Câu hỏi bạn muốn gì bằng tiếng Anh

Đây là 5 loại câu hỏi phổ biến nhất để bạn có thể bắt đầu bất cứ một cuộc nói chuyện bằng tieng Anh nào. Nó sẽ giúp các bạn có được những thông tin cơ bản về một ai đó trong lần đầu nói chuyện.

- What is your name? [Tên bạn là gì?]
- Where are you from? [Bạn từ đâu đến?]
- Where do you live? [Bạn sống ở đâu?]
- What do you do? [Bạn làm nghề gì?]
- What do you like doing in your free time?/ What are your hobbies? [Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi/ sở thích của bạn là gì?]
Chúng ta hãy đi vào chi tiết từng loại câu hỏi để có thể kéo dài thêm cuộc hội thoại nhé.

Khi có được câu trả lời về tên tuổi của người đang nói chuyện với bạn bạn có thể hỏi thêm những chi tiết nhỏ như:
- That's an interesting name. Is it Chinese / French / Indian, etc.?
[Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Trung/ Pháp/ Ấn Độ….vậy?]
- Who gives you that name? Your father or mother, so on?
[Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố bạn hay là mẹ?]
- Does this name have any special meaning?
[Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?]
- It's a pleasure to meet you. Where are you from?
[Rất vui khi quen biết bạn. Bạn đến từ đâu vây?]

- Where is XYZ?
[XYZ là ở đâu vậy?]
- What is XYZ like?
[XYZ trông như thế nào?]
- How long have you lived there?
[Bạn sống ở đó bao lâu rồi?]
- Do you like living here?
[Bạn có thích sống ở đó không?]

- Do you live in an apartment or house?
[Bạn sống ở nàh riêng hay là chung cư?]
- Do you like that neighborhood?
[Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?]
- Do you live with your family?
[Bạn có sống với gia đình bạn không?]
- How many people live there?
[Có bao nhiêu người sống với bạn?]

- Do you graduate from the school?
[Bạn đã ra trường chưa?]
* Nếu câu trả lời là No thì các bạn có thể hỏi tiếp
- What school are you learning?
[Bạn đang học ở trường nào?]
- What is your major?
[Chuyên ngành chính của bạn là gì?]
* Nếu câu trả lời là Yes bạn có thể tiếp tuc
- Which company do you work for?
[Bạn đang làm việc cho công ty nào?]
- How long have you had that job?
[Bạn làm công việc đó được bao lâu rồi?]
- Do you like your job?
[Bạn có thích công việc đó không?]
- What's the best / worst thing about your job?
[Điều tuyệt vời nhất/ tồi tệ nhất của công việc đó là gì?]
- What do you like best / least about your job?
[Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất trong công việc của bạn?]

Khi hỏi về sở thích của ai đó những câu hỏi thường thấy là:
- What do you like doing in your free time?
[Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?]
- Can you play tennis / golf / soccer / etc.?
[Bạn có thể chơi tennis/ golf/ bóng đá…không?]
+ How long have you played tennis /golf /soccer /etc.?
[Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá được bao lâu rồi?]
+ Who do you play tennis /golf /soccer /etc. with?
[Bạn chơi tennis/ golf/ bóng đá với ai vậy?]
- What kind of films / food do you enjoy?
[Bạn thích loại phim/ loại thức ăn nào?]
+ Where do you often go to watch movies?
[Bạn thường đi xem phim ở đâu?]
+ How often do you watch films / eat out?
[Bạn có thường xuyên đi xem phim hay đi ăn ngoài không?]
+ Who do you often go with?
[Bạn thường đi với ai?]

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Học tiếng Anh theo chủ đề

Learning English vocabulary.

=> Test trình độ Tiếng Anh của bản thân: TẠI ĐÂY

  • Mô hình học 4CE: Class - Club - Conference - Community - E-learning độc quyền của Langmaster
  • Đội ngũ giảng viên tối thiểu 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC cam kết đạt chuẩn về chuyên môn và năng lực giảng dạy.
  • Ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy [NLP], TPR [Phản xạ toàn thân], ELC [Học thông qua trải nghiệm].
  • Môi trường học tập tích cực, cởi mở và năng động giúp học viên được thỏa sức “đắm mình” vào tiếng Anh và liên tục luyện tập giao tiếp."

Chi tiết

Khoá học trực tuyến
1 kèm 1

  • Học trực tiếp 1 thầy 1 trò suốt cả buổi học.
  • Giao tiếp liên tục, sửa lỗi kịp thời, bù đắp lỗ hổng ngay lập tức.
  • Lộ trình được thiết kế riêng cho từng học viên khác nhau.
  • Dựa trên mục tiêu, đặc thù từng ngành việc của học viên.
  • Học mọi lúc mọi nơi, thời gian linh động.

Chi tiết

KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN

  • Mô hình học trực tuyến, cùng học tập - cùng tiến bộ
  • Giao tiếp liên tục giữa thầy và trò, bạn cùng lớp với nhau giúp sửa lỗi, bù lỗ hổng kiến thức kịp thời
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, có nhiều năm kinh nghiệm
  • Lộ trình học thiết kế theo đúng quy chuẩn của Châu Âu
  • Không đổi - ghép lớp suốt quá trình học

Chi tiết

41 TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ ĐƯỜNG PHỐ

Hàng ngày đi trên đường bạn gặp những thứ như biển báo, bốt điện thoại, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe buýt... Liệu bạn có tự hỏi trong tiếng Anh chúng nói như thế nào không?

12 THÌ TRONG TIẾNG ANH

Ngữ pháp tiếng Anh là một điều rất cần thiết cho những bạn học tiếng Anh. Bạn nào chưa nắm vững các kiến thức ngữ pháp cơ bản này thì nhớ học nhé.

33 MẪU CÂU NHẬN XÉT BẰNG TIẾNG ANH

Nhận xét một sự vật, sự việc là rất phổ biến trong khi hoc tieng Anh và nói chuyện, đặc biệt trong khi thi Ielts. Nếu bạn chuẩn bị thi ielts, hãy học các cụm từ đưa ra nhận xét sau nhé

30 câu giao tiếp xã giao bằng tiếng Anh

Các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp xã giao thông dụng hằng ngày để bạn có thể sử dụng giao tiếp hàng ngày tại nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống. Cùng Langmaster tìm hiểu ngay thôi!

Bắt đầu với việc viết/đọc thầm trong đầu câu khẳng định, câu này có thể có một động từ “to be”, hoặc một câu đơn giản thể hiện rõ ràng những gì bạn muốn hỏi. Câu có thể là bất cứ điều gì bạn thích, miễn là nó không quá phức tạp.

Một số ví dụ các câu mà bạn có thể đặt ra:

  • It is cold outside. [Trời bên ngoài lạnh.]
  • You are happy. [Bạn đang hạnh phúc.]
  • You can drive a car. [Bạn có thể lái xe hơi.]
  • You will be working tomorrow. [Bạn sẽ làm việc ngày mai.]

BƯỚC 2: Chuyển động từ “to be” ra đầu câu.

Để chuyển một câu đơn giản có động từ “to be” thành một câu hỏi, chúng ta chuyển động từ “to be” đó ra đầu câu. Làm tương tự với các động từ khác. Sau đó chúng ta đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu nếu như bạn đang viết ra câu hỏi đó. Còn nếu như đang nói, thì việc của bạn là lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • Is it cold outside? [Bên ngoài có lạnh không?]
  • Are you happy? [Bạn có hạnh phúc không?]
  • Can you drive a car? [Bạn lái xe được không?]
  • Will you be working tomorrow? [Bạn có làm việc ngày mai không?]

BƯỚC 3: Đối với các động từ thường chúng ta cần trợ động từ DO hoặc DOES

Khi động từ trong câu không phải là động từ để hỏi, chúng ta không dễ dàng chỉ là chuyển động từ ra đầu câu để tạo thành câu hỏi nữa. Lúc này, chúng ta cần để nguyên động từ ở chỗ đó, chuyển nó thành nguyên mẫu nếu như nó đang được chia theo chủ thể của câu nói. Và sau đó chúng ta thêm trợ động từ DO hoặc DOES vào đầu câu để tạo thành câu hỏi. Cuối cùng, vẫn là phải nhớ đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu nếu bạn đang viết và lên giọng ở cuối câu nếu bạn đang nói.

➜ DO dành cho chủ thể là danh từ số nhiều, đại từ ngôi thứ 1, thứ 2 và thứ 3 số nhiều.

➜ DOES dành cho chủ thể là danh từ số ít, đại từ ngôi thứ 3 số ít.

Ví dụ:

Kelvin and Layla cook together often. [Kelvin và Layla nấu ăn cùng nhau thường xuyên.]
➜ Do Kevin and Layla cook together often? [Kelvin và Layla có thường xuyên nấu ăn cùng nhau không?]

Kyle played soccer yesterday. [Katherine chơi bóng đá ngày hôm qua.]
➜ Did Kyle play soccer yesterday? [Katherine có chơi bóng đá hôm qua hay không?]

Phần 2: Đặt câu hỏi với từ để hỏi

BƯỚC 1

Hỏi WHAT hoặc WHICH để hỏi về cái gì. WHAT và WHICH là những từ để hỏi bạn sẽ cần để sử dụng khi hỏi về cái gì đó, như là một đối tượng, món ăn hoặc hoạt động gì đó. Dùng từ để hỏi để bắt đầu hỏi về một cái gì đó.

Ví dụ:

What is your favorite flavor of ice cream?
➜ Which flavor of ice cream is your favorite? [Vị kem ưa thích của bạn là gì?]

What do you want to do today? [Bạn muốn làm gì hôm nay?]

Which museum would you like to visit today? [Hôm nay bạn muốn thăm bảo tàng nào?]

BƯỚC 2

Dùng WHERE để hỏi về các vị trí. WHERE là từ để hỏi về các vị trí. Bắt đầu câu hỏi với WHERE để hỏi về một nơi để gặp nhau, một vị trí mà bạn đang tìm kiếm, hoặc hỏi một điều gì đó có liên quan đến một địa điểm hoặc vị trí nào đó.

Ví dụ:

Where do you want to meet for lunch? [Bạn muốn gặp ở đâu để ăn trưa?]

Where are you from? [Bạn từ đâu đến?]

BƯỚC 3

Dùng WHO để hỏi về một người nào đó. Nếu bạn muốn biết một điều gì đó về một ai đó, hãy bắt đầu bằng từ để hỏi WHO. Từ để hỏi này còn có thể giúp bạn xác định người có liên quan đến việc gì đó.

Ví dụ:

Who is the manager of this coffee shop? [Ai là quản lý của quán café này?]

Who will pick me up to go to the airport? [Ai sẽ đón tôi để đi ra phi trường?]

BƯỚC 4

Dùng WHEN để hỏi về thời gian. Bạn có thể cần biết về thời điểm nào đó trong ngày, hỏi giờ, hoặc một chi tiết công việc nào đó vào một thời điểm nào đó, bạn dùng WHEN để đặt câu hỏi.

Ví dụ:

When are we going to the movie? [Khi nào chúng ta đi xem phim?]

When should I expect you to deliver the report? [Lúc nào thì tôi nên mong chờ bạn gửi báo cáo?]

BƯỚC 5

Dùng HOW để hỏi về một quá trình hoặc một tính chất. HOW là một từ để hỏi có thể dùng khi bạn muốn tìm hiểu về một quy trình hoặc tính chất của việc gì đó. Chúng ta dùng HOW ở đầu câu khi bạn muốn biết về các bước để hoàn thiện một công việc gì đó.

How do you get to the university? [Bạn đi đến trường đại học như thế nào?]

How do you cook this? [Bạn nấu món này như thế nào?]

BƯỚC 6

Hỏi HOW MANY hoặc HOW MUCH để hỏi về số lượng. Trong đó HOW MUCH dùng để hỏi về những thứ không đếm được hoặc hỏi giá về một dịch vụ nào đó, trong khi HOW MANY dùng để hỏi về số lượng của những điều đếm được.

Ví dụ:

How much does a haircut cost? [Cắt tóc hết bao nhiêu tiền?]

How much for a cake? [Bánh này bao nhiêu tiền?]

How many cookies should I bake? [Tôi nên làm bao nhiêu bánh quy?]

How many people will come to dinner? [Bao nhiêu người sẽ đến bữa tối nay?]

Phần 3 Đặt câu hỏi gián tiếp

Bước 1

Xác định khi nào thì cần sử dụng một câu hỏi gián tiếp để hỏi một cách lịch sự. Đôi khi những câu hỏi mà bạn hỏi bằng tiếng Anh có thể nghe hơi cùn và hơi gay gắt. Khi bạn cần hỏi một người lạ một câu hỏi hoặc khi bạn muốn đảm bảo rằng câu hỏi của bạn nghe có vẻ lịch sự, bạn có thể muốn làm dịu nó bằng một cụm từ gián tiếp ngay từ đầu.

Ví dụ, nếu bạn cần biết thời gian, hỏi một người lạ, thì “What time is it?” có thể nghe hơi thô lỗ hoặc đột ngột. Đây sẽ là một tình huống tốt để sử dụng một câu hỏi gián tiếp. Tương tự cho một câu hỏi về phương hướng. Ví dụ, nếu bạn chỉ cần đi đến một người lạ và hỏi: “How do you get to the airport?” họ có thể bị bất ngờ bởi tính trực tiếp của câu hỏi. Đây là một tình huống tốt để bạn có thể sử dụng một câu hỏi gián tiếp.

Bước 2

Bắt đầu bằng cụm từ để hỏi “COULD YOU PLEASE TELL ME” hoặc “DO YOU KNOW.” Hai cụm từ để hỏi này nên bắt đầu câu của bạn với một trong số các cụm từ này và làm theo cụm từ với những gì bạn muốn biết. Ví dụ bạn có thể hỏi:

Could you please tell me how to get to the theatre?

➜ Do you know how to get to the theatre? [Bạn chỉ tôi đường đi đến nhà hát được không?]

Could you please tell me the time?

➜ Do you know the time? [Mấy giờ rồi bạn?]

Bước 3

Di chuyển động từ "to be" đến cuối câu. Nếu bạn đang hỏi một câu hỏi bắt đầu bằng một dạng của "to be", thì bạn có thể chuyển câu hỏi đó đến cuối câu sau khi thêm cụm từ câu hỏi gián tiếp. Ví dụ:

Where is the bus stop?

➜ Do you know where the bus stop is? [Bạn có biết trạm xe bus ở đâu không?]

What time is it?

➜ Could you please tell me what time it is? [Bạn biết mấy giờ rồi không?]

Phần 4: Dùng câu hỏi đuôi để xác nhận chuyện gì đó

BƯỚC 1

Xác định rằng bạn cần dùng câu hỏi đuôi để xác nhận chuyện gì đó. Bạn có thể gặp phải tình huống mà bạn nghĩ rằng bạn biết câu trả lời là gì, nhưng bạn muốn chắc chắn. Trong những tình huống này, bạn có thể đặt câu hỏi đuôi để xác nhận. Một câu hỏi đuôi bao gồm một câu có thể là một câu độc lập và theo sau là một cụm từ câu hỏi ngắn, như là “don’t you,” “aren’t we,” hoặc là “doesn’t she.”

Ví dụ:

Nếu bạn muốn xác nhận chuyện thời điểm mà bạn cần đi đến sân bay, bạn cần hỏi: “We need to leave for the airport at 7:00am tomorrow morning, don’t we?” [Chúng ta cần đi đến sân bay lúc 7h sáng mai, đúng không?]

  • Hoặc, bạn cần xác nhận việc một người bạn của bạn sẽ đón bạn vào một thời điểm nhất định, bạn cần hỏi: ”You will be here to get me at 6:30pm tonight, won’t you?” [Bạn sẽ đón tôi lúc 6:30 tối nay, phải không?]

BƯỚC 2

Nói câu mà bạn muốn xác nhận và sau đó tạm dừng một khoảng thời gian ngắn. Câu hỏi đuôi rất dễ hình thành vì bạn chỉ cần nói câu bạn muốn xác nhận, sau đó thêm một cụm câu hỏi ở cuối. Bắt đầu bằng cách nói câu như bạn thường làm với một khoảng dừng ngắn ở cuối.

Ví dụ:

  • Bạn muốn xác nhận thời gian của bữa tối là 7h30, bạn nói: “Dinner is served at 7:30pm.”
  • Để xác nhận địa điểm gặp nhau của bạn và người bạn là ở sân bay, bạn có thể nói: “We are going to meet at the airport.”

BƯỚC 3

Thêm phần đuôi “DOESN’T IT” hoặc “ISN’T IT” để xác nhận việc gì đó sẽ xảy ra. Để thêm phần đuôi để hỏi về một sự kiện, bạn sẽ thêm “doesn’t it” or “isn’t it.”. Trong đó, việc chọn lựa để thêm phần đuôi câu hỏi hoàn toàn phụ thuộc vào câu bạn muốn hỏi.

Ví dụ:

Khi bạn nói “Dinner is served at 7:30pm,” thì đuôi câu hỏi sẽ là “isn’t it?”
➜ Dinner is served at 7:30pm, isn’t it?

Dạng khác của câu hỏi này để dùng đuôi “doesn’t it”
➜ “The dining room closes at 9:00pm, doesn’t it?”

BƯỚC 4

Dùng “DON’T YOU,” “ISN’T HE/SHE,” OR “AREN’T THEY” để xác nhận hành động của một người nào đó. Khi bạn muốn xác nhận việc gì đó có liên quan đến một gười nào đó, dùng danh từ hoặc đại từ thích hợp cùng với động từ “to be”.

Ví dụ:

You are coming to party with me, aren’t you? [Bạn sẽ đi đến bữa tiệc với tôi phải không?]

You want to go to the Korean restaurant, don’t you? [Bạn muốn đến nhà hàng Hàn Quốc phải không?]

Billy and Johnathan are meeting us for drinks later, aren’t they? [Billy và Johnathan sẽ uống cùng chúng ta sau, phải không?]

Steve and Daniel want to order a pizza tonight, don’t they? [Steve và Daniel muốn gọi pizza tối nay, phải không?]

She is going with us to the coffee shop tomorrow, isn’t she? [Cô ấy sẽ đi cùng chúng ta đến quán café ngày mai, phải không?]

Video liên quan

Chủ Đề