Cách xác định câu đặc biệt

Câu đặc biệt là dạng câu ai trong chúng ta cũng đã từng được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Thậm chí, dạng bài tập này khiến không ít các bạn học sinh vật lộn vì chưa hiểu rõ. Sau nhiều năm rời khỏi ghế nhà trường, chẳng máy ai còn nhớ thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng và cách dùng loại câu này như thế nào? Hãy để CHAMSOCXEHOIHN gợi mở giúp bạn nhớ lại kiến thức trong bài viết này nhé!

Câu đặc biệt là gì? Thế nào là câu đặc biệt?

Soạn văn câu đặc biệt là một phần quan trọng trong môn Ngữ Văn lớp 7 các bạn học sinh cần nắm vững. Câu đặc biệt là dạng câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ như các dạng câu thông thường 

Thế nào là câu đặc biệt?

Có thể hiểu nôm na, câu đặc biệt là dạng câu không tuân theo bất kỳ một quy tắc ngữ pháp nào. 

Sau khi đã giúp bạn đọc như được câu đặc biệt là gì, Chăm Sóc Xe Hơi sẽ đưa ra một vài ví dụ minh họa dạng câu này nhé. 

  • Ôi, trời lại nắng rồi!
  • Linh! Chính là Linh
  • Cuối cùng cũng vượt qua được rồi!

Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên đều hướng đến những tác dụng chung nhất như sau:

Những tác dụng của câu đặc biệt bạn biết chưa?

Xác định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

Chức năng đầu tiên của câu đặc biệt là xác định thông tin về thời gian, về nơi diễn ra sự việc, sự kiện trong đoạn văn đang nhắc tới. Vì không khôi phục được các thành phần câu sau khi đã lược bỏ. Vậy nên thông tin người viết cần truyền tải tới bạn đọc qua dạng câu đặc biệt cần đảm bảo thông tin trung thực và chính xác. 

Ví dụ: Một đêm mưa! Người bố vẫn ôm đưa con bé bỏng đi xin sữa. 

Bộc lộ cảm xúc người viết, người nói 

Trong cuộc sống luôn cần đến những bài học hay, những câu chuyện truyền cảm hứng hay những vấn đề mà người viết hoặc người nói khó kìm dòng cảm xúc chân thực của mình. Họ thường chọn câu đặc biệt như một cách diễn tả thành các câu văn, câu nói bởi không cần tuân theo một cấu trúc ngữ pháp chủ vị nào. 

Dù vậy người nghe hay người đọc hoàn toàn có thể hiểu được ý tưởng, nội dung mà người viết, người nói muốn truyền tải. 

Liệt kê hoặc thông báo các sự vật, sự việc, hành động

Câu đặc biệt còn có tác dụng liệt kê hoặc thông báo sự hiện diện, tồn tại của các sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: Buổi sáng Sapa thật trong lành. Tiếng chim, tiếng gió.

Câu đặc biệt có chức năng gọi đáp

Linh ơi! Đây chính là một ví dụ điển hình của câu đặc biệt được sử dụng để gọi đáp. Trong một số trường hợp, các câu mang sắc thái chào hỏi, gọi đáp… được gọi là dạng câu đặc biệt. Đây cũng chính là dạng câu đặc biệt ngắn nhất. Tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo ý nghĩa đầy đủ, người nghe hiểu và nắm bắt được thông tin. 

Xem thêm:
Câu rút gọn là gì ?
Tìm hiểu khách quan là gì ?

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Bạn biết đó, câu đầy đủ là câu cấu tạo đúng theo mô hình cụm chủ ngữ vị ngữ. Câu đặc biệt và câu rút gọn đều không thuộc câu đầy đủ. Về mặt hình thức giữa hai loại câu này khá giống nhau. Vậy nên khá nhiều bạn học sinh nhầm lẫn khi làm các dạng bài tập về câu rút gọn, câu đặc biệt

Dưới đây là điểm giống, khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu đặc biệtCâu rút gọn
Không cấu cấu tạo theo mô hình cụm chủ vị. Vậy nên không thể khôi phục được các bộ phận đó.Câu đã bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc có thể cả chủ ngữ và vị ngữ. Vậy nên chúng ta có thể khôi phục lại các thành phần đã bị lược bỏ. 
Ví dụ: Trời ơi! Món ăn này hấp dẫn quá!

“Trời ơi!” là câu đặc biệt không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được. 

Ví dụ: “Ai là người mua bó hoa này?  – Linh.”

Thì “Linh” là câu rút gọn đã bị lược bỏ vị ngữ. Câu đầy đủ được khôi phục lại như sau: Linh là người mua bó hoa này. 

Các dạng bài tập vận dụng về câu đặc biệt

Kiến thức về câu đặc biệt không quá khó. Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với câu rút gọn. Dưới đây là một số dạng bài tập điển hình liên quan đến câu đặc biệt các bạn học sinh có thể tham khảo qua. 

Bổ trợ kiến thức các dạng bài tập về câu đặc biệt

Dạng 1: Xác định câu đặc biệt  trong đoạn văn cho trước

Đối với dạng bài tập này, yêu cầu các bạn học sinh vận dụng linh hoạt đặc điểm về câu đặc biệt. Cần phân biệt, tránh nhầm lẫn câu rút gọn. 

Dạng 2: Xác định tác dụng của những câu đặc biệt có trong đoạn văn

Trong dạng câu hỏi này, yêu cầu kiến thức học sinh có sự tổng hợp đây. Không chỉ giúp hiểu kỹ về câu đặc biệt, dạng bài này giúp tăng khả năng cảm thụ cho học sinh. 

Dạng 3: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các dạng câu đặc biệt. Sau đó chỉ ra tác dụng câu đặc biệt ngay trong đoạn văn đó.  

Đây là dạng bài tập khó nhất liên quan đến câu đặc biệt. Đừng lo lắng chỉ cần nắm vững kiến thức là bạn có thể tự tin làm rồi. 

Hệ thống các kiểu câu trong tiếng Việt cực kỳ phong phú và đa dạng. Hy vọng rằng, bài viết đem đến kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn thế nào về câu đặc biệt. Đồng thời biết cách vận dụng linh hoạt câu đặc biệt trong cuộc sống thường ngày. 

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Thế nào là câu đặc biệt? Đây là một phần kiến thức luyện từ và câu có trong môn Ngữ Văn 7. Mặc dù dạng câu này khá dễ nhận biết nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn và ứng dụng chưa đúng. Hãy cùng Family News kiểm tra lại phần kiến thức này, với các dạng bài tập điển hình giúp bạn ôn thi đạt điểm 10!

Thế nào là câu đặc biệt?

Khái niệm là kiến thức cơ bản mà học sinh phải nắm được để hiểu nội dung bài học. Câu đặc biệt thực chất khá đơn giản từ định nghĩa, cách nhận biết và sử dụng nó. 

Như chúng ta đã biết, hình thức một câu văn hoàn thiện phải bao gồm tối thiểu hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện thêm các thành phần bổ nghĩa khác cho câu. Vậy có loại câu nào không tuân theo quy tắc chủ vị, nhưng vẫn được xem là đúng ngữ pháp không? Đó chính là kiểu câu đặc biệt.

Vậy thế nào là câu đặc biệt?

Câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào cả. Cụ thể hơn là trong câu sẽ không xuất hiện hay không phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.

Câu đặc biệt là là kiểu câu ngắn, không xác định được chủ ngữ vị ngữ

Cấu tạo kiểu câu đặc biệt

– Dạng 1: Câu đặc biệt chỉ gồm 1 từ

Ví dụ: “Xuân. Hạ. Thu. Đông” – 4 câu văn chỉ gồm 1 từ.

– Dạng 2: Câu đặc biệt bao gồm một cụm từ

Ví dụ: “Chiến tranh. Đói nghèo. Họ buộc tạm biệt đô thị với ánh đèn, đi về miền quê nghèo tăm tối”.

Nhờ vào đặc điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận biết câu đặc biệt thông qua hình thức. Nhưng tại sao chúng lại được viết dưới dạng đặc biệt như vậy? Ngoài đặc trưng một số kiểu câu không cần chủ – vị vẫn có nghĩa. Câu đặc biệt còn được dùng để nhấn mạnh ý đồ, nội dung mà tác giả muốn người đọc hướng đến.

||Xem thêm: Câu rút gọn là gì? Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Tác dụng của kiểu câu đặc biệt

Bên cạnh thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt có đặc trưng rất ngắn gọn, vì thế dễ gây chú ý khi chúng xuất hiện trong đoạn văn / thơ. Tác giả sử dụng kiểu câu này thường mang những dụng ý nhất định. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của câu đặc biệt:

Dùng để diễn tả thời gian và bối cảnh sự việc, vấn đề

Ví dụ 1: “Ngày sinh nhật cô. Cũng là ngày cô phải dừng bước trước cánh cổng trường học. Cái nghèo đeo bám khiến cô phải nghẹn lại giấc mơ được đến trường.”

“Ngày sinh nhật cô” là câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.

Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm của người viết

Ví dụ 2: “Xui quá! Thiếu 0.1 điểm nữa thôi là điểm trên trung bình rồi”.

“Xui quá!” là câu đặc biệt dùng để bày tỏ tiếc nuối của chủ thể câu nói. Vì thiếu một chút nữa là đã được trên trung bình.

