Tạm trú bao lâu thì được nhập khẩu

Người dân đến trụ sở công an các phường, xã... trên địa bàn thủ đô để làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký tạm trú... từ khi Luật cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 1-7-2021 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Từ ngày 1-7, Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới về việc đăng ký, thay đổi nơi thường trú, tạm trú.

Sau một thời gian làm lụng, tích góp, chị Thân Thị Hòa [36 tuổi, quê huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ] mua được một căn nhà ở phường Liễu Giai [Ba Đình, Hà Nội]. Ngay sau khi biết tin Luật cư trú 2020 được áp dụng có nhiều thuận lợi cho người dân ngoài tỉnh nhập khẩu vào Hà Nội, chị Hòa đến UBND phường Liễu Giai đăng ký thủ tục nhập khẩu.

Vẫn còn điểm vướng

Chị Hòa cho hay: "Tôi biết trước đây nếu muốn được nhập khẩu vào Hà Nội, những công dân ngoại tỉnh như tôi cần rất nhiều loại giấy tờ, như một hợp đồng lao động vô thời hạn, giấy giới thiệu, đơn đề nghị của công ty nơi công tác...".

Từ khi bỏ những thủ tục rườm rà trên, việc nhập khẩu của chị trở nên gọn gàng, tiện lợi. Chị chỉ cần khai đủ thông tin vào tờ khai mà cơ quan công an cung cấp, trình giấy chuyển khẩu từ nơi cư trú cũ tới nơi mới và nộp lại sổ hộ khẩu cũ là hoàn thành thủ tục.

Sáng 5-7, chị Nguyễn Phương Thảo [23 tuổi], đang thuê nhà trọ tại phường Mai Dịch [Cầu Giấy, Hà Nội] đến công an phường đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, việc của chị chưa được giải quyết bởi theo một cán bộ công an phường tại đây giải thích, từ ngày 1-7, muốn đăng ký tạm trú thì hợp đồng cho thuê nhà phải được công chứng hoặc chứng thực giữa bên thuê và bên cho thuê.

"Việc này cũng gây nhiều khó khăn, mất thời gian cho những người thuê nhà như bọn mình. Bởi việc chứng thực, công chứng phải làm vào giờ hành chính, mà mình còn phải đi làm, lại mất thêm một buổi. Ngoài ra, việc liên hệ với chủ nhà để họ sắp xếp thời gian đi chứng thực cũng rất khó khăn, bởi họ cũng khá bận, không sắp xếp thời gian ngay được", chị Thảo cho hay.

Chị Thân Thị Hòa [Phú Thọ] cho hay, Luật cư trú mới giúp những người ngoại tỉnh thuận lợi hơn nhiều trong việc nhập khẩu vào Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Đào Trọng Nghĩa, trưởng Công an phường Mai Dịch [Cầu Giấy], nhận định luật mới có nhiều điểm ưu việt phục vụ nhân dân, không hạn chế bằng nhiều điều kiện. Tuy nhiên qua thực tế xử lý thủ tục hành chính cho người dân không tránh khỏi những vướng mắc. Vì vậy, quy định trên là một điểm gây khó khăn, mất thời gian cho cả chính quyền và người dân.

"Nếu bỏ được điều khoản trên thì sẽ thuận lợi cho người dân cũng như cán bộ xử lý thủ tục hành chính rất nhiều", ông Nghĩa cho hay.

Hệ thống dữ liệu về dân cư còn chậm, treo?

Theo Luật cư trú 2020, quản lý cư trú của công dân sẽ được chuyển từ thủ công qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sang quản lý bằng số hóa, cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chạy trên mạng Internet.

Theo luật sư Phan Văn Chiều - giám đốc Công ty luật Hà Châu, việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này giúp công dân có nhiều thuận lợi, người dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân.

