Cách xử lý mụn nhọt

Thời tiết nóng nực là cơ hội thuận lợi nhất cho mụn nhọt phát triển. Vì thế, mụn nhọt được coi là căn bệnh mùa hè đáng ghét, gây phiền toái cho nhiều người. Đối mặt với những cơn đau do mụn nhọt gây ra, chắc hẳn ai cũng mong tìm ra cách chữa mụn nhọt tại nhà nhanh nhất. Cùng đọc bài viết để tìm hiểu hướng dẫn của Bộ Y tế dành cho căn bệnh này.

I. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt tại nhà

Nhọt là tình trạng viêm cấp tính, gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Khi xuất hiện trên người, nhọt sẽ phát triển qua các giai đoạn:

  • Ban đầu chỉ là nốt sẩn nhỏ màu đỏ, rắn chắc và sưng nề ở nang lông.
  • Sau 2-3 ngày, tổn thương mới bắt đầu lan rộng hơn, hóa mủ thành ổ áp xe và có ngòi mủ ở giữa.

Tổn thương do nhọt sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức, đặc biệt khi nằm ở mũi hoặc vành tai. Vị trí dễ bị nhọt nhất trên cơ thể là đầu, mặt, cổ, lưng, mông, chân và tay. Số lượng nhọt có thể ít hay nhiều kèm theo triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, nhiễm trùng.

Khi mọc và kết tụ thành đám, mụn nhọt được gọi với cái tên “nhọt bầy”. Tình trạng này thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nền mạn tính như tiểu đường, hen, lao phổi.

Phát hiện nhọt sớm sẽ giúp hỗ trợ nhiều cho việc điều trị. Khi chưa hình thành mủ, nhọt dễ nhầm với các bệnh như viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ. Vì vậy, cần tiến hành chẩn đoán phân biệt để đưa ra hướng điều trị chính xác.

Nhọt không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Đặc biết với đối tượng suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết là rất cao. Nhọt ở vùng má hay vùng môi trên cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

II. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt 

Thủ phạm chính gây mụn nhọt là chủng vi khuẩn quen thuộc: Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Các vi khuẩn này sống ký sinh trên da người khỏe mạnh và chờ thời cơ gây bệnh. Nơi cư trú ưa thích của chúng là nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi, má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi.

Khi da bị thương tổn, xuất hiện vết xước, vết cắt… tụ cầu sẽ nhân cơ hội xâm nhập. Chúng kích ứng hệ miễn dịch của cơ thể và gây phản ứng viêm. Các tế bào miễn dịch được huy động đến chỗ tổn thương, dịch và mủ hình thành tạo ổ áp xe dưới nốt mụn nhọt. Vùng bị nhọt và cả phần da xung quanh rơi vào trạng thái đau đớn, khó chịu.  

Ngoài tụ cầu, một vài yếu tố nguy cơ kết hợp cũng góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh: 

  • Khả năng miễn dịch kém: làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi sinh vật.
  • Mắc bệnh tiểu đường: đường huyết cao thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. 
  • Suy dinh dưỡng: khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể kém.
  • Mắc các bệnh về da: những thương tổn về da dễ mở ra cánh cửa để vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn.

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp đưa ra giải pháp điều trị đúng đắn. Với mụn nhọt, tiêu diệt tụ cầu là mục tiêu hàng đầu – quyết định thành công trong điều trị bệnh. 

III. Ba bước xử lý mụn nhọt tại nhà

1. Vệ sinh cá nhân và loại bỏ các yếu tố nguy cơ

Vệ sinh cá nhân cần được đảm bảo để ngừa nguy cơ lây lan mụn nhọt sang vùng da khác. Người bệnh nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tránh sờ gãi lên nốt nhọt. Nếu có thói quen để móng tay dài, nên cắt tỉa gọn gàng, tránh trở thành nơi lưu giữ mầm bệnh vi khuẩn. Khi tắm, giặt rửa, cần chọn những loại xà phòng an toàn, không gây kích ứng để bảo vệ làn da. 

Không nên dùng tay sờ, gãi hay nặn khi chữa mụn nhọt tại nhà

Nếu bạn còn có thêm các yếu tố nguy cơ gây mụn nhọt, việc loại bỏ là cần thiết. Kiểm soát các bệnh lý nền, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch… là những phương pháp hiệu quả để góp phần cải thiện tình trạng nhọt. 

2. Xử lý mụn nhọt tại chỗ 

Can thiệp tại chỗ là bước quan trọng nhất trong điều trị mụn nhọt. Nếu xử lý đúng cách, nhọt sẽ nhanh khỏi, giảm đau đớn kéo dài và không để lại sẹo. Ngược lại, sai lầm trong việc tác động lên mụn nhọt có thể khiến nó lâu khỏi hơn và rất dễ gây sẹo xấu trên da. 

Xử lý mụn nhọt được chia thành hai giai đoạn: 

2.1. Giai đoạn sớm, chưa có mủ 

Ở giai đoạn này, nốt mụn nhọt vẫn còn cứng và đỏ. Bạn tuyệt đối không nên sờ nắn, nặn hay kích thích vào thương tổn. Để làm sạch, ngừa sưng to và lan rộng, cần lau dung dịch sát khuẩn 3-4 lần/ngày. 

2.2. Giai đoạn có mủ 

Bộ sản phẩm Dizigone giúp mụn nhọt lành nhanh, không xót, không để lại sẹo 

Khi mủ đầy lên, nốt nhọt “chín” hoàn toàn cần được phẫu thuật rạch rộng để làm sạch thương tổn. Thủ thuật rạch mổ nên được thực hiện ở cơ sở y tế để đảm bảo vệ sinh. 

Sau bước rạch mổ, việc làm sạch đúng cách sẽ quyết định thành công trong điều trị. Khi được làm sạch, nốt nhọt sẽ giảm viêm nhanh, mau khô se và không tái lại. Muốn được như vậy, dung dịch sát khuẩn phải đạt đủ các yêu cầu: 

  • Khả năng sát khuẩn mạnh 
  • Hiệu quả nhanh 
  • Không gây xót, kích ứng 
  • Không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên, hạn chế sẹo 
  • An toàn cho da và niêm mạc hở

Phản hồi hiệu quả của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý ổ mụn nhọt apxe lớn ở gáy 

Một số sản phẩm sát khuẩn phổ biến kể đến là: Dizigone, chlorhexidine, hexamidine, povidone iod. Trong đó, Dizigone đang là sản phẩm được dùng phổ biến nhất nhờ đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Nhờ khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, an toàn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone giúp nốt mụn nhọt sớm khô và không còn chảy mủ, chảy dịch. 

Sau khi khô hẳn, vùng da bị nhọt cần được dưỡng ẩm để thúc đẩy da non tái tạo. Vì vậy, sau bước sát khuẩn, nên kết hợp thoa kem dưỡng ẩm để tạo điều kiện ẩm phù hợp cho da. Một số loại kem thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là: Kem Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Vaseline, Lanolin… 

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone xử lý mụn nhọt:

>>> Xem bài viết: Mụn nhọt sưng to – cách chữa triệt để 

3. Dùng kháng sinh toàn thân 

Khi mụn nhọt xuất hiện quá nhiều hay có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định kê thuốc kháng sinh phù hợp. Tùy theo tình trạng nhọt, bệnh nhân có thể được dùng các thuốc: 

  • Nhóm beta lactam: Cloxacilin; Augmentin.
  • Nhóm macrolid: Roxithromycin; Azithromycin; Axit fusidic

Kháng sinh đường toàn thân là cách chữa mụn nhọt tại nhà khi có tình trạng mụn nhọt nặng 

Thời gian dùng kháng sinh sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Trong quá trình dùng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ.

4. Nâng cao thể trạng  

Thể trạng tốt sẽ giúp người bệnh có sức đề kháng khỏe mạnh để chống chọi với vi khuẩn. Ba quy tắc dễ nhớ và dễ áp dụng để nâng cao thể trạng là:

  • Ăn uống lành mạnh, đủ chất 
  • Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt 
  • Tập thể dục thường xuyên. 

Khi thực hiện đầy đủ theo ba nguyên tắc này, bạn sẽ có năng lượng dồi dào hơn để đối mặt với những căn bệnh đáng ghét như mụn nhọt. 

Vốn chỉ là một tổn thương ngoài da nhỏ bé, mụn nhọt cũng có thể gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Để loại bỏ nó triệt để, hãy làm theo 4 bước trong bài viết trên. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chữa mụn nhọt tại nhà, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế 

Chủ Đề