Cào ngao là gì trên facebook

Ở Nhật khi thời tiết chuyển từ xuân sang đầu hè người dân lại tham gia hoạt động rất thú vị là cào ngao sò. Nói đơn giản chính là công việc tìm ngao sò trên những bãi cát sau khi thuỷ triều rút. Đương nhiên ngao sò bắt được sẽ là món ăn tươi ngon hấp dẫn nhất trong ngày. Hãy tìm hiểu về những bãi biển có thể cào ngao sò và cách thức cào ngao sò cùng LocoBee nhé!

→ Xem thêm Địa điểm cào ngao sò tại Kansai: Osaka – Hyogo

Vật dụng cần thiết để cào ngao sò

Để cào được ngao sò đương nhiên bạn phải có những vật dụng cần thiết. Nếu không mang gì theo thì dạo chơi trên biển cũng chẳng phải là ý tồi đâu!

Vật dụng cần có

  • Cái cào để bới ngao sò
  • Túi lưới đựng ngao sò
  • Hộp lạnh, túi đá để mang ngao sò về

Những thứ này đều có bán sẵn ở cửa hàng 100 yên.

Ngoài ra bạn có thể cần những vật dụng khác như

  • Găng tay cao su để tránh bị thương tích
  • Rổ rá có lỗ để sàng cát
  • Ghế ghấp để ngồi khi đau lưng

Trang phục khi đi cào ngao sò

Chắc chắn bạn sẽ ướt từ đầu gối trở xuống. Cho dù bạn chỉ đi bộ nhưng vẫn có thể bị ướt do sóng biển toé nước nên hãy mặc trang phục có tính chống nước. Để tránh bị lạnh hoặc cháy nắng có thể khoác thêm quần áo dài tay.

  • Dép hoặc giày chống thấm nước
  • Mũ [chống nắng]
  • Quần đùi hoặc quần có thể xắn đến đầu gối
  • Đồ bơi [nếu là trẻ em thì mặc đồ bơi sẽ tốt hơn]
  • Áo khăn các loại

Hãy mang thêm quần áo để thay vì chắc chắn là bạn sẽ bị bẩn quần áo.

Những thứ khác có thể cần

  • Thảm trải
  • Khăn mặt
  • Túi nilong
  • Đồ uống

Nếu đã chuẩn bị được đến đây thì tạm ổn rồi đó. Ngoài ra bạn có thể đem theo đồ chắng nắng, cơm hộp, băng gạc cứu thương và thuốc sát trùng đề phòng bị thương.

Bãi biển miễn phí và có phí

Bãi biển có thể cào ngao sò chia làm 2 loại là miễn phí và có phí. Bãi biển miễn phí là nơi “có thể thể cào ngao sò” và không có nghĩa là sẽ cào được nhiều ngao sò. Có cào được ngao sò hay không là tuỳ thuộc vào vận may của bạn. Bãi biển có phí là nơi có rất nhiều ngao sò. Nếu đến những nơi này chắc chắn bạn sẽ thu được rất nhiều ngao sò cho mình.

Bãi biển có thể cào ngao sò khu vực Tokyo

Không cần đi ô tô bạn vẫn có thể đến những địa điểm sau để cào ngao sò

【お台場海浜公園 – Odaibakaihinkoen】

Địa chỉ: 〒135-0091 東京都 港区 台場1-4

Di chuyển:

  • Từ ga Odaibakaihinkoen tuyến Yurikamome đi bộ 3 phút
  • Từ ga Odaiba tuyến Yurikamome đi bộ 3 phút
  • Từ ga Tokyo Teleport tuyến Rinkai đi bộ 7 phút

Phí: miễn phí

【葛西海浜公園 – Kasairinkaikoen】

Địa chỉ: 〒134-0086  東京都江戸川区臨海町六丁目地先

Di chuyển:

  • Từ ga Kasairinkaikoen tuyến JR Keiyo đi bộ 7 phút
  • Từ ga Nishikasai tuyến Tokyo Metro Tozai bắt xe buýt xuống điểm 西葛20乙
  • Từ ga Ichinoe tuyến Toei Shinjuku, từ ga Kasai tuyến Tokyo Metro Tozai đi xe buýt 臨海28甲 xuống ở điểm 葛西臨海公園

Phí: miễn phí

//www.tokyo-park.or.jp/park/format/index027.html

<Kanagawa>

【海の公園 – Uminokoen】

Địa chỉ: 〒236-0013 横浜市金沢区海の公園10番

Di chuyển: ga 海の公園 hoặc ga 海の公園柴口 hoặc ga 八景島

Phí: miễn phí

//www.hama-midorinokyokai.or.jp/park/uminokouen/clamming.php

【走水海岸 – Hashirimizu】

Địa chỉ: 〒239-0811 神奈川県横須賀市走水海岸

Di chuyển:

  • Từ ga 京急馬堀海岸 đi xe buýt 観音崎行(khoảng 5 phút)
  • Từ ga JR横須賀駅 đi xe buýt 観音崎行(khoảng 20 phút], xuống xe ở điểm 伊勢町

Phí:

  • Học sinh trung học trở lên ・・・1200 yên [lượng được cào: đến 2kg]
  • Tiểu học ・・・600 yên [lượng được cào: đến 2kg]
  • Dưới tiểu học ・・・miễn phí

※ Nếu quá số lượng cho phép sẽ tính 600 yên/kg

<Chiba>

【ふなばし三番瀬海浜公園 – Funabashi Sambanze】

Địa chỉ: 千葉県船橋市潮見町40

Di chuyển: ga JR船橋 cửa 南口 [ga 京成船橋], ga  二俣新町 tuyến Keiyu đi xe buýt 京成 xuống điểm cuối 船橋海浜公園

Phí:

  • Người lớn [trên trung học]: 430 yên
  • Trẻ em [trên 4 tuổi]: 210 yên

※ Nếu mang về sẽ tính thêm phí 60 yên/100g

Thuê dụng cụ cào: 1 cái/200 yên [Khi trả sẽ hoàn lại 100 yên]

//www.sambanze.jp/

【木更津海岸潮干狩場 – Kisarazu】

Địa chỉ: 千葉県木更津市中の島[中の島公園]

Di chuyển: từ ga 木更津 cửa 西口 tuyến JR内房線 đi bộ 25 phút

Phí:

  • Người lớn [trên trung học]: 1,600 yên/2kg
  • 4 tuổi ~ tiểu học:800円/1kg
  • Dưới 3 tuổi:miễn phí

※ Không kèm túi lưới

※ Phí quá cân 1kg/800 yên

Bán dụng cụ:

  • Cái cào 200 yên [thuế 100 yên]
  • Rổ đãi 200 yên

//www.jf-kisarazu.jp/

Hướng dẫn chi tiết về địa điểm cào ngao gần trung tâm thành phố Tokyo nhất

Kazuharu [LOCOBEE]

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Sau khi thủy triều xuống, người dân xã Quỳnh Long [Quỳnh Lưu, Nghệ An] lại mang theo đồ nghề ra biển cào ngao.

Ngoài nghề khai thác hải sản xa bờ, một số dân làng biển Quỳnh Lưu còn có một nghề "hái tiền" khác, đó là nghề cào ngao. Quỳnh Long là một trong những địa phương có diện tích nuôi ngao lớn nhất Quỳnh Lưu.

Ông Hồ Nam [chủ một bãi ngao xã Quỳnh Long] chia sẻ: "Năm nay, sản lượng ngao không cao bằng các năm trước do nguồn nước bị ô nhiễm khiến ngao chết nhiều. Tiền vốn đổ ra nhiều nhưng tiền lãi thu vào không được là mấy."

Từ tờ mờ sáng, khi nước ròng rút xuống, những người cào ngao thuê lại xách theo đèn và dụng cụ ra biển.

Nghề cào ngao phụ thuộc vào thời gian lên xuống của thủy triều. Khi nước ròng xuống thấp, để lộ ra bãi cát mênh mông, người cào ngao mới bắt đầu công việc của mình. "Hôm nào thủy triều lên nhanh và cao, mọi người phải lội trong nước để mò ngao", cô Nguyễn Thị Thu [Quỳnh Thuận] chia sẻ.

Nghề cào ngao là một nghề có thu nhập ổn định, vào những ngày chính vụ, mỗi ngày các chị em Quỳnh Long kiếm được từ 400.000 đến 500.000 đồng/người. Nhưng hiện nay đang là cuối vụ, số lượng ngao ít nên thu nhập giảm còn 250.000 - 300.000 đồng/ngày. Theo ông Hà [Nam Định] là người trông coi bãi ngao ở đây cho biết, từ tháng 8 [âm lịch] đến tháng 2 năm sau là thời điểm chính để thu hoạch ngao thịt, các tháng còn lại, người cào ngao chỉ thu hoạch nhỏ lẻ.

Sau mỗi vụ thu hoạch ngao thịt, người nuôi ngao sẽ đóng cọc, giăng lưới và làm sạch đất cát để chuẩn bị thả ngao giống. Chi phí ngao giống cho mỗi đợt thả lên đến 500 triệu đồng/1 năm. Tuy nhiên chi phí nuôi ngao chỉ ở tiền giống, trong quá trình nuôi, ngao sống trong môi trường tự nhiên và tự kiếm ăn.

Trên những bãi nước nông kéo dài, bóng lưng những người phụ nữ ngồi cắm cúi cào ngao chất đầy rổ. Một tay cầm dụng cụ thoăn thoắt xới cát, một tay nhặt những con ngao lẫn trong cát bùn. Ở những bãi ngao có nhiều mảnh vỡ của những con ngao đã chết, người cào ngao còn chuẩn bị thêm găng tay vải và ủng để tránh trầy xước.

Tiền công được phân theo các bãi ngao. Những bãi cuối vụ có nhiều mảnh vỏ của ngao ốc, khó cào thì giá sẽ cao hơn những nơi có đất cát mềm. Vì có thu nhập ổn định, nhiều người dân ven biển Quỳnh Long đều bám nghề từ rất nhiều năm trước.

Có hai hình thức thu hoạch ngao chính là cách theo truyền thống hoặc sử dụng máy công nghiệp. Đối với những vụ chính, người dân sử dụng máy cào để thu hoạch ngao nhanh và hiệu quả hơn. Máy xới cả đất cát lẫn ngao, sau đó đem lọc bỏ cát và vỏ để thu hoạch ngao sạch.

Vào cuối vụ, trên các bãi ngao đa phần chỉ còn lại vỏ ngao ốc, người cào ngao gặp khó khăn hơn trong việc xới đất và tìm kiếm ngao. Tuy nhiên tiền công cho người cào thuê sẽ cao hơn đầu vụ.

Khoảng 10 giờ trưa, thủy triều bắt đầu lên, một số người cào ngao bắt đầu ra về. Sau một buổi làm việc, số ngao cạo được sẽ đem đi cân, tính tiền và được chủ cộng dồn để nhận tiền công vào cuối tháng. Trung bình, mỗi người thu hoạch được 20 - 25kg/1 ngày ngao và được chủ bãi trả công theo số cân ngao đã cào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Video liên quan

Chủ Đề