Cách vệ sinh bộ chế hòa khí xe máy

Khi sở hữu một chiếc ô tô, có rất nhiều vấn đề chủ xe cần lưu ý để đảm bảo động cơ vận hành êm ái, trơn tru và tiết kiệm nhiên liệu. Trong đó việc vệ sinh chế hòa khí ô tô là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện định kỳ và đúng kỹ thuật. Tham khảo bài viết này để biết 4 bước cơ bản giúp bộ chế hòa khí hoạt động trong tình trạng tốt nhất.

Chủ xe có thể vệ sinh chế hòa khí ô tô tại các trung tâm sửa chữa hoặc tự mình thực hiện tại nhà

Vì sao cần vệ sinh bộ chế hòa khí ô tô?

Bộ chế hòa khí là tên gọi khác của bình xăng con. Chức năng của bộ phận này pha trộn nhiên liệu và không khí theo một tỉ lệ phù hợp với nhu cầu vận hành của động cơ. Chính vì vậy gọi bộ chế hòa khí là “mạch máu” đưa năng lượng và oxy đến “trái tim” của ô tô cũng hoàn toàn chính xác.

Với tính chất là một linh kiện máy móc, sau khoảng thời gian sử dụng nhất định, bộ chế hòa khí sẽ xảy ra tình trạng đóng cặn hoặc bám bẩn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu cung cấp cho quá trình đốt cháy của động cơ. Hậu quả xảy đến sẽ là giảm công suất vận hành, tăng nhiên liệu tiêu hao hay nghiêm trọng hơn là tình trạng chết máy, động cơ khó khởi động…

Bộ chế hòa khí là mạch máu của động cơ, đảm bảo ô tô vận hành hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu

Để tránh các vấn đề trên, chủ xe cần vệ sinh chế hòa khí ô tô định kỳ để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho động cơ vận hành ở trạng thái tốt nhất. Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất xe hơi, bộ chế hòa khí ô tô nên được vệ sinh sau mỗi 5.000 km vận hành. Hoặc khi nổ máy phát hiện mùi lạ khác với mùi xăng cũng là dấu hiệu bộ chế hòa khí có thể đang gặp vấn đề tắc nghẽn.

Hướng dẫn các bước vệ sinh chế hòa khí ô tô đúng kỹ thuật

Thao tác vệ sinh bộ chế hòa khí tương đối đơn giản, chủ xe có thể thực hiện tại nhà hoặc đưa xe đến các cửa hàng sửa ô tô chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Nếu muốn tự thực hiện, dưới đây là 4 bước vệ sinh chế hòa khí ô tô đơn giản nhất mà bạn nên tham khảo:

Bước 1. Xác định vị trí của bộ chế hòa khí

Đầu tiên cần tắt máy, ngắt nguồn điện, để động cơ nguội hẳn trước khi thao tác nhằm tránh việc bị bỏng. Tiếp theo bạn tìm vị trí bộ chế hòa khí ô tô, thông thường sẽ nằm ngay bên dưới bộ lọc gió. Lúc này chỉ cần dùng cờ lê để tháo rời các đai ốc, tai gài của bộ lọc gió.

Bước 2. Vệ sinh chế hòa khí

Khi đã tháo rời bộ lọc gió, bộ chế hòa khí ô tô sẽ lộ ra. Người dùng nên sử dụng khăn mềm để nhẹ nhàng lau sạch lớp bụi bẩn bám quanh bộ chế hòa khí.

Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh chế hòa khí ô tô

Sau đó dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng xịt đều vào các đai ốc vít của bình xăng con. Các đai ốc này không chỉ có chức năng cố định vị trí mà còn kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào bộ chế hòa khí. Do đó nếu bám bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhiên liệu cung cấp cho động cơ. 

Lưu ý chỉ sử dụng những chất tẩy rửa không ăn mòn để đảm bảo không ảnh hưởng đến các phần bằng nhựa và cao su trên bộ chế hòa khí. Giấm, axit hay chất tẩy trắng cũng không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây ăn mòn kim loại. Chủ xe chỉ nên chọn dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo độ bền của các chi tiết máy trong khoang động cơ.

Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh, người thực hiện nên thao tác cẩn thận bằng khăn mềm để tránh dung dịch tẩy rửa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của động cơ ô tô. Nếu sau khi lau vẫn còn các vết bám “cứng đầu”, có thể dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch.

