Cấu trúc đề thi tiếng Trung THPT Quốc gia

Đề minh họa năm 2021 môn tiếng Trung có đáp án

Trang trước Trang sau

Để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021, bộ đề thi minh họa năm 2021 môn tiếng Trung có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi từ đó có kế hoạch ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn tiếng Trung THPT Quốc gia 2021.

Tải xuống

.................................................

.................................................

........tải tài liệu để xem đề minh họa môn tiếng Trung năm 2021 đầy đủ...........

BẢNG ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Tải xuống

Xem thêm đề thi minh họa năm 2021 các môn học có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

Để trải nghiệm phiên bản Facebook mới nhất, hãy chuyển sang trình duyệt được hỗ trợ.

14:54:3008/04/2022

Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo năm 2022 môn Tiếng Trung nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Cấu trúc đề minh họa 2022 môn Tiếng Trung thi tốt nghiệp THPT gần như không có sự thay đổi so với năm 2021. Đề gồm 3 trang với 50 câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh làm bài trong thời gian 60 phút.

Nội dung đề minh họa Tiếng Trung năm 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố như sau:

Hy vọng với sự chia sẻ về đề minh họa môn Tiếng Trung năm 2022 sẽ giúp các bạn học sinh và quý thầy cô nắm được cấu trúc đề thi, qua đó định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 thật tốt.

Tags

Bài viết khác

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT, vừa công bố cấu trúc đề thi các môn trắc nghiệm. VnExpress xin giới thiệu cấu trúc đề thi trắc nghiệm tiếng Trung.

1. Đề thi tốt nghiệp THPT

1. Ngữ âm [5]- Thanh mẫu- Vận mẫu

- Thanh điệu

2. Từ vựng [5]- Từ đồng nghĩa

- Giải nghĩa từ

3. Ngữ pháp [35]+ Từ loại [20]  - Xác định từ loại  - Cách dùng của từ loại [thực từ; hư từ]+ Cú pháp [15]  - Chức năng cú pháp

  - Câu phức [từ nối; cặp từ nối]

4. Kỹ năng tổng hợp [bài đọc hiểu có độ dài khoảng 150 chữ] [5]

2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng

1. Ngữ âm [10]- Thanh mẫu- Vận mẫu

- Thanh điệu

2. Từ vựng [15]- Từ đồng nghĩa- Giải nghĩa từ

- Giải nghĩa cụm từ

3. Ngữ pháp [45]+ Từ loại [25]  - Xác định từ loại   - Cách dùng của từ loại [thực từ; hư từ]+ Cú pháp [20]  - Chức năng cú pháp

  - Câu phức [từ nối; cặp từ nối]

4. Kỹ năng tổng hợp [bài đọc hiểu có độ dài khoảng khoảng 300 – 500 chữ] [10]

[Nguồn: Bộ GD&ĐT]

Link đăng kí tại đây:

Lớp ôn thi tốt nghiệp THPT tiếng Trung Khối D4 và HSK5+HSKK. Lớp ôn thi được giảng dạy, quản lý bởi cô Nguyễn Bảo Ngọc - GV 15 năm kinh nghiệm tại trường Đại học Ngoại Thương.Đối tượng học: Các bạn chưa học tiếng Trung bao giờ, hoặc đã từng học nhưng chỉ còn nhớ Nǐ Wǒ.Đến với lớp ôn thi, các em học sinh sẽ được+, Học tiếng Trung từ ABC+, Hệ thống kiến thức bán sát ma trận đề thi thật+, Luyện 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết+, Luyện đề và kĩ năng làm bài thiđể thi 9+ kì thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Trung và HSK 4,5 điều kiện xét tuyển thẳng các mã ngành D4.

Học phí: Đóng theo đợt 15 buổi. Tuần học 1 buổi [Lớp tối thứ 4/thứ 7 hàng tuần], [Giai đoạn tăng tốc tăng 2 buổi/tuần]


Hình thức học: Online hoặc trực tiếp tại Khu tập thể giáo viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia, Cầu Giấy, Hà Nội.
LỘ TRÌNH HỌC TẬP- Giai đoạn 1: Học kiến thức cơ bản đến HSK5- Giai đoạn 2: Học các chuyên đề ngữ pháp, từ vựng, viết luận, khẩu ngữ

- Giai đoạn 3: Luyện đề và kỹ năng giải đề

Những điểm mới về thi tốt nghiệp THPT năm 2021

    Năm 2021, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong hai ngày với 5 bài thi, thí sinh đoạt giải ba cấp tỉnh sẽ được cộng một điểm khuyến khích.     Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi năm 2021 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

    Kỳ thi diễn ra trong hai ngày, dự kiến 7-8/7, tương tự năm 2020. Các bài thi sẽ được giữ nguyên với ba bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

    Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Về hình thức, trừ môn Ngữ văn thi tự luận, đề các môn khác được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Thời gian làm bài Ngữ văn là 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

​    Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi đầy đủ 3 bài độc lập và một bài tổ hợp. Còn thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi hai bài độc lập là Toán và Ngữ văn cùng một bài tổ hợp. Nhóm này có thể đăng ký dự thi thêm bài Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Thông tư về quy chế tuyển sinh [Tải tại đây]

​Bộ GDĐT công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2021 môn Tiếng Trung Quốc đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 8-9-10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link để cùng làm nhé! ̣Tải ở đây

Ma trận đề thi tiếng trung 

      Ngoại trừ môn Ngữ văn, tất cả các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 đều được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm như năm 2020. Với số lượng câu hỏi lớn và thời gian phân bố cho mỗi câu hỏi là rất ít, do vậy các thí sinh cần chú ý làm bài nhanh chóng và không sa đà vào những câu hỏi khó. Thông thường đề thi được trộn ngẫu nhiên theo các mã đề khác nhau, tuy nhiên khi nắm được ma trận đề thi, thí sinh nên làm những câu dễ trước, câu khó sau, đơn giản vì dễ hay khó bạn cũng đều được 0.2 điểm.
       Việc nắm được ma trận đề thi để có lộ trình ôn tập phù hợp với trình độ của từng bạn rất quan trọng. Cô giúp các bạn so sánh ma trận đề thi của 3 năm 2019,2020,2021 để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!

      Ngoài ra nên luyện đề thường xuyên để làm quen cấu trúc đề thi và tăng tốc độ khi làm bài. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng sắp tới!
      "Ngoại thương là nhà! FTU đợi các em!"

      Việc nắm vững cấu trúc đề thi, ma trận đề thi giúp các bạn không cần mò mẫn lầm đường lạc lối
      Đề thi gồm 5 phần

  • Phần 1: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] điền vào chỗ trống trong câu hoặc hội thoại, gồm 24 câu
  • Phần 2: Chọn vị trí đúng [ứng với A,B,C,D] của từ/cụm từ trong ngoặc để hoàn thành câu, gồm 3 câu [Để tham khảo năm 2021 gồm 4 câu]
  • Phần 3: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] giải thích cho từ/cụm từ in đậm trong câu, gồm 8 câu [Để tham khảo năm 2021 gồm 7 câu]
  • Phần 4: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] theo nội dung bài đọc, gồm 5 câu
  • Phần 5: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống trong bài đọc, gồm 10 câu​
     Thông thường, đề được phân bổ 20% là các câu nhận biết, 30% câu thông hiểu, 30% vận dụng thấp và 20% vận dụng cao [mang tính tương đối vì độ khó của đề sẽ thay đổi theo từng năm, năm nay Covid nên đề tham khảo dễ hơn trước khá nhiều]. Các câu hỏi khó sẽ nằm rải rác ở các dạng bài, nghĩa là mỗi dạng đều có thể xuất hiện câu hỏi khó, thường là những câu kiểm tra về từ vựng, hay là bẫy thành ngữ, nghĩa bóng, nghĩa mở rộng của từ.
     Việc nắm chắc cấu trúc đề thi sẽ giúp mọi người tiết kiệm thời gian làm bài, làm phần dễ trước khó sau, câu khó hay câu dễ thì vẫn là 0.2 điểm, vì vậy chúng ta không việc gì phải dồn hết thời gian vào làm các câu khó mà lại chểnh mảng sai câu dễ cả. Hãy coi đề thi như 1 người quen, vào phòng thi thấy em ấy thì tay bắt mặt mừng hỏi thăm kiểu: ô thế hóa ra em vẫn chỉ có từng này dạng bài thôi à để đạt 9+ hoặc 10 nhé! 

KINH NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPTQG

Gửi tới phụ huynh của các bạn sĩ tử

                               3 ĐIỀU SĨ TỬ KHÔNG NÊN LÀM TRƯỚC KÌ THI THPTQG 2021          Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi THPT Quốc gia 2021 sẽ chính thức diễn ra. Đây được xem là giai đoạn quan trọng của học sinh sau 12 năm đèn sách. Thời gian này không những quan trọng cho việc ôn tập kiến thức, luyện đề mà còn phải giữ sức khỏe, tinh thần ở mức tốt nhất.          Dưới đây là 3 điều cấm kỵ dành cho sĩ tử mùa thi

1. Thức quá khuya để học bài

        Không ít sĩ tử học bài theo kiểu “ngủ ngày cày đêm”. Điều này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Thức khuya quá nhiều, thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, không có tinh thần vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng các chất kích thích để thức khuya như trà, cà phê,… vì chúng khiến hệ thần kinh không đủ minh mẫn để ghi nhớ kiến thức.         Đặc biệt, thức khuya quá lâu khiến đồng hồ sinh học sai lệch, dẫn đến sĩ tử sẽ không có trạng thái tốt nhất trong thời gian làm bài thi.

2. Học tủ, đoán đề

       Vì lo lắng không thể thu nạp toàn bộ kiến thức “chồng cao như núi” nên không ít bạn chọn lựa ôn thi theo cách may rủi học tủ hoặc đoán đề. Đây là phương pháp ôn thi sai lầm vì có thể đem lại kết quả xấu trong kỳ thi nếu bạn “lệch tủ”. Chăm chỉ ôn luyện, có lộ trình ôn thi đại học 2021 ngay từ bây giờ, học đâu nhớ đấy là bí quyết để các sĩ tử vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng nhất.

3. Tạo áp lực cho bản thân

      Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2021, áp lực từ gia đình, bạn bè và lượng kiến thức khổng lồ chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, để có một kết quả như ý, bạn cần loại bỏ áp lực và những suy nghĩ tiêu cực từ bản thân. Thay vào đó, hãy biến chúng thành động lực học tập của bản thân.

      Chúc các bạn thành công

                                            Xác định rõ mục tiêu và hành động
        Mỗi người có một mục tiêu khác nhau nên mọi người không cần cố gắng bắt chước mục tiêu của người khác. Ví dụ như các bạn thi khối D, thì môn Hóa chỉ biết cho qua liệt chứ không đặt mục tiêu 8 9+ . Cũng tương tự, khối thi của bạn là khối A nhưng bạn đặt mục tiêu 9+ tiếng Anh cho bằng bạn bằng bè thì điều này thật sự không cần thiết và rất mất thời gian. Thế nên trước hết, mọi người hãy xác định rõ khả năng của bản thân cũng như ngôi trường đại học mơ ước để có lộ trình ôn thi phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
       Đối với các bạn đã quyết tâm thi vào FTU thì phải cố gắng và nỗ lực hơn 90% số lượng sĩ tử còn lại của cả nước. Đơn giản, FTU chỉ lấy điểm top 10% mà thôi. Một khi đã quyết như vậy tức là đã không còn đường lùi, đâm lao thì phải theo lao! Thế nên các bạn phải nhận thức điểm ngoại ngữ [Tiếng Trung] 9+ bằng mọi giá: “Trên 9 hoặc hết!” Đôi khi phải dồn mình vào chỗ thật áp lực để tạo động lực. Và nhớ là các bạn khéo léo lựa làm sao để áp lực từ phía sau, để đẩy bạn tiến về phía trước. Chứ áp lực đè từ trên xuống cũng sấp mặt đấy! Đối với một số bạn, có thiên phú về ngôn ngữ thì không bàn, còn lại chỉ có 2 từ: chăm chỉ. Đừng sợ quên chữ, quên bài nhé. Học rồi nhớ, nhớ rồi quên, học vài lần thì mới nhớ mãi được. Ôn cố nhi chi tân mà! chỉ sợ các bạn nản, chưa đi đến đích mà dùng ở đoạn quên thì thôi xong :]] Các bạn bè ở FTU đều đỗ với điểm ngoại ngữ trên 9 bằng sự cố gắng không ngừng thì các bạn cũng hoàn toàn có thể. Đừng tự ti về bản thân, không phải bạn không giỏi mà chỉ là chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp thôi! Hãy cùng cố gắng và cố gắng nhé!

                                        Sắp xếp thời gian biểu hợp lí
        Buổi sáng là khoảng thời gian tốt nhất dành cho các môn học thuộc thiên về tư duy xã hội hơn là các môn tư duy logic – said scientists. Các bạn có thể là cú đêm để sáng hôm sau ngủ nướng, nhưng sẽ không thật sự hiệu quả bằng việc sắp xếp thời gian học hợp lý, khoa học:
* 6h – 8h: Sáng sớm chính là khoảng thời gian vàng cho việc học thuộc đó. Mình thường ôn lại các cấu trúc ngữ pháp và học thuộc các từ vựng, ngữ pháp.... [cũng không cần phải dạy quá sớm đâu, mình đã thử rồi nhưng thật sự dậy sớm xong ngồi học 1 lúc là ngủ lại đấy!]
* 8h – 11h: Đây là khoảng thời gian mình luyện đề và tự mày mò chữa luôn. Khi làm đề thì mình bấm thời gian xem tốc độ và chất lượng làm bài. Làm bài thì không lâu lắm nhưng chữa đề là cả 1 quá trình mọi người ạ. Nhiều khi học 1 mình sẽ nản nên có thể rủ đồng bọn học cùng. Nhưng cẩn thận ko lại sa đà vào tám nhé!

                                                        Luyện đề
        Chất lượng hơn số lượng. Đừng tham làm nhiều đề mà chữ được chữ không. Để đạt hiệu quả cao nhất, mình chỉ làm 1, hôm nào hứng lắm mới làm 2 đề thi/ ngày [để có thời gian chấm chữa thật kĩ] theo trình tự như sau:
        Làm các đề thi thử mới nhất. Trước thời gian thi khoảng 2 - 3 tháng, mình hay tham khảo các đề thi từ các trường THPT, Đại học trên cả nước. Các đề thi này thường bám sát đề thi thật nên hãy ưu tiên làm những đề này trước rồi quay trở về các năm trước để làm. Theo kinh nghiệm của cô về thay đổi cấu trúc đề thi thì các bạn nên tập trung vào làm đề từ 2016 trở lại. 
        Luyện tập các đề thi nâng cao. Các đề nâng cao chỉ nên làm trước kỳ thi khoảng 1 tháng, khi các kiến thức trong bài thi tiếng Trung bạn đã nắm tương đối vững và bạn đang cố gắng giải quyết những câu khó trong bài.

       Trước ngày diễn ra kỳ thi khoảng 1 tuần, nên ngừng luyện đề để giữ tinh thần thoải mái nhất. Lúc này, điều bạn cần làm là xem lại các đề thi đã luyện, đọc các lỗi sai cũng như lưu ý của bản thân trong mỗi đề thi để không lặp lại lỗi đó trong bài thi.       Lưu ý:        1. Luyện đề mà toàn 10 thì tạo tâm lý chủ quan hoặc tâm lý sung sướng thoải mái.       2. Luyện đề mà dưới 8 thì lo lắng ngôn nguôi, vì sẽ trượt FTU mất nên mất ăn mất ngủ.       3. Luyện đề mà lỗi sai mắc liên tiếp ở các đề khác nhau là thất bại

      4. Vân vân và mây mây. Luyện đề là 1 chuyện, tâm lý vững vàng để thực hiện kế hoạch mục tiêu đề ra quan trọng nhất nhé.


KINH NGHIỆM CHUYỂN KHỐI THI TỪ A SANG D

      Xin chào mọi người, mình là Lan Anh, hiện đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mình bước vào cánh cổng Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội với tổng số điểm khối D là: 25.5 điểm [ Văn: 8,6 Anh: 7,4 Toán 9 ] [cộng thêm 0,5 điểm vùng nữa hihihi]
      Chỉ còn một vài tuần nữa kỳ thi THPTQG sẽ chính thức bắt đầu, chắc hẳn các sĩ tử đang vô cùng lo lắng đúng không ạ. Bài viết hôm nay của mình sẽ giành cho các bạn học sinh đang ôn luyện khố A đột ngột chuyển sang khối D.
     Học lớp 10, 11 vẫn xác định sẽ theo khối A, tuy nhiên trong quá trình theo khối tự nhiên em thấy mình không trội hơn các bạn trong lớp, các môn cũng học bình thường nên đầu kỳ 2 năm lớp 12 đã quyết định chuyển sang học khối D. Thực sự khi chuyển từ khối A sang khối D. Chuyển từ khối A sang khối D, cũng đồng nghĩa với việc Mình phải từ bỏ các môn vốn là thế mạnh của mình là Lý, Hóa để có một khởi đầu mới với 2 môn Văn, Anh. Ở thời điểm đó, quyết định ấy được cho là quá mạo hiểm và có phần ngốc nghếch và không nhận được bất kì sự ủng hộ nào từ gia đình hay thầy cô.

Vậy mình đã ôn luyện thi khối D như thế nào chỉ trong một tháng:
Môn Văn:      Với bất kì một bạn khối A nào khác, 8,5 điểm Văn đại học là một kì tích nho nhỏ và rất đáng ngưỡng mộ. Nhất là khi chỉ có khoảng thời gian học và ôn thi Văn trong vòng 5 tháng trước khi thi, xuất phát điểm môn Văn của mình chỉ ở mức trung bình, thậm chí là trước đó không hề học Văn.       Vậy điều gì đã giúp mình có được 1 điểm số bứt phá như thế – 1 điểm số mà ngay cả các bạn học khối C, D từ đầu và thậm chí là cả các bạn chuyên Văn cũng khó mà có thể đạt được?

Nghị luận văn học


      Nói thì có thể sẽ khó có ai tin, nhưng bí quyết duy nhất của bản thân mình là học văn bằng sơ đồ tư duy.  Bởi mình vốn là dân gốc khối A, nên rất lười học Văn theo kiểu học thuộc lòng những trang chữ dài dằng dặc, nên khi biết Văn cũng có thể học và ghi nhớ kiến thức bằng Sơ đồ tư duy được thì mọi chuyện lại trở nên vô cùng dễ dàng .       Cứ khoảng 2-3 ngày mình sẽ hệ thống kiến thức 1 tác phẩm bằng sơ đồ tư duy. Trong 1 tác phẩm mình sẽ chia làm nhiều nhánh: tác giả, tác phẩm, các đoạn thơ, các đoạn văn,…..Theo đó mình cũng sẽ vẽ thêm những hình ảnh sinh động cho sơ đồ để tạo hứng  thú cho bản thân khi học. Ngoài ra mỗi tác phẩm mình cũng sẽ tự chuẩn bị 1 đoạn mở bài, 1 đoạn kết bài và 1 đoạn đánh giá nghệ thuật thật hay để có thể áp dụng linh hoạt trong khi viết bài. [Các bạn nhớ mở bài thật hay vào nhé, đầu xuôi đuôi lọt mà].       Sau khi tổng hợp xong tất cả các tác phẩm, mình sẽ bắt đầu đi tìm những lời bình thật hay về tác phẩm sau đó ghi nhớ và cố gắng vận dụng vào đầu đoạn phân tích nhé [giám khảo chấm thi họ sẽ không có thời gian để đọc hết đoạn văn của chúng ta đâu, nên câu mở đầu đoạn văn hay còn gọi là luận điểm hãy cố viết thật hay nhé]

Nghị luận xã hội và đọc hiểu

      Mình nghĩ phần này quan trọng là độ nhạy bén, linh hoạt của các bạn. Vì vậy các bạn hãy cố gắng đọc nhiều, tham khảo nhiều và làm nhiều nhé.

Môn Toán

       Môn toán là môn đạt số điểm cao nhất trong ba môn. Mình nghĩ điểm quan trọng nhất khi ôn thi môn toán đó chính là làm thật nhiều đề.       Môn Toán, ngoài việc tập trung nghe giảng bài, chỗ nào chưa hiểu hỏi ngay thầy cô hoặc bạn bè; nên tạo thói quen ghi chú hoặc đánh dấu những điểm dễ sai hoặc gây nhầm lẫn để lần sau không lặp lại. Khi ôn tập tại nhà, mìnhcó thói quen tự tổng hợp kiến thức lý thuyết thành từng chuyên đề riêng, kèm theo cuốn sổ ghi chép những mục cần chú ý. Sau đó, sưu tầm các đềthi của các năm trước để làm. Đầu tiên, mình làm đề thi ĐH của những năm trước, sau đó là đề thi thử ĐH của các trường THPT khác trong và ngoài tỉnh sưu tầm được ở trên mạng, hoặc các đề mượn từ các bạn hay được thầy cô cung cấp. khi làm đề xong, nên tra lại đáp án thật kĩ, soi xem chỗ ấy tại sao sai, mình đã bị lừa ở chỗ nào rồi rút ra kinh ngiệm cho bản thân. Những câu khó nên đánh dấu hoặc ghi ra một cuốn sổ riêng có thể đến lớp hỏi bạn bè hoặc thầy cô, nhưng chỉ hỏi hướng thôi rồi về nhà tự làm lại.      Một mẹo nho nhỏ nữa cho các bạn hơi lười như mình đó chính là “Giải Toán bằng casio”. Đối với một số bạn mất gốc môn toán thì phương pháp này là một giải pháp chinh phục môn toán một cách dễ dàng và hiệu quả .

