Cách Xác định lời dẫn trực tiếp

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

] Xác định lời dẫn trong các đoạn sau đây và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ được dẫn?

a.      Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

 b. Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”.

c. Tôi phát vào lưng Trinh một phát rõ đau rồi hỏi:

-         Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à?

 d. Tôi gặng hỏi mãi, Trinh vẫn không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.

Các câu hỏi tương tự

BT1: Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a] Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thê thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế…

[Nam Cao]

b] Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

[Thanh Tịnh]

c] Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

[Lê Minh Khuê]

d] Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.

[Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4]

e] Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và gián tiếp[ 6 đoạn, mỗi đoạn 2 cách]

a, Chúng ta phải ghi nhớ công lao cảu các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng

b, Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất gioản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

c, Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc tự hào với tiềng nói của mình

Cách dẫn trực tiếp là gì ? Hãy theo dõi những nội dung chúng tôi đem đến cho bạn trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến cách dẫn trực tiếp nhé !

Tham khảo bài viết khác:

        Cách dẫn trực tiếp là gì ?

    1. Khái niệm

– Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

    2. Đặc điểm

-Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

– Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn [sau động từ trong câu].

– Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái [kia, nhé, này…]; có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.]

     3. Một số ví dụ minh họa

– Ví dụ minh họa 1: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. [Nguyễn Thành Long]

– Ví dụ minh họa 2: Thầy giáo nói: “Ngày mai kiểm tra 1 tiết”

– Ví dụ minh họa 3: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”

==> Cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Nhớ bỏ dấu 2 chấm và lượt bỏ tình thái từ, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước câu dẫn

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất !

Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Nêu dấu hiệu nhận biết?


- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

2. Đặc điểm

- Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.

- Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói [viết] và người đọc [người nghe]. Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.

- Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực , khách quan với những thông tin được nói đến.

* Ví dụ: Nam nói với em gái rằng: "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:

-  Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.

 II. Cách dẫn gián tiếp

1. Khái niệm

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp

2. Đặc điểm

- Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.

- Người nói [người viết] không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp [thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người]. Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.

* Ví dụ có câu: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

- Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> Có sự khác biệt [lược bỏ] so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ  "chúng ta phải".

 II. Luyện tập

Viết một đoạn văn [7 - 10 dòng] có nội dung trích dẫn: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình" bằng hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề