Cha mẹ la người thầy đầu tiên tốt nhất

Một nhà văn đã từng diễn thuyết: Là cha mẹ, thành tựu lớn nhất là nuôi dạy được những đứa trẻ hòa nhập vào thế giới.

Một cuộc khảo sát đã được thực hiện trên Internet như sau: Nếu ông bố nào không thể chăm sóc con nhỏ với thời gian 12 giờ trong một tuần thì sẽ bị tước danh hiệu làm cha, bạn có ủng hộ quan điểm này không?

Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ ủng hộ đạt đến 79%, nhận được nhiều phiếu đồng ý vượt trên cả phiếu phản đối. Nhưng khi ban tổ chức chương trình phỏng vấn một số đứa trẻ, trong đó có câu trả lời của 3 em đã gây bất ngờ rằng: Không đồng ý, không ủng hộ. Và lý do là:

Bởi vì ông ấy là bố của cháu;

Bố cháu mãi mãi là người bố tốt nhất;

Bố cháu làm việc cả tuần vất vả, thật khó khăn.

Trước lời này của con trẻ, ông bố hạnh phúc ấy đã xúc động chia sẻ: Vốn nghĩ rằng tất cả các đứa trẻ đều sẽ nói đồng ý, nhưng không ngờ lại nhận được câu trả lời thẳng thắn đầy chân thành như thế này của con mình. Bản thân làm bố cũng không nghĩ tới điều này, vì bình thường có khá ít thời gian chăm con; vậy mà trong tâm con mình vẫn cảm kích và đưa ra nhận xét ấm áp như vậy.

Sức ảnh hưởng của người cha trong quá trình trưởng thành của trẻ thực sự quan trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ. Trẻ có tự tin hay không, có mạnh mẽ hay không, có phát triển đúng đắn hay không, là hoàn toàn không thể thiếu vắng bóng dáng người cha trong đó. [Pexels]

Jenny Elim, tác giả chuyên về chăm sóc và giáo dục trẻ em Hoa Kỳ từng nói:

Không sợ trẻ nhỏ có thiếu sót, mà điều đáng sợ nhất là sự thiếu đúng đắn trong phương pháp dạy dỗ và quan niệm giáo dục gia đình của các bậc cha mẹ. 

Vì sinh lý và tâm lý của trẻ chưa đủ trưởng thành, nên hầu như tất cả các phản ứng với thế giới bên ngoài đều dựa trên phản ứng tự nhiên và bắt chước. Vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn dẫn dắt từng bước, đồng thời dạy con thế nào thì mình làm gương thế ấy. Đây chính là hành trang quý giá nhất trên con đường trưởng thành cho con trẻ.

Đối với trẻ con thì nên nhẫn nại nhiều hơn và ít trách mắng hơn, thấu hiểu và lắng nghe, dẫn dắt và khích lệ nhiều hơn. Hãy để trẻ con có cơ hội cùng tham gia những hoạt động gia đình, bồi dưỡng tâm hồn trẻ để trẻ hiểu được thế nào là tấm lòng chân thành và một trái tim biết ơn.

Dĩ nhiên có đầy đủ điều kiện vật chất cũng rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, khi chúng ta rót vào tâm hồn trẻ sự chân thành và tình yêu thương, tương lai nhất định trẻ cũng hiểu được thế nào là trân quý bản thân và yêu cuộc sống, càng dễ dàng hiểu được sự tôn trọng, và cảm ơn sự phó xuất của người khác.

Cha mẹ yêu thương con cái của mình, đó chính là bản năng bẩm sinh. Thậm chí đại đa số các bậc cha mẹ ở Châu Á còn dành cả cuộc đời để sống vì con cái của mình. Vì để con cái được ăn no mặc ấm, họ đều không ngần ngại gánh lấy trách nhiệm và áp lực trên vai, sẵn sàng ôm đồm tất cả mọi chuyện, quả là một đời vì con vì cháu.

Nhưng, chúng ta cũng biết rằng, những kinh nghiệm do giáo dục không phù hợp thường lưu lại nhiều bài học đau đớn và sâu sắc.

Các chuyên gia chăm sóc và giáo dục trẻ em chia sẻ: Những năm đầu đời của trẻ nhỏ rất quan trọng, khi trẻ trước 6 tuổi, chúng ta cần dạy chúng những phép tắc trong hành xử, để chúng hiểu được điều gì có thể làm và điều gì không được phép làm.

Từ nhỏ đã có nề nếp, trẻ tự nhiên sẽ biết trân trọng bản thân và trân trọng những thành viên khác trong gia đình, sẽ không tự dưng làm tổn hại bản thân cũng chính là không bao giờ làm tổn hại người khác, dìu dắt và giáo dục trẻ theo cách phù hợp hiệu quả hơn nhiều so với việc để chúng lớn lên không nghe lời rồi mới áp dụng kỷ luật và la mắng.

Giáo sư Stephen Baskerville của Đại học Howard cho biết: Về cơ bản, mọi vấn đề xã hội quan trọng đều liên quan đến việc con cái thiếu cha. Bạo lực, tội phạm, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai ở tuổi vị thành niên, tự tử, v.v. đều liên quan trực tiếp đến việc thiếu sự giáo dục từ người cha.