Bước 3. Kiểm tra lại động cơ sau khi vệ sinh

Sau khi đã vệ sinh sạch, hãy thử nổ máy để kiểm tra động cơ có hoạt động tốt không thông qua tốc độ khởi động, tiếng vang động cơ... Nếu vẫn chưa ổn, tiếp tục điều chỉnh lại độ chặt các vít, đai ốc để đảm bảo hiệu quả làm việc của bộ chế hòa khí.

Nới lỏng ốc vít sẽ giúp giảm lượng nhiên liệu. Ngược lại, vặn chặt sẽ tăng lượng nhiên liệu đầu vào. Vì thế cần điều chỉnh vít có độ chặt chuẩn nhất để cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ chạy êm ái, nhẹ nhàng và không gây ra rung lắc.

Bước 4. Lắp bộ lọc gió lại vị trí ban đầu

Sau khi đã chắc chắn động cơ được vận hành ở trạng thái tốt nhất, bước cuối cùng là tiến hành lắp bộ lọc gió lại vị trí ban đầu. Như vậy bạn đã hoàn thành các thao tác vệ sinh bình xăng con hiệu quả và nhanh chóng.

Sau khi hoàn thành, lắp đặt bộ chế hòa khí ô tô vào vị trí như ban đầu

Ngoài ra, người dùng cũng có thể kết hợp vệ sinh bộ lọc gió và vệ sinh bộ chế hòa khí ô tô để đảm bảo không khí đi vào động cơ được đảm bảo. 

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

Điều gió vào trong máy

Ở bình xăng con có hai ốc chỉnh, một nằm ngay hướng dây ga, thường gọi là ốc gió, dùng chỉnh ga lăng ti, tức chỉnh lượng gió vào trực tiếp vừa đủ cho xe nổ êm, nhẹ lúc không tải, và một con ốc nữa nằm kề bên, gọi là ốc xăng, nhưng thực chất nó cũng dùng để chỉnh gió. Muốn cho xăng xuống buồng đốt nhiều hay ít thì chỉnh ốc này làm lượng gió vào nhiều sẽ hút xăng xuống và ngược lại.

Lượng xăng, gió căn chỉnh không đúng sẽ khó nổ. Hoặc nổ rồi, lên ga lại bị tắt máy hay xe chạy lề rề, không hoạt động như bình thường. Gặp tình huống đó nhiều khi phải kéo le gió [air] phía trái của tay lái. Hoặc cho xe nổ chừng 5-7 phút, nóng máy lên mới có thể chạy được. Đó là tình trạng thiếu xăng, chạy trong trường hợp này động cơ rất nóng, các thiết bị trong máy có độ giãn nở, tạo ma sát cao, làm giảm tuổi thọ của máy.

Quảng cáo

Điều gió từ bên ngoài

Quảng cáo

Bộ lọc gió cũng nằm trong hệ thống đưa gió vào máy. Nếu bị bẩn, nhất là xe hoạt động thường xuyên trong môi trường bụi bặm, cần phải vệ sinh định kỳ bộ lọc gió này. Thông thường từ 5 tháng đến 1 năm, cần rửa miếng xốp lọc bụi trong hộp gió một lần. Nếu là loại bằng giấy, bẩn quá, phải thay mới. Không nên chải bụi rồi lấy kim châm thêm lỗ cho thông như nhiều nơi vẫn thường phục hồi. Vì bụi bặm bị cuốn vào nhiều dễ gây hư pít tông, bạc và làm hao xăng, xe chạy thường bị "hẫng".

Để giữ cho bình lọc gió không bẩn, người sử dụng cũng cần giữ cho xe sạch. Ngoài ra, bùn đất bám nhiều ở các phiến tản nhiệt sẽ làm giảm khả năng giải nhiệt cho máy khi vận hành.

[Theo Sài Gòn Tiếp Thị].

Bình xăng con là một bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh tỉ lệ trộn nhiên liệu, không khí khi động cơ hoạt động. Trong quá trình vận hành không thể nào tránh được hiện tượng đóng cặn, bám bẩn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bình xăng con. Chính vì vậy, mà việc vệ sinh bình xăng con cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà các chủ xe nên cẩn trọng lưu ý. Dưới đây sẽ bật mí một số thông tin quan trọng về việc vệ sinh mời các bạn cùng đón xem.

Tại sao nên vệ sinh bình xăng con

Bình xăng con hay còn được nhiều người gọi với cái tên là bộ chế hòa khí, chế hòa khí. Đây chính là bộ phận trộn nhiên liệu cùng với không khí theo một tỉ lệ nhất định. Chuyển hỗn hợp trên cho động cơ xăng. Cho nên việc vệ sinh bình xăng con cũng vô cùng quan trọng. Khi bộ phận này xuất hiện các vấn đề đóng cặn do không được vệ sinh thường xuyên. Có thể dẫn đến tình trạng chết máy, khó khởi động máy.

Cũng như các bộ phận khác bình xăng con cần được bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài mục đích giúp kéo dài tuổi thọ linh kiện, việc vệ sinh bình xăng con còn giúp chủ xe kiểm soát tốt tình trạng ô tô của mình.

Bình xăng con đóng vai trò rất quan trọng 

Hậu quả khi bình xăng con bị bẩn

Trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng bình xăng con sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính là do không vệ sinh bình xăng con thường xuyên. Điều này khiến cho bình xăng con quá bẩn sau một thời gian sử dụng. Các cặn bẩn làm tắc lỗ đường gió khiến xe khó nổ thậm chí là gặp phải vấn đề chết máy.

Khi xe của bạn bị ngập nước do trời mưa hay rửa xe sẽ khiến nước tràn vào trong bình xăng con. Điều này gây nên hiện tượng xe chết máy đề không nổ. Lúc này, bạn cần phải khóa ngay van đường xăng lại dùng đồ nghề mang theo rồi tháo lỗ xả xăng. Để cho lượng xăng đã bị dính nước thoát ra bên ngoài ngoài hết rồi mới khóa chặt lại. Cuối cùng mở van xăng ra để cho lượng xăng mới vào bình.

Trong quá trình xe hoạt động bộ phận kim ba cạnh, phao xăng duy trì mức độ ổn định nhiên liệu. Điều này nhằm đảm bảo chế độ làm việc của hệ thống động cơ. Sau một thời gian trong xăng có lẫn nhiều bụi bẩn, cặn bẩn. Khiến cho bộ phận kim ba cạnh và gioăng cao su bị mòn, chai cứng. Xăng từ bình chính chảy nhiều xuống bình xăng con gây nên hiện tượng tràn qua ống xăng thừa đi ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến xe của bạn bị hao tổn một lượng nhiên liệu.

Khi nào nên vệ sinh bình xăng con

Tầm quan trọng của bình xăng con nằm ở việc phải đảm bảo cho các chế độ làm việc của động cơ. Ngoài ra, bộ phận này còn cần thêm hệ thống nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu. Cũng như việc đảm bảo tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường trên các dòng xe đời mới. Chính vì vậy, mà cấu trúc của bình xăng con thường sẽ có nhiều đường xăng. Cùng cơ cấu điều chỉnh lượng xăng phức tạp, tỉ mỉ.

Vệ sinh bình xăng con nên tiến hành thường xuyên

Cũng bởi cấu tạo, tầm quan trọng của nó mà bộ phận bình xăng con cần được bảo dưỡng thường xuyên. Nếu chủ xe lơ là việc vệ sinh bình xăng con có thể dẫn đến việc đóng cặn, muội bẩn. Gây nên tắc nghẽn quá trình hoạt động của bộ phận này. Ngoài ra, trong một số trường hợp bình xăng con ô tô bị nước tràn vào cũng có thể gây chết máy xe.

Nếu để tình trạng trên kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên xe. Cho nên các nhà sản xuất ô tô cũng khuyến cáo những chủ xe nên vệ sinh bình xăng con định kỳ. Tốt nhất là sau mỗi 5000km quãng đường di chuyển.

Phương pháp vệ sinh bình xăng con truyền thống

Vệ sinh bình xăng con vốn là một việc làm tiêu tốn rất nhiều thời gian. Trước khi thực hiện vệ sinh cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như sau: Tuốc nơ vít các loại, khăn chổi lau, kính bảo hộ… Sau đó, chỉ cần tiến hành theo 5 bước vệ sinh dưới đây:

Bước 1: Tháo bộ lọc khí động cơ bên trong bình xăng con

Xác định vị trí để tháo bộ lọc khí và vỏ máy. Muốn tháo ra cần chuẩn bị các loại dụng cụ cầm tay. Tuy nhiên bộ lọc không khí, vỏ máy thường chỉ sử dụng đai ốc nên dễ dàng tháo ra mà không cần sử dụng bất kỳ dụng cụ nào.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí

Khi bộ lọc khí đã được tháo ra. Dùng khăn sạch lau bụi bẩn xung quanh. Sau đó sử dụng một chiếc tuốc vít đầu phẳng để điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí. Tùy thuộc vào mỗi loại xe khác nhau bình xăng con cũng có nhiều ốc vít, đôi khi lên đến bốn vít. Các vít này thường chịu trách nhiệm kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào động cơ, điều chỉnh hiệu suất động cơ. Các bạn cũng cần làm sạch các ốc vít để bụi bẩn không cản trở quá trình hoạt động của động cơ.

Nên vệ sinh bình xăng con bằng các dung dịch chuyên dụng

Bước 3: Quan sát động cơ sau khi vệ sinh

Sau khi vệ sinh xong hãy khởi động lại xe đến khi thấy động cơ nóng lên. Sau đó quan sát xem động cơ có đang hoạt động tốt không để dễ dàng điều chỉnh chế hòa khí cho ô tô công suất tốt nhất. Quan sát động cơ cho bạn biết động cơ thiếu nhiên liệu hay sử dụng nhiên liệu quá nhiều mới được dừng lại nhé.

Bước 4: Điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu khí

Khi hệ thống động cơ xe của bạn đã hoạt động với lượng nhiệt độ phù hợp. Quay trở lại bình xăng con và điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí. Nới lỏng giúp giảm lượng nhiên liệu còn khi vặn chặt vít sẽ tăng lượng nhiên liệu. Điều chỉnh vít để động cơ chạy êm ái, trơn tru, không bị rung lắc.

Bước 5: Lắp lại bộ lọc khí rồi lái xe kiểm tra

Một khi đã hoàn tất việc vệ sinh, lắp lại các bộ phận. Các bạn hãy cài đặt bộ lọc không khí rồi lái xe kiểm tra. Lưu ý về bất kỳ thay đổi nào của công suất xe, phản hồi ga, mức tiêu thụ nhiên liệu. Nếu cần quay trở lại và thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho đến khi xe đang chạy trơn tru, ổn định.

Dung dịch vệ sinh bình xăng con chuyên dụng

Với phương pháp vệ sinh bình xăng con trên đây bạn cần đem “xế yêu” đến các trung tâm bảo dưỡng. Để được người thợ có trình độ, chuyên môn vệ sinh. Chắc chắn một điều rằng chúng sẽ tốn kém khá nhiều thời gian, chi phí cho chủ xe. Vậy giải pháp được đặt ra lúc này là sử dụng các dung dịch vệ sinh bình xăng con chuyên dụng. Không cần phải đem xe đến các trung tâm như trước đây nữa thay vào đó là bạn có thể mua dung dịch về nhà và tự thực hiện chỉ với mấy phút.

Dung dịch vệ sinh bình xăng con được sử dụng phổ biến

Công dụng của dung dịch vệ sinh bình xăng con

Ngay từ khi ra mắt các sản phẩm dung dịch vệ sinh bình xăng con đã nhận được sự yêu mến của đông đảo khách hàng. Tất cả là nhờ vào rất nhiều công dụng nổi bật. Tiêu biểu nhất vẫn phải kể đến các công dụng như sau:

  • Dung dịch vệ sinh thường được chế tạo theo công nghệ hàng đầu. Có tác dụng tẩy sạch các vết bụi bẩn, dầu nhớt, mỡ thừa trong bình xăng con.
  • Với khả năng làm sạch bình xăng con một cách hiệu quả từ đó tiết kiệm nhiên liệu xăng.
  • Sử dụng cho bình xăng con trên nhiều hệ thống động cơ khác nhau. Tiểu biểu như xe hơi, tàu thuyền, mô tô, máy bay…
  • Dung dịch còn có tác dụng làm sạch bộ hòa khí, cuộn cảm tự động. Loại bỏ độ ẩm trên các bộ phận chuyển động giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống động cơ xe.
  • Không chứa các thành phần độc hại nên không sợ gây ra các vấn đề hư tổn bình xăng con.

Hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh bình xăng con

Dung dịch vệ sinh bình xăng con thường có cách dùng khá đơn giản. Chỉ cần áp dụng ngay một số bước sau đây. Để có thể vệ sinh bình xăng con, họng ga, cổ hút trên hệ thống động cơ.

  • Bước 1: Cho động cơ tắt máy
  • Bước 2: Lắc đều dung dịch, xịt trực tiếp lên các chi tiết cần được vệ sinh
  • Bước 3: Khởi động máy, để chạy với tốc độ vừa phải.

Lưu ý: Dung dịch dễ cháy nên tránh để ở những nơi có nguồn nhiệt. Nên dùng ở nơi thông gió, khí.

Trên đây là một số thông tin chính về cách vệ sinh bình xăng con để các bạn cùng theo dõi. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc đặt mua sản phẩm có thể liên hệ cùng Tam Sơn Shop. Đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới. Khi mua hàng tại đây còn nhận được sự tư vấn tận tình của đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên môn.

Video liên quan

Chủ Đề