Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Bếp lửa là gì

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt gồm 9 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nhan đề bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào. Nhờ đó, sẽ ngày càng học tốt môn Văn 9 hơn.

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam, trở thành hình ảnh tượng trưng cho kỷ niệm ấm áp của tình bà cháu. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới:

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa hay nhất

Bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt của bài thơ. Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ. Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn... “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc... => góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề bài thơ.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 2

Bếp lửa – cái tên mang đề tài của tác phẩm vừa hàm chứa chủ lý tưởng. Hình ảnh bếp lửa không chỉ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình cảm bà cháu, về tuổi thơ, bếp lửa còn có tính chất biểu tượng, mang ý nghĩ về cội nguồn, về người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa – ngọn lửa của nghĩa tình, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp và lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 3

Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu. Bếp lửa là nơi bà khơi dậy lên tình cảm, những khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin. Bếp lửa không chỉ hiện thân tươi đẹp về bà mà còn là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 4

Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình ấm áp, tình bà cháu yêu thương. Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 5

Hình ảnh bếp lửa không chỉ quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam thời xưa, mà còn là biểu tượng của một tình cảm rất đẹp và thiêng liêng - Tình bà cháu gợi lại những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà và suy ngẫm thấu hiểu về cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà, người cháu gửi niềm nhớ mong về với bà. Hình ảnh người bà gắn liền với bếp lửa và bếp lửa gợi đến ngọn lửa với 1 ý nghĩa trừu tượng và khái quát.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 6

“Bếp lửa”, những vần thơ của Bằng Việt luôn chứa chan cảm xúc, lời thơ giản dị mà đong đầy yêu thương, chân thật và gần gũi, chậm rãi khắc sâu vào trong tâm trí ta. Với nhan đề đơn giản ngắn gọn chỉ 2 chữ “Bếp lửa”, nhà thơ đã cất dấu trong đó những ‎ý nghĩa thật sâu sắc. Bếp lửa vốn là hình ảnh quen thuộc trong căn nhà nhỏ mỗi làng quê Việt Nam, là hình ảnh thực xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, trải dài khắp những kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ, hay cũng là của chính tác giả. Bếp lửa ấy gắn liền với người bà tần tảo sớm hôm, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, vì nuôi cháu khôn lớn suốt những năm tháng giặc đánh phá, làng xóm đói nghèo. Nhắc tới bếp lửa là nhắc tới bà, tới vòng tay đầy yêu thương, những chăm chút lo lắng, và cả cực nhọc đời bà. Nhưng bếp lửa ấy còn thay bà thắp lên ngọn lửa yêu thương luôn ấp ủ trong lòng, một niềm tin đầy mãnh liệt và dai dẳng vào tương lai, để rồi ngọn lửa ấy truyền sang cho cháu, trở thành động lực cho mỗi bước đi trên chặng đường đời. Là ký ức, là tuổi thơ, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương đất nước, mang ‎ý nghĩa thiêng liêng cùng tình cảm của cháu. Có thể nói nhà thơ Bằng Việt đã thành công ngay từ nhan đề bài thơ, chỉ với 2 tiếng giản dị nhưng cũng chính là hình ảnh thống nhất của cả bài, nhan đề “Bếp lửa” đã mang trọn vẹn nội dung, tình cảm và ‎ý nghĩa của bài thơ.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 7

Nhan đề mỗi tác phẩm văn học, ấy chính là tên mà người nghệ sĩ dành tặng cho đứa con tinh thần của mình, cũng là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa bạn đọc và tác phẩm. Bởi vậy, nhan đề luôn mang theo nội dung của tác phẩm, cùng nhiều ‎ý nghĩa sâu sắc. Nhan đề bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt cũng vậy. Hai chữ “Bếp lửa” gợi ra cả một khoảng trời ký ức, một khoảng trời tuổi thơ biết bao kỉ niệm đáng nhớ của người cháu về bà mình. Hình ảnh bếp lửa chân thực gắn bó với cháu với bà mỗi ngày, đó là bếp lửa bà dùng, để nấu cho cháu từng bữa, nuôi cháu lớn khôn. Nhớ về bếp lửa là nhớ về bà, nhớ đến bóng lưng gầy vất vả sớm hôm, nhớ đến dáng ai tần tảo lam lũ mà rất đỗi thân thương. Bếp lửa là thực mà cũng là biểu tượng, biểu tượng cho yêu thương, cho niềm tin, cho khát vọng cùng động lực bà thắp lên, giữ nó luôn cháy rực rỡ trông cháu. Nó còn là những gì thiêng liêng nhất, để bước chân cháu vững vàng trên đường đời, để cháu một lòng chiến đấu vì non sông quê hương, vì bà, vì cháu. Bằng Việt đã khiến người đọc thắc mắc khi thấy nhan đề bài thơ, rồi cũng khiến người đọc phải thổn thức không nguôi khi đọc xong từng dòng thơ chan chứa yêu thương và hoài niệm, khiến ta không khỏi nhớ tới lời của nhà phê bình Văn Giá: “Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...”.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 8

- Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.

+ Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hy vọng cho cháu con, cho mọi người.

+ Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

+ Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc…

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa - Mẫu 9

"Bếp lửa" là hình ảnh độc đáo, sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ. Nó vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng:

- Nghĩa tả thực: Là hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình Việt Nam

- Nghĩa biểu tượng:

  • Biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương, tần tảo của người bà dành cho cháu trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh.
  • Biểu tượng cho bà, gia đình, đất nước [cội nguồn] đang nâng bước hành trình của người cháu được tiến xa hơn.

 Nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng trữ tình của Bằng Việt và Nguyễn Duy qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Ánh trăng”.

DÀN Ý THAM KHẢO

* Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận [so sánh văn học] bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý. Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Về nội dung:

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây.

I. Mở bài. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:

- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

- Nguyễn Duy cũng là gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, khi nhà thơ đã rời quân ngũ chuyển sang làm công tác văn nghệ.

- Cảm hứng trữ tình của cả hai bài thơ: Hồi ức về quá khứ, thể hiện nghĩa tình con người, bày tỏ những suy nghĩ và bài học triết lý nhân sinh.

Dàn ý so sánh cảm hứng trữ tình trong Bếp lửa và Ánh trăng

1. Giải thích vấn đề:

- Trữ tình là sự bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp trước hiện tượng đời sống. Trong thơ, cảm hứng trữ tình là yếu tố đầu tiên hình thành, là mạch cảm xúc xuyên suốt và chi phối hệ thống hình tượng nghệ thuật của toàn tác phẩm.

- Hai bài thơ Bếp lửa Ánh trăng vừa có sự tương đồng lại vừa có nét khác biệt trong cảm hứng trữ tình.

2. Chứng minh

a. Nét tương đồng trong cảm hứng trữ tình của hai bài thơ:

- Cảm hứng của hai nhà thơ đều được khơi gợi từ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi hàng ngày, từ đó nâng lên thành những hình tượng thơ giàu ý nghĩa.

- Cảm hứng của hai nhà thơ đều gắn liền với những kí ức sâu đậm.

- Cả hai bài thơ đều được xem như là niềm tự thức của các tác giả, nhớ về cội nguồn và từ đó đưa đến những suy ngẫm, chiêm nghiệm thấm thía, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

- Cảm xúc của hai nhà thơ trong hai bài thơ “Bếp lửa” và “Ánh trăng" đều được thể hiện bằng giọng tự sự, giãi bày.

b. Nét khác biệt trong cảm hứng trữ tình của hai bài thơ:

* Cảm hứng trữ tình trong bài thơ Bếp lửa:

- Được khơi gợi từ một hình ảnh trong đời sống sinh hoạt ấm áp, thường nhật của gia đình: Bếp lửa, ngọn lửa.

- Gắn với hình ảnh người bà và kí ức đẹp đẽ của những năm tháng tuổi thơ tác giả: từ nỗi nhớ về cái bếp lửa cụ thể, hiện lên hình ảnh người bà đã nuôi nấng, chăm sóc, ấp iu sớm hôm [Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ] Đây là một tình cảm vừa rất cụ thể, vừa sâu sắc.

- Gợi tình bà cháu, tình cảm gia đình, tình quê hương, đất nước.

- Là nguồn sống, di dưỡng tâm hồn nhà thơ trong suốt cuộc đời.

* Cảm hứng trữ tình trong bài thơ Ánh trăng:

- Được khơi gợi từ một hình ảnh thiên nhiên lớn lao, cao cả: Ánh trăng.

- Gắn với kí ức của một người lính: với đông đội, núi rừng, đồng, bể : [hồi chiến tranh ở rừng; vầng trăng thành tri kỉ],với những năm tháng chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.

- Gợi quá khứ vẹn nguyên, trong sáng, thuỷ chung, độ lượng, bao dung [ngửa mặt lên nhìn mặt…trăng cứ tròn vành vạnh; kể chi người vô tình].

- Là nguồn sáng lay thức, soi thấu [ánh trăng im phăng phắc; đủ cho ta giật mình] vào lương tri để từ đó con người thức tỉnh, chiêm nghiệm, nhận ra chính mình, trở về với quá khứ nghĩa tình. Soi mình vào quá khứ để điều chỉnh sự lệch chuẩn của hiện tại, rút ra bài học nhân sinh thấm thía.

3. Đánh giá khái quát:

- Nét tương đồng trong cảm hứng của hai nhà thơ, cho thấy sự gần gũi về quan điểm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh của hai tác giả.Tiếng nói trữ tình đó tiêu biểu cho suy nghĩ, tình cảm của cả một thế hệ nhà thơ và của cả dân tộc.

- Sự khác biệt trong cảm hứng ở hai bài thơ xuất phát từ tài năng, cá tính sáng tạo của mỗi thi sỹ và đem lại sự đa điệu, đa vẻ cho thơ trữ tình Việt Nam hiện đại.

II. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Suy nghĩ của bản thân

Video liên quan

Chủ Đề