Cai nghiện nhị xuân ở đâu

Ngày 25-8, Cơ sở xã hội Nhị Xuân [Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM] bắt đầu tiêm vaccine cho học viên cai nghiện ma túy đang được chăm sóc tại cơ sở.

Học viên tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân được tiêm vaccine vào sáng 25-8. Ảnh: Cơ sở Nhị Xuân cung cấp

Ông Ngô Quốc Việt, Phó Giám đốc Cơ sở xã hội Nhị Xuân cho biết, từ nay đến ngày 1-9, cơ sở sẽ tiêm xong cho toàn bộ 1.139 [tỷ lệ 100%] học viên có mặt tại cơ sở, chỉ trừ người dưới 18 tuổi, hoặc sức khỏe không đảm bảo.

Đội hình tiêm vaccine là đội ngũ y bác sĩ của cơ sở và có thêm 2 cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn hỗ trợ giám sát, hướng dẫn chuyên môn.

Cùng với tiêm vaccine cho học viên, Cơ sở xã hội Nhị Xuân đang nỗ lực bảo vệ cơ sở xanh – cơ sở an toàn với Covid-19.

Ông Ngô Quốc Việt cho biết, những học viên mới tới cơ sở đều được xét nghiệm nhanh và điều tra dịch tễ, bố trí cách ly ít nhất 21 ngày. Các trường hợp có triệu chứng thì được cách ly, xét nghiệm và theo dõi chặt chẽ. Toàn cơ sở triệt để giãn cách, tuyệt đối không tiếp xúc gần, tuân thủ 5K.

Tiêm vaccine cho học viên cai nghiện ma túy

 


Học viên cai nghiện ma túy được tiêm vaccine phòng chống Covid-19. Ảnh: Cơ sở xã hội Nhị Xuân cung cấp

Cán bộ, viên chức cũng thực hiện giãn cách theo tổ, nhóm, phòng, khu vực kể cả khi làm việc và sau giờ làm việc. Khi ra vào cơ sở, cán bộ, viên chức thực hiện cách ly và làm việc trực tuyến ở nơi riêng trước khi thay ca, trong thời gian 9 ngày được xét nghiệm 3 lần. Ngoài ra, cơ sở khuyến khích viên chức, người lao động tự tập luyện thể dục. Cơ sở xã hội Nhị Xuân tổ chức thi trực tuyến việc rèn luyện thể thao như hít xà, hít đất, yoga, nhảy dây, chạy tại chỗ…

Đối với học viên, các hoạt động giáo dục, tư vấn được chuyển sang hình thức trực tuyến, các bài giảng cũng được đưa lên hệ thống phát thanh.

Cơ sở xã hội Nhị Xuân còn triển khai chương trình “Điều con muốn nói” bằng hình thức cho học viên chia sẻ những tâm sự, tình cảm với ba mẹ, con cái, người thân thông qua clip và chuyển gửi tới người thân.

Cách làm này giúp học viên tăng kết nối với gia đình, giải tỏa tâm lý nhất là trong thời điểm dịch bệnh, giãn cách triệt để, không tổ chức thăm gặp.

MẠNH HÒA

Viện KSND TP.HCM hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ qua TAND TP.HCM, để xét xử đối với 6 bị can: Thái Ngọc Dũng, Hồ Hoài Mỹ, Nguyễn Ngọc Quý, Trần Văn Tuấn, Phan Văn Tiến, Lê Thanh Truyền cùng về tội “giết người”. 6 bị can đã tham gia đánh chết một học viên cai nghiện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân.

6 bị can tại phiên tòa sơ thẩm trước đây

6 bị can từng là học viên cai nghiện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân [TP.HCM]. Sau đó, các bị can tham gia đánh bạn cùng phòng đến tử vong. Năm 2017, TAND TP.HCM từng xét xử sơ thẩm tuyên các bị cáo từ 5 năm - 14 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”. Vụ án được TAND cấp cao tại TP.HCM hủy án, trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Theo cáo trạng, nạn nhân Trần Vũ Nam [36 tuổi] là người nghiện ma túy nên được UBND P.Tân Thới Hiệp [Q.12, TP.HCM] đưa vào Cơ sở xã hội Nhị Xuân điều trị cắt cơn trong thời gian chờ tòa án ra quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Vào ngày 10.4.2015, Nam được chuyển sang khu phục hồi sức khỏe 1 để theo dõi. Các cán bộ phụ trách đưa Nam vào phòng số 8 của khu này. Thời điểm này, phòng số 8 đã có 23 học viên, tự chia thành 3 “mâm”. Trong đó, mâm 1 có 5 bị can, do Thái Ngọc Dũng làm trưởng phòng. Mâm 2 có Phan Văn Tiến, được giao nhiệm vụ phục vụ mâm 1.

Trần Vũ Nam vừa vào phòng đã bị Thái Ngọc Dũng đánh, yêu cầu cúi đầu xuống. Nam phản ứng liền bị lần lượt các bị cáo còn lại đánh, đấm, đá dồn vào góc phòng. Thấy Nam mệt, thở dốc, Dũng yêu cầu không đánh và cho các học viên nhóm dưới đưa Nam vào phòng vệ sinh tắm, thay đồ rồi đưa ra ngoài nằm.

Chiều cùng ngày, thấy Nam yếu dần, cả nhóm báo cán bộ giáo dưỡng và Nam được đưa đến trạm xá cơ sở Nhị Xuân. Sau đó, Nam đã chết trước khi đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Kết luận giám định pháp y tử thi thể hiện nạn nhân Trần Văn Nam chết do chấn thương sọ não.

Hồ sơ vụ án còn cho thấy, một số cán bộ của cơ sở Nhị Xuân có dấu hiệu về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nên cơ quan CSĐT đã nhiều lần ra quyết định khởi tố bổ sung bị can đối với 4 cán bộ quản lý khu 1 để điều tra, nhưng Viện KSND TP.HCM đã không phê chuẩn vì cho rằng các cán bộ này không chịu thừa nhận và cơ quan điều tra không chứng minh được việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ này.

Sau đó, cơ quan CSĐT đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với các cán bộ này vì đã hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được tội phạm. Quá trình xét xử sơ thẩm trước đây, TAND TP.HCM cũng từng trả hồ sơ để làm rõ các cán bộ có thiếu trách nhiệm dẫn đến học viên trại cai nghiện bị đánh chết hay không, tuy nhiên do không chứng minh được nên phiên tòa chỉ xét xử 6 bị can.

Tin liên quan

Ông Tạ An Hữu [Công an xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM] gợi ý gia đình bà Y. chi 60 triệu đồng để “giải cứu” người nhà khỏi cơ sở xã hội Nhị Xuân - Ảnh cắt từ clip H.L. - Đ.P.

Bà N.T.N.Y. [57 tuổi, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Q.Bình Tân, nay chuyển qua tạm trú tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh] cho biết tối 11-7, anh T.T.Đ. [37 tuổi, con của bà] đi nhậu với bạn tại xã Vĩnh Lộc B.

Đến khoảng 22h30, gia đình bà nhận được điện thoại từ một công an khu vực nơi bà từng đăng ký tạm trú thông báo: “Con cô chú bị Công an xã Vĩnh Lộc B bắt vì tụ tập chơi ma túy đá”.

Muốn “giải cứu” phải chi 60 triệu đồng

Khoảng 8h ngày 12-7, bà Y. mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân [CMND] hớt hải chạy lên trụ sở Công an xã Vĩnh Lộc B hỏi thủ tục xin bảo lãnh cho con về. Tại đây, một công an viên nói với bà Y: “Không cần xuất trình giấy tờ, để công an tự đi xác minh”.

Sau đó, bà Y. xin mang cơm vào thăm con. “Lúc lên phía trên lầu tôi thấy chỉ mình con tôi bị nhốt, những người nhậu cùng đêm trước đều được gia đình bảo lãnh về hết. Tôi hỏi mấy anh công an tại sao tôi mang đủ các loại giấy tờ tùy thân của con nhưng xin bảo lãnh không được thì họ trả lời phải chờ đi xác minh”.

