Charlie là ở đâu

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi - mà khó vì lòng người ngại núi e sông. _ Núi đồi cao nguyên kon tum _

Đồi Charlie, gọi theo phiên âm Việt là đồi Sạc Ly, là một địa danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum, miền nam Việt Nam. Địa danh này nổi tiếng với nhiều trận giao chiến khốc liệt giữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ với Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam như Trận Đắk Tô, 1967, Trận Kontum. Đây cũng là nơi từng được biết đến với nồng độ dioxin rất cao do ảnh hưởng của chất khai hoang mà quân đội Hoa Kỳ từng rải xuống nhằm ngăn chặn khả năng ẩn giấu binh lực của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Từ trung tâm thành phố Kon Tum theo đường 14 đi khoảng 45 km, tới ngã ba Tân Cảnh, cách địa danh Charlie khoảng 10 km. Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, nằm tại khu vực giáp ranh giữa các xã Rờ Kơi [huyện Sa Thầy], PôKô, Tân Cảnh [Đăk Tô] và các xã SaLoong, Đăk Sú [Ngọc Hồi]. Hai điểm cao cạnh bên là Ngọc Rinh Rong và Ngọc Rinh Rua, có cao độ là 800m, từng được mệnh danh là "chân cột cờ" của khu vực đồi Charlie.

//www.facebook.com/399472067300176/videos/1202003509996383/?t=0

Do vị trí điểm cao đột xuất, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.

Có một nơi rất giống với Hà Giang xa xôi...địa điểm lý tưởng cho tín đồ ưa thích khám phá.Cao nguyên đá lưng chừng đỉnh đồi — Vực sâu có những con suối đổ ra dòng sông pô kô — . Di tích lịch sử trên đỉnh đồi nơi chiếm đóng của quân lực nhảy dù VNCH trước năm 1972 — 

Cột cờ điểm cao 1015 delta => tại Đồi Sạc Ly - Cao điểm 1015 Charlie.

Vị trí cứ điểm nằm trong một dãy cứ điểm liên hoàn của Lữ đoàn 2 Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa, được đặt tên theo các chữ cái A, B, C, D... đến Y, nhằm bảo vệ phi trường Phượng Hoàng và tuyến phòng thủ ngoại vi cho căn cứ Tân Cảnh, tức bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Theo thông lệ của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, mỗi cứ điểm đều có tên đặt theo các chữ cái này bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như Alfa - Anh Dũng, hoặc Yankee - Yên Thế. Chính vì vậy, cứ điểm trên ngọn đồi được đặt tên theo chữ cái C, được gọi là đồi C [phiên âm Việt là đồi Xê], hay đồi Charlie hoặc đồi Cải Cách. 

Bắt đầu Mùa hè đỏ lửa 1972, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định chiếm Tân Cảnh, cắt Đường 14. Charlie nơi đóng quân của tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nằm trên một vòng đai có nhiệm vụ bảo vệ phía trái đường 14. 

Tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 320 của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây cứ điểm Charlie, tấn công liên tục dữ dội bằng pháo và bộ binh. 

Ngày 12/04/1972 một trái pháo 130mm, rơi trúng hầm chỉ huy, trung tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn trưởng tử trận, thiếu tá Lê Văn Mễ lên thay nắm quyền chỉ huy. Sau 7 ngày không được tiếp tế đạn dược, y tế, lương thực, Charlie thất thủ. Khi tiểu đoàn dù vừa rút thì B52 được điều tới Charlie trút bom đạn xuống nhằm tiêu diệt lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa chiếm đóng ở đó. Chỉ vài ngày sau khi Charlie thất thủ, ngày 24 tháng 4 năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm căn cứ Tân Cảnh và Sân bay Phượng Hoàng.

Bài hát "Người ở lại Charlie" được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác nhằm tưởng niệm Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tử trận ngày 12 ngày 4 năm 1972, vào Mùa Hè Đỏ Lửa.

Cùng xem lại albums ảnh cuối :

~> đi & đến 

= Tỉnh Kon tum

* Quốc lộ 24C huyền thoại - băng xuyên rừng

*Off road len lỏi lên những vạt rừng thông 3 lá

* Đứng trên đỉnh[Đồi Charlie - Cao điểm 1015] thuộc xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum,là một địa danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện: Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum

* Nhìn về dòng sông pô kô hiền hòa dài nhất ở Bắc Tây Nguyên [có tư liệu viết sông dài 320 km] chảy xuyên từ Bắc Kon Tum sang Tây Gia Lai.

