Câu 4.2; 4.3; 4.4 phần bài tập trong sách bài tập – trang 9 vở bài tập hoá 8

Cụm từ B. [Mỗi electron mang điện tích [-], mỗi proton mang điện tích [+] nên về số trị : tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 4.2
  • 4.3
  • 4.4

4.2

Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử :

A.Vô cùng nhỏ

B. Trung hoà về điện

C. Tạo ra các chất

D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học[ 1 ]

Hãy chọn cụm từ phù hợp [A, B, C hay D ?] với phần còn trống trong câu :

"Nguyên tử là hạt ............ , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số

proton trong hạt nhân".

Lời giải chi tiết:

Cụm từ B. [Mỗi electron mang điện tích [-], mỗi proton mang điện tích [+] nên về số trị : tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.]

4.3

Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau :

Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

[Lập bảng như trong SGK]

Nguyên tử

Số p trong hạt nhân

Số e trong nguyên tử

Số lớp electron

Sô e lớp ngoài cùng

Nitơ

7

7

2

5

Neon

10

10

2

8

Silic

14

14

3

4

Kali

19

19

4

1

4.4

Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra :

a] Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.

b] Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.

c] Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri [xem sơ đồ trong bài 4 - SGK]

Lời giải chi tiết:

a] Nguyên tử Số lớp electron

Nitơ 2

Neon 2

Silic 3

Kali 4

b] Nguyên tử nitơ và nguyên tử neon cùng có hai lớp electron.

c] Nguyên tử silic có ba lớp electron như nguyên tử natri.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề