Chầu văn ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa năm 2024

Mình thấy bài hát văn [chầu văn] này thật hay – bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Đây là bài thơ của nhà thơ Nguyễn Duy, sáng tác năm 1986.

Mỗi lần nghe đoạn “Mẹ ta không có yếm đào…”mình thường xúc động.

Những chi tiết như: “mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”, “chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa”, “miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương”… cũng gợi mình nhớ nhiều kỷ niệm với mẹ.

Còn đây là câu làm mình cảm thấy cần suy ngẫm:

“ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Bài thơ được Đình Cương hát văn thật hay. Đình Cương [sinh 1969] là một nghệ sĩ hát chèo Việt Nam. Anh được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2015.

Hát văn [còn gọi là chầu văn hay hát hầu đồng], cùng với trang phục, âm nhạc, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, tạo thành Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Đây là tín ngưỡng thờ nữ thần, là hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh mẽ qua lịch sử.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được UNESCO [Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc] công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa do ai sáng tác?

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc. Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát - một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó.

Văn bản Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Có thể khẳng định, “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” là một trong những bài thơ hay nhất viết về mẹ. Hay bởi đó là tình cảm chân tình từ đáy lòng nhà thơ khi nhớ với người mẹ thân yêu của mình.

Chủ Đề