế cảm giác khó chịu này; các bạn có thể tham khảo những cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa sau đây:

Mẹo trị rát lưỡi khi ăn dứa sống

Dứa sau khi gọt vỏ và xắt thành miếng nhỏ thì đem ngâm qua trong nước muối nhạt trong vòng 10 phút. Cách này sẽ giúp làm ức chế men phân giải protein; nhờ đó bạn sẽ không bị rát lưỡi sau khi ăn dứa.

Không những vậy, nước muối còn có tác dụng giảm niêm mạc miệng và lưỡi; nhờ vậy mà mùi vị của dứa sẽ càng trở nên thơm và ngọt hơn.

Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa

Giảm rát lưỡi sau khi ăn dứa xào, nấu

Khi dùng dứa làm nguyên liệu chế biến các món ăn xào nấu; bạn hãy chú ý nhiều hơn vào khâu sơ chế. Hãy làm cẩn thận các khâu gọt vỏ, bỏ mắt và cắt sâu; trong lúc rửa dứa bạn có thể tráng qua với nước muối nhạt.

Xem thêm: Cách Làm Gừng Ngâm Mật Ong, Trị Ho, Giảm Cân Nhanh Tại Nhà

Mẹo trị rát lưỡi sau khi ăn dứa trên, kết hợp với nhiệt độ cao khi xào nấu; sẽ làm vô hiệu hóa khả năng gây dị ứng của dứa. Nếu trong gia đình có người mẫn cảm với thực phẩm như người già và trẻ nhỏ; bạn hãy nhớ thực hiện mẹo trên để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé.

Khi nào cần nhờ sự trợ giúp của bác sĩ

Tuy rằng, những trường hợp bị dị ứng dứa là vô cùng ít. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ xuất hiện.

Trong khi ăn dứa nếu có biểu hiện tê miệng; cùng với đó là một số bất thường khác như: phát ban, ngứa, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, thở dốc, lưỡi bị sưng, ngứa hoặc thở khò khè… thì đó chính là lúc bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ đấy.

Những người nhạy cảm với latex [cao su] có nguy cơ bị dị ứng với dứa cao. Bởi thành phần protein có trong dứa có thể hình thành phản ứng chéo ở những người nhạy cảm với latex.

Ăn dứa cần lưu ý những gì

– Lựa những trái dứa còn tươi, lành nguyên cả quả; tốt nhất không nên mua những trái dứa đã bị dập nát.

– Bước gọt vỏ phải thật kỹ càng; loại bỏ sạch lớp vỏ và các mắt dứa.

– Nên ngâm dứa trong nước muối nhạt trước khi ăn.

– Những trường hợp không nên ăn dứa có thể kể đến như: Những người hay bị chảy máu cam, sốt xuất huyết, đang gặp phải một vết thương nặng, phụ nữ bị băng huyết…

– Khi đói tuyệt đối không ăn loại quả này, bởi thành phần axit hữu cơ và bromelin trong dứa sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày. Khiến cho bạn cảm thấy nôn nao khó chịu.

– Chỉ nên ăn những quả dứa có hương vị ngọt quen thuộc và có màu vàng. Với những trái dứa mà vỏ vẫn còn chút màu xanh lá thì chưa nên ăn vội. Bạn hãy lật ngược quả lại, đặt lên trên kệ bếp một vài hôm. Đến khi màu xanh của trái dứa chuyển thành vàng cam thì có thể ăn được.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều dứa trong một lần sẽ gây đau rát lưỡi. Vì thế, hãy thưởng thức loại trái cây này với một lượng vừa phải; để ngăn chặn tình trạng tê miệng và nguy cơ tăng axit dạ dày nhé.

Xem thêm: Cách Làm Đèn Trung Thu Bằng Chai Nhựa Đón Trung Thu Đơn Giản

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên nhân vì sao ăn dứa bị rát lưỡi ? cũng như những cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa. Hi vọng rằng, với những thông tin này sẽ giúp bạn thưởng thức những trái dứa thoải mái hơn; mà không cần lo lắng về cái lưỡi của mình nữa.

Dứa hay còn gọi là thơm,là khóm là một trái cây rất ngon rất thân thuộc với chúng ta,tuy nhiên ăn xong món ăn này chính cảm giác rát lưỡi vô cùng khó chịu.Vậy làm thế nào để trị,cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa là gì?Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé

Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa

Sau khi ăn dứa, một số người sẽ cảm thấy đau lưỡi và ngứa ran do chất bromelain có trong nó. Enzyme này, có thể phá vỡ protein, sẽ “tấn công” vào bên trong miệng, gây đau.