Chiều tối 12-7, bà Y. tiếp tục mua cơm đưa đến cho con ăn thì được thông báo công an xã đã lập hồ sơ đưa anh Đ. vào cơ sở xã hội Nhị Xuân [Hóc Môn] cai nghiện.

Lúc này ông Tạ An Hữu [25 tuổi, quê huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đang công tác tại tổ hình sự Công an xã Vĩnh Lộc B] có mặt tại trụ sở nói: “Ở đây làm hồ sơ rồi, cô không lãnh về được đâu”.

Rồi ông này khoát tay nói bà Y. đi xuống phía dưới tầng trệt trao đổi số điện thoại và hứa: “Cháu sẽ lo cho cô”.

Tối cùng ngày, ông Hữu gọi cho bà Y. đặt vấn đề: “Cô có muốn lo cho nó ra không”. Bà Y. hỏi lại lo như thế nào thì ông này giải thích: “Nếu muốn lo cho nó ra thì tôi sẽ nhờ mấy anh em nhưng phải tốn chi phí”.

Bà Y. hỏi chi phí lo lót hết bao nhiêu, ông này khẳng định chắc nịch: “Khoảng 6 chục [60 triệu đồng], gia đình đưa trước cho cháu 30 triệu đồng để lo, xong việc đưa nốt 30 triệu đồng”.

Ông Tạ An Hữu gợi ý gia đình bà Y. chi 60 triệu đồng để “giải cứu” người nhà khỏi cơ sở xã hội Nhị Xuân. Sau khi gặp gỡ gia đình bà Y., ông Hữu vào lại trụ sở Công an xã Vĩnh Lộc B [Bình Chánh] tiếp tục làm việc - Ảnh cắt từ clip HL - Đ.P.

“Chỉ ăn được 2-3 triệu đồng”!?

Sáng 25-7, gia đình bà Y. hẹn gặp ông Tạ An Hữu tại một quán cà phê trên đường Lại Hùng Cường [thuộc ấp 6A, xã Vĩnh Lộc B], cách trụ sở công an xã khoảng 200m. Vừa gặp, ông Hữu nói ngay: “Thằng này chơi ma túy lâu rồi chứ không phải mới, cho nó vào vài tháng để tịnh tâm, tu dưỡng”.

Thấy gia đình bà Y. lo lắng cho sức khỏe của con, ông này nói như dọa: “Ở trong đó ngặt nỗi nhốt chung với xì ke, sida, HIV... nhiều lắm”.

Ông này lý giải quy trình xử lý đối với con bà Y. là sau khi được chuyển vào cơ sở cai nghiện khoảng 2 tháng sẽ được đưa ra tòa xét xử. Tòa sẽ có giấy triệu tập cha mẹ lên theo dõi, xử thêm 22 tháng nữa, tổng cộng 24 tháng.

“Ở Nhị Xuân chỉ cắt cơn giải độc thôi, sau đó chuyển qua một nơi khác. Trong thời gian ở lại Nhị Xuân nếu xác nhận được tình trạng cư trú rõ ràng họ sẽ hủy quyết định và cho về”.

Bà Y. hỏi trong trường hợp gia đình không lo đủ tiền để “giải cứu”, liệu con bà có được ở lại Nhị Xuân không? Ông Hữu khẳng định: “Không, phải đưa đi sao ở lại được. Một ngày dồn vô biết bao nhiêu người ở lại sao đủ chỗ”.

Ông này giải thích thêm: “Trường hợp của con cô không phải cai nghiện tự nguyện mà bị công an bắt có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện. Bây giờ muốn đưa ra phải có chủ tịch và phó trưởng công an xã ký hủy quyết định”.

Ông Tạ An Hữu viện lý do nếu hồ sơ còn ở công an xã thì làm rất nhanh. Tuy nhiên, nay lên tới phòng LĐ-TB&XH huyện nên phải làm từng bước rất lâu.

“Gia đình về chuẩn bị một cái đơn yêu cầu xác minh, photo hộ khẩu, kèm theo 2 bản CMND và 2 tấm ảnh 3x4 người bị bắt. Cái này giờ phải lên trên đó [phòng LĐ-TB&XH huyện] rút về xác minh theo đơn và đề xuất tầm một tháng đổ lại là xong”.

Bà Y. hỏi lại có chắc “giải cứu” được không? Anh này chắc nịch: “Tôi nói làm là chắc chắn 100% vì có làm một số trường hợp rồi”.

Vợ chồng bà Y. than số tiền quá lớn xin bớt chút đỉnh, ông Hữu nói: “Cái này tôi nhờ người giúp gia đình chứ ăn được bao nhiêu đâu, có 2-3 triệu bạc tiền cà phê cà pháo”.

Lo sợ tiền mất tật mang, bà Y. cần xác nhận từ ông Hữu cho chắc ăn thì anh này nói: “Người ta đã nhận giúp thì gia đình phải tin tưởng, còn không tin hỏi anh em trong công an xã có biết Hữu công an hình sự không thì rõ ngay”.

Cuối buổi gặp mặt, ông Tạ An Hữu dặn dò gia đình bà Y.: “Hợp đồng một tháng là đem ra. Ngày đó tôi điện thoại báo gia đình đi taxi cùng cán bộ tới cơ sở cai nghiện rước về. Sau đó, gia đình vào UBND xã ký bảo lãnh, đóng phạt hành chính 1,5 triệu đồng và trả thêm 700.000 đồng tiền taxi cho cán bộ đi rước người là xong”.

“Cả hai đều là một”

Ông Tạ An Hữu tốt nghiệp Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân 2 [TP.HCM] năm 2016. Tháng 6-2016, ông này thực tập tại Công an H.Dầu Tiếng [tỉnh Bình Dương] và đến cuối năm thì nhận quyết định về công tác tại Công an xã Vĩnh Lộc B.

Theo điều tra của Tuổi Trẻ, ngoài việc bị ông Hữu ra giá chung tiền, gia đình bà Y. còn được ông Phúc [công an khu vực xã Vĩnh Lộc B] gợi ý chi 50 triệu đồng để “giải cứu” người ra khỏi cơ sở cai nghiện.

Ngày 24-7, bà Y. gọi ông Phúc xin bớt chút đỉnh vì con bà không quậy phá, nghiện hút thì ông này nói: “Nếu nó quậy phá thì tôi không có giúp, trường hợp này mình du di được”.

Bà Y. hỏi chốt lại giá tiền “giải cứu”, ông này nói thẳng: “5 chục [50 triệu đồng] đó cô, người ta báo sao tôi báo lại vậy chứ không bớt được đâu”.

Ngày 25-7, bà Y. gọi lại hỏi ông Phúc có quen biết với ông Tạ An Hữu hay không? Ông này khẳng định: “Tụi tôi làm chung mà, cả hai đều là một nên cô làm ai cũng được cả”.

Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch [Đoàn luật sư TP.HCM]:

“Không thuộc đối tượng bị đưa vào cơ sở xã hội”

Căn cứ quy định tại điều 103, 104 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; điều 8 nghị định số 221/2013/NĐ-CP, khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, cá nhân hoặc tổ chức báo công an cấp xã [phường] lập biên bản, tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Sau khi hoàn thành lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ và họ có quyền đọc, ghi chép các nội dung cần thiết thể hiện trong hồ sơ trong thời hạn 5 ngày [kể từ ngày nhận thông báo].

Trong trường hợp nêu trên, tôi cho rằng ông Đ. không thuộc trường hợp bị đưa vào cơ sở xã hội, cũng không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.

Riêng hành vi của công an xã gợi ý “chi” 50-60 triệu đồng để “giải cứu” người tùy theo hành vi và mức độ cụ thể có thể tiến hành xử lý hình sự [hoặc hành chính] theo quy định các tội phạm về tham nhũng, cụ thể là tội nhận hối lộ.

HOÀNG LỘC - ĐỨC PHÚ

Video liên quan

Chủ Đề