Chúng ta đều biết rằng, không gì có thể thay thế được vai trò của người cha trong gia đình. Sức ảnh hưởng của người cha trong quá trình trưởng thành của trẻ thực sự quan trọng nhiều hơn bạn nghĩ. Trẻ có tự tin hay không, có mạnh mẽ hay không, có phát triển đúng đắn hay không, hoàn toàn không thể thiếu vắng bóng dáng người cha. Về phương diện này thì tôi có một trải nghiệm thực tế: 

Gia đình tôi khá đơn chiếc, vợ chồng sống riêng không có ông bà hay cô chú bác bên cạnh, công việc của chồng tôi lại thường đi công tác xa nhà. Khi ấy con trai tôi mới hơn 1 tuổi, chỉ mới chập chững biết đi. 

Dẫu tôi cố gắng hết sức dạy dỗ con từ cả hai vai trò cha và mẹ để bù đắp sự vắng nhà thường xuyên của cha, dẫu tôi muốn cậu bé mạnh mẽ thế nào thì kết quả dường như ngược lại. 

Bình thường thì cậu bé cũng vui chơi bình thường và cũng khá hòa đồng. Nhưng trong suốt một thời gian dài, hễ khi nào cậu đang đi dạo cùng tôi, chỉ cần thấy từ xa một bóng dáng cao lớn của bất cứ một người đàn ông nào, thì cậu bé lập tức dừng lại và nép sát vào chân tôi, mặt cũng giấu vào chân mẹ mà không dám bước tiếp. Dỗ kiểu nào cậu cũng không chịu đi cho đến khi bóng dáng người đàn ông kia khuất dần.

Rõ ràng là cậu bé mất tự tin và trở nên nhút nhát khi thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ thường xuyên của cha. Thậm chí còn hình thành một “nỗi sợ vô hình”; điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính cách sau này của cậu, một trong những khiếm khuyết ấy là khả năng giao tiếp với người khác và cộng đồng. 

Chợt nghĩ, dù người mẹ có muốn thay thế vai trò người cha cũng không thể nào có thể thay thế được. Lúc này tôi mới hiểu, con có cha có mẹ là sự giáo dục trọn vẹn nhất trên đời này; thiếu một trong hai sẽ vĩnh viễn là sự mất mát không bao giờ bù đắp được. 

Cao Nguyên

Cuốn sách Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất của tác giả Thôi Hoa Phương là sự kết hợp của ba phương pháp giáo dục tốt nhất trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ từ 0-6 tuổi. Cuốn sách này chia sẻ những tinh hoa trong phương pháp và kinh nghiệm giáo dục thực tiễn, định hướng cho cha mẹ cách giáo dục trẻ một cách khoa học ngay từ thời kì đầu, để bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phát huy tiềm năng trí tuệ, giúp trẻ có những khởi đầu thắng lợi.

Albert Einstein từng nói: “Mọi trẻ em khi sinh ra đều là thiên tài, thế nhưng trong những giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp giáo dục sai lầm có thể giết chết cái chất thiên tài sẵn có trong các bé”. Đối với các em, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng, cũng là giáo viên mầm non tốt nhất. Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.

Mỗi bậc cha mẹ đều nên hiểu rằng, trẻ nhỏ đang ở trong giai đoạn hình thành của phẩm chất đạo đức và những thói quen hành vi, chúng rất giỏi bắt chước theo hành động và lời nói của người lớn, đồng thời lấy lời nói và hành động của cha mẹ làm tấm gương để mình học tập. Cho nên, cha mẹ hãy là một tấm gương tốt cho trẻ. Trên thực tế, cha mẹ chính là tấm gương của trẻ nhỏ, những truyền ngôn từ cha mẹ là cách giáo dục hiệu quả và sinh động nhất đối với trẻ nhỏ. Khi đối mặt với muôn vàn những vấn đề của trẻ [nói dối, cẩu thả, ăn cắp, đố kỵ, nhút nhát….], cha mẹ cần có tinh thần lạc quan, tích cực và những đối sách kịp thời, khoa học.

Để giúp các bậc cha mẹ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng những phương pháp và quan niệm giáo dục đúng đắn, cuốn sách này tuyển chọn ba quan niệm và phương pháp giáo dục xuất sắc nhất trên thế giới: Phương pháp giáo dục của Karl Weter, Phương pháp giáo dục của Maria Montessori, Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng cho trẻ.

Đọc Online Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất

Đọc Onine

Download Ebook Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất

Download PDF

Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều giống nhau, nhưng tại sao có trẻ sau này trở thành những bậc anh tài, trong khi có trẻ lại chỉ trở thành những người bình thường, thậm chí là ngu ngốc? Đối với trẻ em, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn, điều quan trọng nhất không phải là tài năng thiên phú mà là phương pháp giáo dục chúng được hưởng. Tài năng thiên phú nhiều hay ít không quyết định trẻ sẽ trở thành người thiên tài hay vô dụng mà phương pháp giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn 6 năm đầu đời mới là nhân tố chính.

Đương nhiên, tài năng của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng sự khác nhau đó không nhiều. Vì thế, ngoài những đứa trẻ khi sinh ra đã có tài năng thiên bẩm, thì chỉ cần những đứa trẻ có tố chất bình thường, nếu được giáo dục một cách đúng đắn đều có thể trở thành những con người phi thường.

Video liên quan

Chủ Đề