Có một cách đơn giản để giảm đau, chỉ cần ngậm vài thìa sữa chua ngay lập tức bromelain sẽ tập trung phá hủy protein trong sữa chua. Ngoài ra, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm qua nước muối, hoặc cắt bỏ những phần xa cuống và lõi quả, Bromelain chủ yếu tập trung ở những phần này., 

Ngoài ra bạn  có thể nấu chín dứa rồi ăn vì khi bromelain tiếp xúc với nhiệt độ cao 48 ℃, nó sẽ bị biến tính hóa học.Đừng lo là dứa luộc lên thì không ngon nhé hãy thử luộc dứa lên rồi sau đó bỏ tủ lạnh rồi ăn thử hương vị ngon đến bất ngờ đấy

Đừng vì đã biết cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa mà ăn quả nhiều nhé vì dứa cũng có lợi và có hại đấy

Lợi ích sức khỏe

Dứa rất giàu vitamin C.Trung tâm nghiên cứu Linus Pauling tại Đại học bang Oregon đã đề cập rằng chất chống oxy hóa hòa tan trong nước này có thể sửa chữa tổn thương tế bào và rất hữu ích trong việc điều trị bệnh tim và đau khớp.

Dứa có thể làm cho bạn cao và mạnh mẽ. Trung tâm nghiên cứu Linus Pauling cũng đề cập rằng một cốc dứa chứa 2,6 mg mangan, một khoáng chất giúp xương và mô liên kết chắc khỏe. Một cuộc khảo sát năm 1994 cho thấy mangan và các nguyên tố vi lượng khác có thể giúp phụ nữ sau mãn kinh ngăn ngừa hiệu quả chứng loãng xương.

Các vitamin và khoáng chất đa lượng trong dứa có nhiều lợi ích khác đối với cơ thể. Flores cho biết: “Ví dụ, thành phần vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào trong dứa có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thoái hóa điểm vàng gây ảnh hưởng đến mắt của người già”.

Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Mayo đã đề cập rằng, giống như các loại trái cây và rau quả khác, dứa rất giàu chất xơ, giúp duy trì sức khỏe đường ruột.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đề xuất rằng, không giống như các loại trái cây và rau quả khác, dứa rất giàu enzyme dứa, có thể phân hủy protein và hỗ trợ tiêu hóa. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain cũng hữu ích để điều trị viêm xương khớp.

Trung tâm nghiên cứu ung thư Sloan Kettering tuyên bố rằng tình trạng viêm nhiễm nặng có thể dễ dẫn đến ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain và các enzym phân giải protein khác có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của động vật có các khối u khác nhau.

Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã chỉ ra rằng ngoài việc giàu vitamin C, chất bromelain trong dứa còn giúp giảm chất nhầy trong cổ họng và mũi. Nếu bạn bị cảm lạnh và ho, bạn có thể ăn dứa. Những người bị dị ứng có thể ăn thêm dứa hàng ngày để giảm chất nhầy ở mũi về lâu dài.

Mối nguy hại cho sức khỏe

Dứa sẽ làm mềm thịt, vì vậy tiêu thụ quá nhiều dứa có thể gây đau miệng, bao gồm môi, lưỡi và má. Nhưng cảm giác này thường biến mất trong vòng vài giờ.Nhưng nếu như cảm giác này kéo dài và kèm theo phát ban hoặc khó thở, bạn nên đi khám ngay vì có thể bị dị ứng với dứa.Dứa rất giàu vitamin C, tiêu thụ quá nhiều dứa có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng hoặc ợ chua.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, bromelain quá cao có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy hoặc máu kinh quá nhiều. Enzyme trong dứa cũng tương tác với một số loại thuốc. Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, phenothiazin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng cần lưu ý không ăn quá nhiều dứa.

Nghiên cứu từ Khoa Kiến trúc Cảnh quan của Đại học Purdue cho biết ăn dứa chưa chín hoặc uống nước dứa chưa chín đều nguy hiểm. Dứa chưa trưởng thành rất độc đối với con người và có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng và nôn mửa. Đồng thời, không nên ăn quá nhiều lõi dứa sẽ gây hình thành các bóng xơ trong đường tiêu hóa.

Giờ  bạn đã biết cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa cũng như lợi ích và tác dụng phụ của dứa rồi phải không nào.Mong bài viết này giúp ích được cho bạn

Nguồn : //iniada.info

Bình luận

Video liên quan

Chủ Đề