Tuy vậy, hiện nay tại các điểm đăng ký cư trú ở các phường, xã trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều thời điểm cán bộ xử lý thủ tục hành chính không thể vào được hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư để truy xuất, đối chiếu thông tin người dân vì hệ thống bị treo, chậm.

"Những lúc như vậy, cán bộ sẽ phải giải quyết, thu thập dữ liệu người dân bằng hình thức thủ công, đòi hỏi người dân làm nhiều thủ tục, mang nhiều giấy tờ chứng minh hơn, vì không thể đối chiếu dữ liệu trên hệ thống, gây rườm rà, mất thời gian cho nhân dân. Nhiều người dân còn hỏi tại sao có Luật cư trú mới rồi mà vẫn phải đòi hỏi những giấy tờ trên", trung tá Đào Trọng Nghĩa cho hay.

Cũng theo ông Nghĩa, luật mới được áp dụng có nhiều điểm mới nên các cán bộ xử lý thủ tục hành chính còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thể làm quen ngay. Vì vậy, phải thêm thời gian để các cán bộ trên làm quen và thích nghi, sau đó việc giải quyết cho người dân sẽ nhanh gọn hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Vũ Hoàng Đạt, phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư [Bộ Công an], thừa nhận tình trạng hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư không thể truy cập hoặc truy cập chậm trong những ngày đầu khi Luật cư trú 2020 bắt đầu áp dụng.

Tuy nhiên đến nay, bộ phận kỹ thuật của Bộ Công an đã xử lý, khắc phục những lỗi kể trên và hiện nay hệ thống đã có thể hoạt động bình thường.

Nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP.HCM có gì khác sau 1-7?

PHẠM TUẤN

Mục lục bài viết

  • 1. Sổ KT3 có thể thay thế sổ hộ khẩu không ?
  • 2. Điều kiện để nhập hộ khẩu vào Hà Nội như thế nào ?
  • 3. Có thể nhập hộ khẩu vào nhà công vụ hay không ?
  • 4. Tư vấn thủ tục, chi phí tách và nhập sổ hộ khẩu ?
  • Trả lời:

1. Sổ KT3 có thể thay thế sổ hộ khẩu không ?

Chào Luật sư, Em đang ở TP. CẦN THƠ, em đã đăng kí được SỔ TẠM TRÚ [KT3]. Em định dự tuyển để làm việc ở TP. CẦN THƠ, nhưng đối tượng dự tuyển phải có HỘ KHẨU THƯỜNG TRÙ tại TP. CẦN THƠ. Luật sư cho em hỏi: " Sổ KT3 có được dự tuyển không?"

Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Công ty luật Minh Khuê tư vấn về luật cư trú về đăng ký thạm trú [KT3] theo quy định của pháp luật hiện hành:

>> Số KT3 là sổ tạm trú dài hạn tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương khác với nơi đăng ký thường trú. Như vậy sổ KT3 không có giá trị như sổ hộ khẩu, do đó nếu công ty quy định đối tượng dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại TP Cần Thơ thì sổ KT3 của bạn không đáp ứng yêu cầu này.

Chào luật sư. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi ạ mong luật sư trả lời giúp tôi ạ. Tôi đăng ký tạm trú kt3 từ năm 2010 cho đến nay đã được 6năm ạ nhưng tôi nghe nói năm 2013-2014 có luật mới là kt3 có thời hạn là 2năm. Nhưng kt3của tôi không có thời hạn. Vậy thì kt3 của tôi có cần phải đăng ký lại không .con tôi sắp học lớp 1 nếu như tôi không đăng ký lại kt3 mới thì con tôi có được đi học như các bạn mà ở nơi tôi đang tạm trú không ạ .mong ls trả lời giúp tôi .xin cám ơn luật sư.

Luật cư trú năm 2020 số 68/2020/QH14 quy định như sau:

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

Như vậy, bạn không phả đăng ký lại KT3 mà chỉ cần đến cơ quan công an nơi cấp sổ KT3 cho bạn xin gia hạn là được.

