Câu 10. dấu hiệu chắc chắn, dễ nhận biết và rất có giá trị để nhận biết sai khớp là gì?

Trật khớp cổ tay là một trong những chấn thương phổ biến mà các vận động viên và những người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thường gặp phải, chiếm từ 3% đến 9% các trường hợp chấn thương thể thao.

Vận động sai cách có thể dẫn đến nguy cơ trật khớp cổ tay cao

Khi bị đau cổ tay, nhiều người thường có thói quen chườm đá hoặc tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có thể làm mờ cơn đau tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả chữa đau tận gốc. Thực chất, cơn đau có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cấu trúc cổ tay như căng giãn dây chằng, đứt dây chằng, lệch đầu xương trong ổ khớp… Việc chậm trễ trong điều trị hoặc chữa trị sai cách đều có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động vùng cổ tay, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính nguy hiểm.

1. Cấu trúc xương cổ tay

Nhiều người thường nhầm tưởng phần cổ tay chỉ là một khớp nối ở giữa bàn tay và cẳng tay, nhưng thực chất cấu trúc phần xương cổ tay khá phức tạp bao gồm 15 đầu xương riêng biệt, được hợp thành bởi nhiều khớp nối phức tạp và hệ thống các dây chằng dày đặc, giúp cổ tay hoạt động dễ dàng.

Dây chằng nối giữa các xương rất dễ bị tác động, dẫn đến nguy cơ bị giãn hoặc đứt, gây ra các tổn thương sâu vào khớp xương cổ tay. Những vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn hoặc tác động một lực mạnh đột ngột lên cổ tay đều có thể gây đứt dây chằng, khiến cấu trúc xương cổ tay bị tác động, tổn thương và trật khớp.

Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…

2. Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột hoặc liên tục gây tổn thương dây chằng. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ, khiến phần đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp, gây ra biểu hiện trật khớp.

Hầu hết những nguyên nhân gây trật khớp cổ tay có thể kể đến:

  • Tác động của một lực mạnh lên cổ tay [khi té ngã dùng tay chống đỡ, khi nâng đỡ một vật quá nặng…].
  • Vận động cổ tay sai cách như vặn, uốn, xoay cổ tay quá mức.
  • Các hoạt động gây tổn thương dây chằng tiềm ẩn như vận động quá tay, tổn thương cổ tay nhiều lần và liên tục.
  • Những người có tiền sử viêm khớp, mắc hội chứng ống cổ tay rất dễ bị trật khớp cổ tay.

3. Triệu chứng gặp phải khi bị trật khớp cổ tay

Ban đầu người bị trật khớp sẽ cảm nhận thấy những cơn đau mạnh, dồn dập nơi cổ tay rồi giảm bớt dần, chỉ còn lại cảm giác đau nhức khi cử động tại vị trí này. Tuy vậy tình trạng này sẽ vẫn diễn ra liên tục trong những ngày sau, biểu hiện đau nhức ngày càng nhiều, khiến cổ tay khó cử động và không thể cầm nắm vật nặng.

Khi gặp phải tình trạng trật khớp cổ tay, người bị chấn thương sẽ nhận thấy có các triệu chứng:

  • Cổ tay đau nhức dữ dội liên tục trong nhiều ngày.
  • Tại vị trí cổ tay thấy có biểu hiện sưng, phù nề.
  • Khó cử động cổ tay như trước, không thể cầm nắm các vật nặng, nghiêm trọng hơn có thể không cử động được cổ tay.

Có 3 mức độ trật khớp cổ tay từ nặng đến nhẹ mà người bị trật khớp có thể gặp phải:

  • Mức độ 1: Dây chằng nơi cổ tay bị căng hoặc có dấu hiệu bị giãn, sắp rách. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân.
  • Mức độ 2: Tổn thương nghiêm trọng hơn, một vài dây chằng bị xé, rách và các cơn đau cũng xuất hiện nhiều, liên tục.
  • Mức độ 3: Một hoặc một vài dây chằng bị đứt hoàn toàn, xê lệch khỏi vị trí bảo vệ xương, dẫn đến khả năng đầu xương cổ tay có thể bị lệch khỏi vị trí của ổ khớp, gây trật khớp.