Môn Anh

       Đối với một dân chuyên khối tự hiên như mình, thì tiếng Anh được coi là một nỗi sợ và ám ảnh lớn nhất. Vì vậy sau khi chuyển sang khối D, khó khăn lớn nhất của mình chính là cải thiện môn tiếng Anh. Mình thực sự phải thừa nhận rằng “7.4” là một số điểm vô cùng bình thường, tuy nhiên nó lại là cả một kỳ tích đối với một đứa không hề biết một chút tiếng Anh nào như mình.       Đối với tiếng Anh, mình nghĩ quan trọng nhất là từ mới. Vì vậy, mỗi tuần mình chỉ học 10 từ mới, tiếp nữa là học thành ngữ, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, một phần các cô ở lớp dạy cũng đều hay và mình nhận ra điều đó ngay ở trường. Qua nghiên cứu các bộ đề, mình nhận ra một điều là đề thi đại học chủ yếu nặng về phần Ngữ pháp nên mình có phương pháp riêng và học vững hơn trong phần Ngữ pháp. Ngoài ra, mình cũng nghe băng của các đài thế giới như BBC hay rồi xem những bộ phim tiếng Anh không có phụ đề để hiểu hơn về tiếng Anh... Bạn bè mình cũng chia sẻ về đề, có gì khó mình hỏi các bạn chuyên Anh để rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình trong học môn tiếng Anh        Luyện đề. Luyện đề. Luyện đề. Đừng làm nhiều đề, đừng quan tâm tới số lượng mà hãy tập trung vào chất lượng. Khi chọn đề thì nhớ làm những đề có lời giải chi tiết ấy.       Mình hay xem video của cô Mai Phương và cô Trang Anh, mấy tháng cuối các cô rất chăm livestream nên các bạn có thể vào để học. Môn Anh theo mình bạn nên tìm cho mình một người thầy giỏi, như thế bạn sẽ học hành bài bản hơn, tiết kiệm thời gian. Trước mình tự học, tự tìm, tự mày mò nên là rất vất vả mà nhiều khi không đâu vào đâu cả.      Đó là toàn bộ kinh nghiệm luyện thi khối D của một đứa với xuất phát điểm là khối tự nhiên như mình.      Hy vọng rằng, câu chuyện về hành trình chuyển khối ngoạn mục của mình có thể góp phần truyền cảm hứng và động lực cho các bạn thêm tự tin để chinh phục những mục tiêu trong học tập và cuộc sống của mình. Các bạn hãy tin rằng, khi có phương pháp thì điều gì cũng có thể thực hiện được.

      [À, nhưng bây giờ mình đang học tiếng Trung nhé!]


Để nhận được link làm bài thực chiến phòng thi và luyện thi năm học 2021-2022, các bạn có thể tham gia nhóm Zalo: Tiếng Trung TN THPT QG [//zalo.me/g/ajkjqd456]

      Để thi môn tiếng Trung đạt được điểm 8,9,10; ngoài việc nắm vững ma trận đề thi do Bộ giáo dục công bố, các kiến thức ngữ pháp, các dạng bài thường gặp trong đề, bạn cũng cần luyện thật nhiều đề để trở thành kĩ năng làm bài.
       Cấu trúc đề thi môn tiếng Trung gồm:
      Đề thi môn tiếng Trung gồm 50 câu làm trong 60 phút với 5 phần nhỏ, cụ thể:

  • Phần 1: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] điền vào chỗ trống trong câu hoặc hội thoại, gồm 24 câu
  • Phần 2: Chọn vị trí đúng [ứng với A,B,C,D] của từ/cụm từ trong ngoặc để hoàn thành câu, gồm 3 câu [Để tham khảo năm 2021 gồm 4 câu]
  • Phần 3: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] giải thích cho từ/cụm từ in đậm trong câu, gồm 8 câu [Để tham khảo năm 2021 gồm 7 câu]
  • Phần 4: Chọn phương án đúng [ứng với A,B,C,D] theo nội dung bài đọc, gồm 5 câu
  • Phần 5: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống trong bài đọc, gồm 10 câu​

     Ngoài việc ôn luyện tốt hai môn Toán và Ngữ Văn, các bạn cũng đừng quên ôn luyện thật tốt môn tiếng Trung nhé. Cũng giống như tiếng Anh, trong tổ hợp Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung thì môn tiếng Trung cũng sẽ được nhân đôi. Vì vậy nếu đạt điểm cao môn tiếng Trung sẽ là một lợi thế cho các bạn khi thi THPT Quốc gia.

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn tiếng Trung năm 2019, 2020, 2021

Video liên quan

Chủ Đề