Cách trị trầm cảm tại nhà

Trầm cảm là bệnh tâm lý và nó khác rất nhiều so với trạng thái cảm xúc mệt mỏi, buồn chán đơn thuần. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong suy nghĩ và cả hành vi. Vậy bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không? Có tự khỏi không?Bệnh trầm cảm là gì?Có rất nhiều người hiểu sai về bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một căn bệnh với những triệu chứng riêng biệt, chứ không phải là biểu hiện của sự chán nản, yếu đuối đơn thuần. Trong y học, trầm cảm được định nghĩa là hiện tượng rối loạn cảm xúc, rối loạn khí sắc phổ biến trong tâm thần học. 

Cách trị trầm cảm tại nhà
Trầm cảm thực sự là một căn bệnh và có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị. Mọi chẩn đoán và điều trị hiệu quả sẽ được bác sĩ tâm lý thực hiện, người bệnh nên phối hợp để đảm bảo kết quả trị liệu tốt nhất.

Trầm cảm là trạng thái rối loạn tâm lý, tâm thần. Người bị bệnh trầm cảm luôn có cảm giác buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, không còn hứng thú trong cuộc sống, mất khả năng tập trung... Việc ủ rũ, chán chường lâu ngày khiến bệnh trầm cảm nặng hơn, người bệnh có thể thường xuyên nghĩ đến cái chết.

Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới. Tỷ lệ người già mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn thanh thiếu niên. Mỗi lứa tuổi sẽ có những biểu hiện trầm cảm khác nhau.

Bệnh trầm cảm không những gây tổn hại cho chính người bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội vì trạng thái rối loạn tâm lý này có thể gây ra những đau khổ nghiêm trọng, phá hoại cuộc sống của chính họ và những người xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh trầm cảm được thể hiện qua 3 triệu chứng chủ yếu là:

  • Khí sắc trầm.
  • Mất hứng thú.
  • Mệt mỏi, không còn năng lượng.

Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn tâm thần vận động và giấc ngủ, luôn có cảm giác tội lỗi, xuất hiện ý nghĩ và thực hiện các hành vi tự tử.

Bệnh trầm cảm là rối loạn tâm lý phức tạp, biểu hiện dưới nhiều dạng lâm sàng và hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính, lặp lại theo chu kỳ, các triệu chứng của bệnh biểu hiện từ nặng đến nhẹ, có thể xuất hiện những triệu chứng loạn thần hay tương tác với những rối loạn cơ thể, rối loạn tâm thần khác.

Trầm cảm là bệnh tâm lý, ngoài việc sử dụng đúng loại thuốc phù hợp thì hiệu quả điều trị bệnh còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của bác sĩ tâm lý. Do đó, người bị bệnh trầm cảm cần khám và điều trị bệnh ở những địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.

Một trong những địa chỉ điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả, được nhiều bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá cao là phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Là trung tâm điều trị ngoại trú, phòng khám được đầu tư hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, nhằm tạo cho bệnh nhân không gian khám và tư vấn thoải mái, dễ dàng mở lòng, chia sẻ những áp lực tâm lý, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

Phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia tâm lý đến từ các bệnh viện, trung tâm lớn hàng đầu cả nước. Trong đó có nhiều giảng viên, giáo sư giảng dạy môn tâm thần học của trường Đại học Y Hà Nội. Với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn cao:

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Quyết
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Long
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa

Phòng khám có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Điều trị trầm cảm càng sớm, người bệnh càng được chữa khỏi nhanh chóng và ít để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất, do vậy hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu sớm của bệnh. 

Bên cạnh sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn có thể chủ động trợ giúp bản thân. Dưới đây là 8 cách giúp bạn tự cải thiện chứng trầm cảm, theo WebMD. 

Xây dựng sinh hoạt biểu 

Trầm cảm đảo lộn cuộc sống nên điều đầu tiên bạn cần làm khi rơi vào tình trạng này là xây dựng cho mình một sinh hoạt biểu chi tiết. 

Đặt mục tiêu

Trầm cảm khiến bạn cảm thấy như mình không thể hoàn thành điều gì và càng như vậy, bạn càng chán ghét bản thân. Tốt nhất, hãy tự đặt mục tiêu hàng ngày, bắt đầu bằng những công việc nhỏ như rửa bát đĩa ngày hôm trước. 

Cách trị trầm cảm tại nhà

Bệnh nhân trầm cảm có thể tự giúp đỡ bản thân nếu chịu thay đổi lối sống. Ảnh: Bridges to Recovery.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất thúc đẩy cơ thể sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau, từ đó hỗ trợ bộ não tự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Không cần phải tập luyện quá nặng mà chỉ cần vài lần mỗi tuần là đủ.

Ăn uống lành mạnh

Không chế độ ăn kiêng nào đủ sức thổi bay trầm cảm song người mắc bệnh vẫn cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng. Trầm cảm thường dẫn đến ăn uống vô độ nên kiểm soát số lượng và chủng loại thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ giúp các bệnh nhân cảm thấy khá hơn.

Bên cạnh đó, một số công trình chỉ ra thức ăn chứa omega 3 (như cá ngừ, cá hồi) và axit folic (như rau bina, quả bơ) giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm.

Ngủ đủ giấc

Người trầm cảm hay khó ngủ mà ít ngủ khiến bệnh trầm cảm thêm nghiêm trọng. Trước tình huống này, bạn nên thay đổi lối sống bằng cách lên giường và thức dậy vào một giờ nhất định, đồng thời bỏ mọi thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ.

Chịu trách nhiệm

Khi bị trầm cảm, bạn có xu hướng sợ hãi và trốn tránh mọi nhiệm vụ nhưng như vậy chỉ trầm trọng hóa căn bệnh. Thay vào đó, hãy cố gắng duy trì công việc. Nếu không thể chịu đựng cả ngày, bạn hãy làm nửa ngày hoặc tham gia đội tình nguyện. 

Trải nghiệm mới

Muốn thoát khỏi mớ hỗn độn do trầm cảm đem tới, bạn nên thử những điều chưa từng trải qua như đi bảo tàng, đọc sách ngoài công viên hoặc học một ngôn ngữ lạ. Gặp các thử thách mới, não sẽ tiết dopamine, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến niềm vui và khả năng học tập.

Cố gắng vui chơi

Nghe có vẻ vô lý song người trầm cảm rất cần dành thời gian cho những thứ khiến bản thân vui vẻ như xem phim, ăn tối với bạn bè, đi du lịch. Hãy học lại cách tận hưởng cuộc sống và dần dần, bạn sẽ thực sự cảm thấy vui vẻ hơn.