Bong gân cổ tay phải làm sao để mau khỏi?

Bong gân cổ tay là chấn thương khá phổ biến, gây ra nhiều đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, nếu cổ tay bị bong gân không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng…

4. Cách điều trị trật khớp cổ tay không dùng thuốc của Phòng Khám ACC

Ngay khi gặp phải chấn thương cổ tay, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhằm tránh nguy cơ đối mặt với các biến chứng về sau. Người bệnh cần hết sức lưu ý khi vận động tay sau chấn thương, cũng như không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc làm theo các phương pháp chữa trị dân gian.

Tại Phòng Khám ACC, trước khi bắt đầu các liệu trình điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kiểm tra chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra những liệu trình điều trị hiệu quả an toàn mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Liệu trình điều trị trật khớp cổ tay của ACC bao gồm phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị các bệnh xương khớp. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động một lực chính xác vào các cấu trúc xương khớp sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu, từ đó các cơn đau cũng sẽ biến mất.

Thủ môn Bùi Tiến Dũng đang được bác sĩ Timothy Gallivan kiểm tra cổ tay

Đồng thời, tùy vào mức độ chấn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp với sóng sung kích Shockwave và phương pháp chiếu tia Laser thế hệ cao giúp tái tạo các mô bị tổn thương, kích thích quá trình làm lành, đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng kết hợp băng dán cơ Rocktape tại vị trí bị đau. Băng dán cơ RockTape có tác dụng giảm đau nhanh chóng, cải thiện khả năng tuần hòan, đẩy nhanh quá trình hồi phục, mang lại hiệu quả hơn hẳn các loại băng dán thông thường.

Tìm hiểu sản phẩm
Băng dán cơ Rocktape

Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong điều trị các bệnh lý xương khớp, Phòng khám ACC tự hào mang đến cho các bệnh nhân những liệu pháp chữa đau tận gốc, cải thiện cấu trúc bên trong, mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

> Xem thêm: Nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay và cách điều trị hữu hiệu

Các biến chứng nặng nề của gãy xương tuy hiếm gặp, nhưng cũng có thể gây giảm chức năng vĩnh viễn, tàn phế, và thậm chí tử vong. Gãy xương hở dễ bị nhiễm trùng, các loại gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, dập nát phần mềm nhiều là những loại gãy có nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Gãy xương kín không kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, được nắn chỉnh sớm thì ít khi xảy ra biến chứng nặng nề.

Các biến chứng cấp tính [tổn thương liên quan] bao gồm:

  • Sự chảy máu: Chảy máu luôn đi kèm với tất cả các loại gãy xương [cũng như tổn thương mô mềm]. Đặc biệt, những chảy máu trong hoặc ngoài có thể trầm trọng đến mức gây ra tình trạng sốc mất máu [ví dụ: ở vùng chậu, đùi, gãy hở].

  • Tổn thương mạch máu: Một số loại gãy hở phá vỡ thành mạch máu. Một số gãy xương kín, điển hình như gãy trên lồi cầu cánh tay di lệch ra sau có thể gây tổn thương mạch máu nuôi đủ để gây ra biểu hiện thiếu máu cục bộ chi trên, lâm sàng thể hiện vài giờ sau chấn thương.

  • Tổn thương thần kinh: Thần kinh có thể bị tổn thương do đầu xương gãy di lệch kéo căng, bị đè ép vật tày tác động trực tiếp, dập nát trong những chấn thương nghiêm trọng, hoặc cũng có thể bị đầu mảnh xương gãy xé đứt. Khi các dây thần kinh bị đụng dập [gọi là neurapraxia], làm giảm dẫn truyền thần kinh, nhưng dây thần kinh không bị đứt. Mất chức năng thần kinh tạm thời gây ra mất vận động và/hoặc cảm giác tạm thời; chức năng thần kinh hồi phục hoàn toàn trong khoảng 6-8 tuần. Khi dây thần kinh bị giập nát [gọi là đứt sợi trục thần kinh], sợi trục bị thương, nhưng bao myelin thì không. Tổn thương này nghiêm trọng hơn so với chứng đè ép phù nề. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, dây thần kinh có thể tái tạo trong nhiều tuần đến nhiều năm. Thông thường, dây thần kinh bị đứt [neurotmesis] trong các trường hợp gãy hở. Các dây thần kinh bị đứt không tự lành và cần phải được phẫu thuật.