Vann Phan/Người Việt

SANTA ANA, California [NV] – Các trận đánh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó nổi bật nhất là các cuộc giao tranh tại ba mặt trận lớn ở An Lộc, Kon Tum và Quảng Trị.

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo [trái]. [Hình: Tài liệu]

Từ những ngày đầu Tháng Tư, 1972, tại vùng Tân Cảnh-Dakto ở phía Tây Bắc Kon Tum diễn ra các cuộc giao tranh trước tiên, trong khuôn khổ Chiến Dịch Bắc Tây Nguyên của quân đội Cộng Sản Bắc Việt, và nhắm vào các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa [VNCH] tại Vùng II Chiến Thuật.

Bối cảnh trận đánh tại căn cứ Charlie

Quân Lực VNCH trấn đóng tại vùng phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum gần biên giới Việt-Miên-Lào gồm các lực lượng Bộ Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, và Nhảy Dù, với nhiệm vụ chính là bảo vệ sườn phía Tây của Vùng II Chiến Thuật, đồng thời theo dõi các hoạt động chuyển quân từ Bắc vào Nam của Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt trong mưu đồ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

Mỗi khi phát hiện các đoàn quân Cộng Sản xâm nhập này, phía VNCH sẽ báo cáo lại cho Hải và Không Quân Hoa Kỳ, đặc biệt là các phi đội oanh tạc cơ khổng lồ B-52, bay đến tiêu diệt họ cùng với số vũ khí, quân trang, quân dụng, và lương thực mang theo.

Hai căn cứ Charlie và Delta, nằm trong tuyến phòng thủ gồm nhiều cứ điểm của Quân Đoàn II Quân Lực VNCH ở phía Tây Sông Pôkô và Quốc Lộ 14, là những mục tiêu bị Cộng Quân tấn công đầu tiên trên đường tiến quân của họ về hướng Tân Cảnh, Dakto và thị xã Kon Tum, một trong ba mặt trận lớn trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh quyết định tại Đồi Charlie diễn ra từ ngày 11 đến 14 Tháng Tư, 1972, trong đó Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù [Tiểu Đoàn Song Kiếm Trấn Ải], tử trận, và Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó, quyết định rút quân khỏi Charlie.

Từ đầu Tháng Ba, 1972, biết được kế hoạch của Cộng Sản Bắc Việt là sẽ dùng các Sư Đoàn 320A, Sư Đoàn 322, và Sư Đoàn F10 cùng các đơn vị du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tấn công vào các cứ điểm của Quân Lực VNCH, Trung Tướng Ngô Du, tư lệnh Quân Đoàn II và Vùng II Chiến Thuật, đã điều động các lực lượng Bộ Binh và Thiết Giáp của Sư Đoàn 22 Bộ Binh lên Tân Cảnh để đối phó. Tướng Du còn điều động Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân đến các căn cứ biên phòng, đặc biệt là đồn Ben Het, để bảo vệ các tuyến giao thông đi vào Vùng II.

Vị tư lệnh Quân Đoàn II cũng yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH cho tăng cường thêm Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù để làm lực lượng trừ bị tại Kon Tum và sẵng sàng cứu ứng cho Tân Cảnh khi cần thiết. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đóng tại làng Võ Định, cạnh Quốc Lộ 14, giữa khoảng Kon Tum và Dakto. Các đơn vị trực thuộc được bố trí tại các cao điểm trên Dãy Rocket Ridge về phía Tây quốc lộ 14, với các căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel… Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù dưới quyền Trung Tá Nguyễn Đình Bảo được chỉ định trấn đóng căn cứ Charlie, gồm các cao điểm 960, 1020, và 1050.

Nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. [Hình: Tài liệu]

Cộng Quân tấn công căn cứ Charlie, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh

Từ ngày 3 Tháng Tư, các lực lượng Sư Đoàn 320A khởi sự tấn công căn cứ Charlie và cứ điểm Rocket Ridge. Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, và cho đến ngày 11 và 12, Cộng Quân liên tục nã hàng ngàn quả đạn 130 ly, 122 ly, và hỏa tiễn đủ loại vào hệ thống phòng ngự của căn cứ Charlie, quyết dứt điểm căn cứ này.