Dùng để gọi đáp

Ví dụ 3: “Nhi ơi! Con đưa lì xì đây mẹ cất cho! – Không dâu!”

“Nhi ơi” là câu đặc biệt dùng để gọi tên cụ thể một người. “Không đâu” là câu đặc biệt với chức năng đáp lại lời nói trước đó.

Công dụng của kiểu câu đặc biệt để gọi đáp hoặc nhấn mạnh

Dùng để thông báo về một sự vật, sự việc, hiện tượng

Ví dụ 4: “Tinh mơ, chú gà trống nhảy tót lên đống rơm, gáy thật to đánh thức buôn làng. Những buổi sáng ở làng quê thật là trong trẻo! Tiếng chim. Tiếng gió. Tiếng người.”

“Tiếng chim”, “tiếng gió”, “tiếng người” là câu đặc biệt kể về những âm thanh vào sáng sớm ở miền quê.

Dùng để nhấn mạnh sự vật, sự việc, thời gian,… nhắc đến trong câu

Cùng với hiểu rõ thế nào là câu đặc biệt? Hầu hết các câu đặc biệt [ngoại trừ câu hỏi đáp] đều dùng để nhấn mạnh một sự vật, sự việc nào đó. 

Chẳng hạn, ví dụ 1 tác rời “Ngày sinh nhật cô” để nhấn mạnh thời gian. Sinh nhật là ngày hạnh phúc, ngày ta cầu nguyện mơ ước về tương lai. Nhưng cô gái được nhắc đến lại phải từ bỏ ước mơ đi học. Qua đó khắc họa rõ nét hơn những bất hạnh của con người trong nghèo khổ, cơ hàn.

Ở ví dụ 2: Câu nói dùng để nhấn mạnh trạng thái, cảm xúc của người viết. Qua đó ta thấy được sự tiếc nuối của chủ thể câu nói khi thiếu một chút là đủ điểm trên trung bình.

Ở ví dụ 4: Câu đặc biệt dùng để gợi nhắc các âm thanh vào buổi sáng. Đây là các âm thanh hoàn toàn của tự nhiên. Hơn nữa, chúng lại được nghe rất rõ ràng, rạch ròi. Như vậy, dù là miêu tả âm thanh nhưng người ta lại cảm nhận rõ hơn về sự thanh bình, trong lành nơi miền quê. Ngay cả những âm thanh rất nhẹ của gió, người ta cũng cảm nhận được.

Hiểu “thế nào là câu đặc biệt”, học sinh sẽ dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan. Trong đó, một số dạng bài cơ bản có thể gặp phải được đề cập ở phần sau đây.

Tác dụng của kiểu câu đặc biệt và các dạng bài liên quan

Các dạng bài tập liên quan “thế nào là câu đặc biệt”

– Bài tập xác định câu đặc biệt trong đoạn thơ / đoạn văn cho trước: Đây là dạng bài tập cơ bản về kiểu câu. Thông qua đặc trưng về hình thức cấu tạo. Bạn có thể nhận biết khá nhanh đau là câu đặc biệt.

Ví dụ: “Hoàng hôn. Nắng hững hờ dần khuất sau mặt biển, để lại bầu trời dần u sầu tăm tối”. – “Hoàng hôn” là câu đặc biệt

– Xác định công dụng của câu đặc biệt: Bài tập này có phức tạp hơn một chút với kiểu bài nhận biết số 1. Tuy nhiên, bạn chỉ cần căn cứ ngữ nghĩa và đối chiếu với các công dụng của câu đặc biệt là xác định được.

Ví dụ: Tương tự ví trụ trên, “Hoàng hôn” là câu đặc biệt dùng để nhấn mạnh về thời gian được nhắc đến trong câu.

– Bài tập làm văn sử dụng câu đặc biệt: Bài tập này yêu cầu về kiến thức từ vựng của câu đặc biệt và khả năng hành văn của học sinh. Hãy căn cứ theo yêu cầu bài viết, gạch những đầu dòng ý chính, rồi cân nhắc đặt câu đặc biệt ở đâu. Sau đó mới thử đặt câu đặc biệt và đưa chúng vào bài văn.

Trên đây là phần tổng hợp kiến thức liên quan “thế nào là câu đặc biệt”. Bài viết đã nêu vắn tắt khái niệm, các đặc điểm hình thức và công dụng của mẫu câu này. Một số ví dụ cụ thể trên đây hy vọng giúp bạn đọc dễ hiểu hơn về mẫu câu đặc biệt. Đừng quên theo dõi Family News để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích liên quan khác nhé!

||Bạn có biết:

Video liên quan

Chủ Đề