  • Tắc mạch mỡ: Gãy xương dài [hay gặp như là gãy xương đùi] có thể giải phóng tổ chức mỡ [và các thành phẩn tủy xương khác], các tổ chức này có thể di chuyển vào phổi và gây tắc nghẽn mạch máu phổi gây ra biến chứng hô hấp nặng nề.

  • Hội chứng khoang Hội chứng chèn ép khoang Hội chứng khoang là hiện tượng tăng áp lưc mô mềm trong khoang kín, dẫn đến thiếu máu mô. Triệu chứng sớm nhất là đau quá mức thương tổn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, khẳng định bằng đo áp lực... đọc thêm : Áp suất mô tăng lên trong không gian khép kín, làm gián đoạn cấp máu và giảm tưới máu mô. Những loại gãy tổn thương đè ép trực tiếp biểu hiện bằng nhiều mảnh vụn nhỏ là nguyên nhân phổ biến, làm tăng áp lực khoang khi phù nề tiến triển. Nguy cơ cao với các trường hợp gãy cả hai xương cẳng tay, vỡ mâm chày [loại gãy đầu trên xương chày phạm khớp], hoặc gãy thân xương chày [ 1 Tài liệu tham khảo về biến chứng Gãy xương là hiện tượng phá vỡ xương. Hầu hết các loại gãy xương cần một lực mạnh tác động lên xương bình thường. Ngoài gãy xương, còn có kèm theo các thương tổn phần mềm hệ cơ xương Trật khớp... đọc thêm ]. Hội chứng khoang không được điều trị có thể dẫn tới tiêu cơ vân, tăng kali máu, và nhiễm trùng. Về lâu dài, nó có thể gây ra co cứng cơ, tê bì và liệt. Hội chứng khoang có thể gây ra mất chi [nguy cơ cắt cụt] và cả đe dọa mạng sống.

Các biến chứng muộn của gãy xương bao gồm:

  • Cứng khớp và hạn chế vận động: Gãy xương phạm khớp gây tổn thương sụn khớp, di lệch mặt khớp sẽ tạo thành gây xơ sẹo, gây thoái hóa khớp, hạn chế vận động khớp. Cứng khớp có thể xảy ra nếu một khớp bị bất động kéo dài. Đầu gối, khuỷu tay và vai đặc biệt dễ bị cứng khớp sau chấn thương, đặc biệt là ở người cao tuổi.

  • Không liền hoặc chậm liền: Đôi khi, gãy xương sẽ không lành [còn gọi không liền], hoặc chậm liền. Các yếu tố gây ra chủ yếu bao gồm bất động không hoàn toàn, tổn thương mạch nuôi dưỡng, và một số yếu tố cơ địa trên bệnh nhân [ví dụ như có sử dụng corticosteroid hoặc hoocmon tuyến giáp].

  • Can xấu: Can xấu là hiện tượng liền xương nhưng bị biến dạng so với giải phẫu. Nó dễ xảy ra ở những gãy xương không được nắn chỉnh và bất động tốt.

  • Hoại tử xương: Một phần của một mảnh vỡ có thể bị hoại tử, chủ yếu xảy ra khi mất hệ mạch máu nuôi dưỡng. Mọt số loại gãy kín dễ bị hoại tử [tiêu] xương như gãy xương thuyền, gãy di lệch cổ xương đùi, gãy cổ xương sên.

  • Thoái hóa khớp: Các loại gãy gây tổn thương diện chịu lực của khớp, gây vẹo trục, hoặc gây mất vững khớp sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và thoái hóa khớp.

Video liên quan

Chủ Đề