Khoảng 9 giờ sáng 12 Tháng Tư, Cộng Quân tiếp tục pháo loại đạn nổ chậm. Hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao điểm 1020 bị trúng nguyên một trái đạn 130 ly và bị sập toàn bộ, xác vị chỉ huy tiểu đoàn bị mảnh đạn cắt đứt nhiều chỗ. Khoảng 10 giờ rưỡi đêm đó, các lực lượng Trung Đoàn 52 của Sư Đoàn 320A đã chiếm được nhiều nơi trên căn cứ Charlie.

Ngày 13 Tháng Tư, Đại Úy Hùng “Móm” dẫn Đại Đội 112 tổ chức phản công với ý định chiếm lại cao điểm 960 để bảo vệ nguồn nước và bãi đáp dành cho trực thăng ở khu yên ngựa của cụm đồi Charlie, nhưng cuộc phản công bị Cộng Quân đầy lui.

Ngày 14, Cộng Quân tiếp tục tấn công vào các cao điểm cón lại của căn cứ Charlie bằng những trận mưa pháo ghê gớm. Vừa dứt pháo, Cộng Quân tràn lên tấn công vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó, chỉ huy. Vào lúc này, Thiếu Tá Mễ biết rõ là đơn vị đã hết đạn và cạn lương thực, bởi vì từ ngày 7 Tháng Tư đến nay, tiểu đoàn không nhận được tiếp tế đạn dược và lương thực. Trước hoàn cảnh bi đát đó, Thiếu Tá Mễ bàn với Thiếu Tá Đoàn Phương Hải, trưởng Ban 3 tiểu đoàn, là cần phải rút quân để tìm lấy cái sống trong cái chết cận kề.

Để thực hiện kế hoạch này, vị chỉ huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã ra lệnh cho các đại đội rời căn cứ Charlie theo hướng Đông-Bắc và tìm đường rút về Tân Cảnh [bộ chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ binh] thay vì về Võ Định [nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù] vì vị trí này quá xa căn cứ Charlie. Thiếu Tá Mễ cũng xin Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, nửa giờ sau khi lính Dù đã rút đi, cho bắn đạn nổ chụp ngay trên đồi Charlie để tiêu diệt quân tấn công đang tràn ngập căn cứ.

Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo [phải] và Ðại Tá Trương Vĩnh Phước trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971. [Hình: Tài liệu]

Vĩnh biệt Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie”

Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, cả năm đại đội và bộ chỉ huy tiểu đoàn cùng nhau rời cao điểm 1020, vĩnh biệt Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie.” Cộng Quân tràn lên chiếm đồi thì bị trọng pháo của Nhảy Dù từ các căn cứ hỏa lực gần đó đồng loạt bắn vào. Sau đó, một phi đội pháo đài bay B-52 xuất hiện, dội hàng trăm tấn bom xuống căn cứ Charlie vừa bị bỏ lại. Các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt mới tiến lên căn cứ và chưa kịp chấn chỉnh hàng ngũ thì đã bị tan nát dưới trận mưa bom của Không Lực Hoa Kỳ.

Cái chết của vị sĩ quan anh hùng này đã gây nhiều xúc động trong lòng các chiến hữu Nhảy Dù và cả các chiến binh thuộc các quân, binh chủng bạn, bởi vì Trung Tá Bảo nổi tiếng là vị chỉ huy tài ba, gan dạ và hết lòng yêu thương đồng đội.

Charlie hay Tân Cảnh, Dakto, Kon Tum… không phải là những chiến trường duy nhất mà gót giày sô của vị trung tá đã đi qua, mà còn những địa danh khác nữa, như “Toumorong, Dakto, Dam-be, Đức Cơ, Krek, Snoul, Khe Sanh, Hạ Lào…” như được kể đến trong ca khúc “Người Ở Lại Charlie” của Trần Thiện Thanh, và còn nhiều, nhiều nữa những “địa ngục trần gian” khác từng “dàn chào” bao người chiến binh Quân Lực VNCH như Nguyễn Đình Bảo trong suốt cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do trước cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Quốc Tế hồi hạ bán thế kỷ trước.

Giữa mùa tao loạn, cái chết ngay tại chiến trường mới là vinh dự thật sự của người chiến binh, cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, lúc sinh thời, vẫn thường nói vậy. Nếu Trung Úy Nguyễn Văn Đương chỉ nhờ một trận đánh trên Đồi 31 tại chiến trường Hạ Lào mà trở thành “người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương” thì Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie,” trở thành người anh hùng trong cuộc chiến. Không phải chỉ vì một trận chiến trên một ngọn đồi tại vùng núi rừng Kon Tum heo hút mà là vì những chiến công của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo qua biết bao nhiêu lần vào sinh, ra tử tại các mặt trận khác, bởi vì danh vị anh hùng đó còn tùy thuộc vào chiều dài của đời quân ngũ và bề dày của những hy sinh, gian khổ mà người chiến binh cống hiến cho quốc gia, dân tộc.

Trong trận chiến trên đồi Charlie, thiết tưởng hai chiến sĩ khác, một Việt, một Mỹ, cũng rất đáng được khâm phục và ngợi ca.

Bản đồ căn cứ Charlie, 1972. [Hình: nhayduwdc.org]

Theo các bài viết về trận đánh tại căn cứ Charlie của tác giả Vương Hồng Anh trên các trang mạng vietbao.com và dongsongcu.wordpress.com, người thứ nhất đáng được vinh danh là Trung Sĩ Lung thuộc Đại Đội 111, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, người chiến sĩ can trường đã xung phong bắn mở đường cho đồng đội tháo lui, rồi sau đó còn gan lì đoạn hậu để che chở cho anh em rút đi yên ổn trước khi hy sinh vì trúng đạn của Cộng Quân.

Người thứ nhì là Thiếu Tá Duffy, John Duffy, một sĩ quan Lục Quân Mỹ, sau trở thành Cố Vấn Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù Quân Lực VNCH. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Charlie, vị sĩ quan Mỹ gan dạ này luôn nằm trong số những người sau cùng lên trực thăng di tản vì có lòng tốt muốn nhường chỗ cho các chiến binh Nhảy Dù lên máy bay trước. Và, vào phút chót, khi đã đặt chân được lên trực thăng rồi mà Thiếu Tá Duffy, bất chấp nguy cơ có thể bị bỏ lại vùng địch chỉ vì đây là chuyến trực thăng chót trong cuộc di tản khỏi Charlie, vẫn còn phải nhảy xuống đất để kịp đỡ Thiếu Tá Hải lên trực thăng, sau khi vị thiếu tá Dù bị trúng đạn địch mà rớt khỏi phi cơ.

Phải biết rằng Quân Đội Thiên Hoàng Nhật Bản [hồi Đệ Nhị Thế Chiến] và Quân Lực VNCH [thời Chiến Tranh Việt Nam] vẫn nổi tiếng là hai đạo quân có các chiến binh dũng cảm nhất thế giới. Điều lý thú là các sĩ quan Mỹ từng tâm sự rằng họ rất “ngán” khi được phái đến làm cố vấn cho các đơn vị như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, và Biệt Động Quân, bởi vì ai cũng lo sợ mình không đủ gan dạ để theo kịp những người bạn chiến đấu đó trong Quân Lực VNCH. [Vann Phan] [qd]

Người Ở Lại Charlie

Tác giả: Trần Thiện Thanh

Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí Vâng, chính anh là ngôi sao mới Một lần này chợt sáng trưng

Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng

Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý Một lần dậy cánh bay

Người để cho người nước mắt trên tay

Ngày anh đi, anh đi Anh đi từ tổ ấm Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh? Đợi anh về Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ

Người góa phụ cầu được sống trong mơ

Toumorong, Dakto, Krek, Snoul Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình

Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.

Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo Ôi! Vết đau nào đưa anh đến Ngàn đời của nhớ thương

Hỡi bức chân dung trên công viên buồn

Xin một lần thôi, một lần thôi Vẫy tay tạ từ Charlie. Xin một lần nữa, một lần nữa

Vẫy tay chào buồn anh đi.

Video liên quan

Chủ Đề