Chào luật sư .tôi có một thắc mắc muốn hỏi ạ mong luật sư trả lời giúp tôi ạ . tôi đăng ký tạm trú kt3 từ năm 2010 cho đến nay đã được 6năm ạ nhưng tôi nghe nói năm 2013-2014 có luật mới là kt3 có thời hạn là 2năm .nhưng kt3của tôi không có thời hạn .vậy thì kt3 của tôi có cần phải đăng ký lại không .con tôi sắp học lớp 1 nếu như tôi không đăng ký lại kt3 mới thì con tôi có được đi học như các bạn mà ở nơi tôi đang tạm trú không ạ .mong ls trả lời giúp tôi .xin cám ơn ls

Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

Như vậy, bạn không phả đăng ký lại KT3 mà chỉ cần đến cơ quan công an nơi cấp sổ KT3 cho bạn xin gia hạn là được.

Chào luật sư, tôi là PTH, 2 vc chồng mua nhà đất t11 năm 2015 đã có sổ đỏ và có 1 nhà cấp 4 trên đất ở P Long Biên Q Long Biên, đã có sổ tạm trú ở P Long Biên Q Long Biên tháng 9/2015. Tôi làm ở Hà Nội đã tham gia bảo hiểm xã hội và có HĐLĐ không thời hạn. Ck tôi là ở Bắc Ninh cũng đã tham gia BHXH và HĐLĐ không thời hạn. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi đã đủ điều kiện nhập hộ khẩu ở P Long Biên Q Long Biên HN Chưa, và nếu được thì tôi phải đến đâu và thủ tục gồm những gì để làm hộ khẩu cho 2 vc ạ. Cảm ơn luật sư

Luật thủ đô số 25/2012/QH13 của Quốc hội quy định:

Điều 19. Quản lý dân cư

3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.

4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a] Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b] Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanhnhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Khoản 2,3 và 4 Điều 20 Luật cư trú quy định như sau:

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b] Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c] Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d] Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ] Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, 2 vợ chồng bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp nên đủ điều kiện nhập khẩu nội thành Hà Nội. Thủ tục như sau:

1- Hồ sơ đăng ký thường trú:

3.1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

- Bản khai nhân khẩu [mẫu HK01];

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [mẫu HK02];

- Giấy chuyển hộ khẩu;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; Hợp đồng lao động.

2- Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú:

- Nộp hồ sơ tại Công an quận Long Biên.

3. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Lệ phí:

Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định chi tiết về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về mức thu như sau:

- Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ [hoặc chồng] của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:

+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;

+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;

Chào luật sư. Anh cho e hỏi e là sinh viên đến nơi khác trọ. E mới đến học được 5 thág. Công an xã đến và bắt mỗi phòg cần 1 chứg mjh nhan dan photto và đóg 150k tiền tạm trú trog vòg 2 năm. Như thế có đúg pháp luật không ạ. Tại sao lại phải đóg tiền và lại phải đóg liền 2 năm. Mong luật sư giúp e trả loi câu hỏi này Đã gửi từ iPhone của tôi

Căn cứ vào điểm b1, khoản 2, điều 3, thông tư 02/2014/TT-BTC quy định như sau:

- Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ [hoặc chồng] của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:

+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;

+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;

+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú [không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú]: không quá 8 .000 đồng/lần đính chính;

+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% [năm mươi phần trăm] mức thu quy định tại khoản 1, mục này.

+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.

Như vậy, việc công an xã bắt nộp tiền 150 ngàn trong 02 năm như vậy là không đúng với quy định pháp luật. Bạn chỉ phải đóng tối đa 15 ngàn đồng cho 1 lần đăng ký. Khi nộp tiền cho nhà nước, bạn phải nhận biên lai và hỏi lý do rõ ràng tránh mất tiền mà không có căn cứ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

2. Điều kiện để nhập hộ khẩu vào Hà Nội như thế nào ?

Thưa Luật sư, xin hỏi: Tôi hiện tại có mua 1 căn nhà ở Hà Nội và tôi cũng đang làm việc ở Hà Nội nên tôi muốn chuyển hộ khẩu về Hà Nội. Vậy Luật sư cho hỏi điều kiện để được nhập khẩu vào Hà Nội là như thế nào?

Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội:

Căn cứ theo Luật cư trú năm 2020 số 68/2020/QH14 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b] Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c] Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d] Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ] Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Theo điều 19, Luật Thủ đô 2012, quy định về điều kiện để đăng ký thường trú ở nội thành:

Điều 19. Quản lý dân cư

1. Dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.

4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a] Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b] Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Như vậy để được nhập khẩu vào Hà Nội anh cần tạm trú liên tục tại nội thành 3 năm trở lên và có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà của anh [sổ đỏ hoặc sổ hồng].

2. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

1. Hồ sơ [Căn cứ theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA]

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Bản khai nhân khẩu [đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu];

- Giấy chuyển hộ khẩu [đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú];

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú [sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP]. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã] về mối quan hệ nêu trên.

2. Nơi nộp [Căn cứ theo Thông tư số 35/2014/TT-BCA]:

- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Có thể nhập hộ khẩu vào nhà công vụ hay không ?

Thưa luật sư, Tôi muốn biết, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể nhập hộ khẩu vào nhà công vụ hay không ?

Xin cảm ơn luật sư.

Người hỏi: Vũ Nguyễn Khoa

Tư vấn thủ tục nhập khẩu vào nhà công vụ, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 3 điều 25 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định:

"Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó."

Điều 19 Luật Cư trú quy định:

"Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản."

Điều 20 Luật Cư trú quy định:

"Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b] Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c] Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d] Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ] Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e] Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a] Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b] Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c] Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô"

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà công vụ như vậy cũng có nghĩa là nếu bạn đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 19, 20 Luật Cư trú thì bạn sẽ được nhập hộ khẩu.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

4. Tư vấn thủ tục, chi phí tách và nhập sổ hộ khẩu ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi quê ở Hà Nội , tôi lấy vợ quê Lạng Sơn. Tôi muốn nhập khẩu cho vợ tôi đồng thời tôi muốn tách hộ của ra đình tôi riêng ra. Xin luật sư cho biết tôi cần những giấy tờ gì và mất bao nhiêu tiền?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: H.L

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Khuê. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin hỗ trợ trả lời như sau:

Thứ nhất, Về thủ tục nhập khẩu. Do vợ bạn trước đây thường trú tại Lạng Sơn nên vợ bạn phải về nơi trước đây sinh sống làm thủ tục chuyển khẩu quy định tại Luật cư trú năm 2020 số 68/2020/QH14:

Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a] Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a] Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

-Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

+ Sổ hộ khẩu

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

- Thời gian: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Sau đó, bạn làm thủ tục nhập khẩu tại nơi bạn đăng ký thường trú ở Hà Nội cho vợ bạn, quy định tại điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA

-Hồ sơ thủ tục nhập hộ khẩu bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Bản khai nhân khẩu;

+ Giấy chuyển hộ khẩu [ đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú];

+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vợ về ở với chồng [ điểm a khoản 2 điều 20 Luật cư trú 2006 ]

- Nộp hồ sơ tại Công an quận trực thuộc thành phố Hà Nội nơi bạn thường trú.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trong trường hợp không cấp thì cơ quan công an nới tiếp nhận hồ sơ nhập hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Lệ phí theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thủ tục tách khẩu

Theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006:

-Điều kiện tách hộ khẩu:

+ Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.

+ Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

* Hồ sơ tách hộ khẩu bao gồm:

+ Sổ hộ khẩu

+ Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006

- Nơi nộp hồ sơ

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

-Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Lệ phí: Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi, Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn:1900.6162.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính - Công ty luật MInh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề