Chế độ tối huệ quốc là gì năm 2024

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc [tiếng Anh: Most Favoured Nation, viết tắt: MFN] được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.

Hình minh họa. Nguồn UKTradeForum

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc [MFN]

Định nghĩa

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong tiếng Anh là Most Favoured Nation, viết tắt là MFN. MFN là qui chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Mục đích

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc - MFN trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.

Nội dung

- Mỗi nước thành viên dành cho hàng hóa và những đối tượng khác như dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ hay nhà đầu tư… [theo điều kiện cụ thể của các hiệp định] sự đãi ngộ cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên khác.

- Hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ từ các nước thành viên được đãi ngộ như nhau trên thị trường tất cả các nước thành viên khác. MFN chỉ áp dụng đối với hàng hóa "giống hệt nhau" hoặc "tương tự nhau".

Hàng hóa "giống hệt nhau" nếu chúng giống nhau về mọi mặt, kể cả đặc tính vật lí, chất lượng và danh tiếng.

Hàng hóa "tương tự nhau" nếu chúng gần giống với hàng hóa đang được xác định trị giá về thành phần, vật liệu và các đặc điểm; bên cạnh đó chúng có thể thực hiện những chức năng giống nhau và có thể thay thế nhau về mặt thương mại. Việc xác định hàng hóa "tương tự nhau" thường rất khó khăn và gây tranh cãi giữa các bên.

Các ngoại lệ

Theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, khi gia nhập WTO [Tổ chức Thương mại Thế giới], thành viên mới ngay lập tức được đối xử như các thành viên khác và cũng phải dành cho các thành viên khác qui chế MFN một cách không điều kiện. Tuy nhiên, MFN vẫn có ngoại lệ, ngoại lệ cho phép một nước có thể dành ưu đãi nhiều hơn cho một số nước; nhưng cũng có ngoại lệ cho phép tăng hàng rào đối với sản phẩm của nước đã sử dụng các biện pháp thương mại không bình đẳng với mình.

Ngoại lệ dành cho tất cả thành viên

- Các thành viên WTO nếu là thành viên của các khu vực thương mại tự do hoặc các liên minh hải quan, có ưu đãi, thì không bắt buộc phải dành các ưu đãi đó cho các nước thành viên khác không thuộc cùng một tổ chức.

- Các thành viên có thể áp dụng điều khoản "không áp dụng". Một thành viên có thể từ chối không cho thành viên mới được hưởng quyền lợi của hiệp định.

- Các thành viên có thể sử dụng điều khoản "miễn trừ". Điều khoản này là cơ sở pháp lí cho việc dành đối xử thuận lợi hơn đối với một số thành viên khác.

Ngoại lệ dành cho các thành viên có nền kinh tế phát triển là chính sách hạn chế nhập khẩu. Ngoại lệ này cho phép các thành viên phát triển có quyền từ chối nhập khẩu từ các thành viên đang phát triển nếu việc nhập khẩu gây nguy hại đến thị trường trong nước.

Quy chế tối huệ quốc là Quy chế pháp lý cơ bản của tư pháp quốc tế, theo đó người nước ngoài ở nước sở tại được hưởng chế độ pháp lý mà nước sở tại dành cho những người nước ngoài của bất kì nước thứ ba nào đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai.

Là một quy chế cơ bản của tư pháp quốc tế, theo đó nước sở tại cũng sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân hoặc hàng hóa có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ nước được hưởng quy chế tối huệ quốc hoặc dịch vụ của nước được hưởng quy chế tối huệ quốc sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước sở tại đang hoặc sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân hoặc hàng hóa có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ nước thứ ba hoặc dịch vụ của nước thứ ba.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Tất cả 164 thành viên của WTO cam kết đối xử bình đẳng với các thành viên còn lại, nhằm giúp tất cả các thành viên đều có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp nhất, hạn ngạch nhập khẩu cao nhất và ít rào cản thương mại nhất đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau. Nguyên tắc không phân biệt đối xử này được gọi là tối huệ quốc. Và với nguyên tắc này, các quốc gia nhỏ hơn có cơ hội hưởng những ưu đãi mà các nước lớn thường trao cho nhau, qua đó góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và giảm sự phân hóa trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Hãng tin Reuters cho biết, trong nỗ lực siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine, hôm 11/3 Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo nước này và các đồng minh quyết định tước quy chế tối huệ quốc của Nga. Điều này có nghĩa là quan hệ thương mại bình thường giữa Mỹ và các đồng minh với Nga bị hủy bỏ. Theo đó, một số hàng hóa nhập khẩu từ Moscow sẽ phải hứng chịu mức áp thuế cao hơn nhiều so trước đây.

Theo số liệu của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, năm 2019, Nga là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 26 của Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương khoảng 28 tỷ USD. Mỹ nhập khẩu từ Nga chủ yếu là nhiên liệu, khoáng sản, kim loại quý, sắt thép, phân bón, hóa chất…

Mỹ từng thu hồi quy chế tối huệ quốc của hơn 20 quốc gia. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ thu hồi quy chế này của Liên Xô [trước đây] và các đồng minh của Liên Xô khi đó. Hiện, Washington đã khôi phục quy chế tối huệ quốc với hầu hết các nước. Với động thái của Nhà trắng lần này, cùng Cuba và Triều Tiên, Nga sẽ bị Mỹ hủy bỏ quan hệ thương mại bình thường.

AP đưa tin, trong thông báo ngày 14/3, Pháp - nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu [EU] cho hay, các thành viên của EU đã thông qua tuyên bố với WTO về việc đình chỉ áp dụng điều khoản tối huệ quốc với Nga. Khối này cũng thông qua gói trừng phạt thứ tư nhằm vào các cá nhân và thực thể thuộc Nga liên quan hành động quân sự của Moscow ở Ukraine.

Theo các nguồn tin của Reuters, gói trừng phạt lần này của EU bao gồm lệnh cấm nhập khẩu thép và sắt của Nga, cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga, cấm các khoản đầu tư mới của châu Âu vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu [EC] Ursula von der Leyen cho biết, EU cũng xúc tiến việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga ở các tổ chức tài chính đa phương như Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] và Ngân hàng Thế giới [WB].

Văn phòng Thống kê châu Âu [Eurostat] cho hay, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của EU từ Nga đạt 145 tỷ euro [khoảng 158,7 tỷ USD], trong đó dầu và khí đốt chiếm 101 tỷ euro.

Tác động với các bên liên quan

Theo AP, việc Mỹ tước quy chế tối huệ quốc với Nga lần này thực chất mang tính biểu tượng và chưa có tác động sâu rộng lập tức đến nền kinh tế Nga. Bởi, lệnh cấm trước đó của Mỹ với dầu, khí đốt và than của Nga đã loại gần 60% tổng giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ từ Nga. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu theo tuyên bố hôm 11/3 của Nhà trắng gồm hải sản, rượu và kim cương, chỉ mang lại nguồn thu khoảng 1 tỷ USD cho Nga. Theo số liệu thống kê tháng 12/2021, Nga cung cấp chưa đến 2% tổng lượng thủy sản nhập khẩu và chưa đến 1% tổng lượng rượu vodka nhập khẩu của Mỹ.

Mỹ nhập khẩu chủ yếu tài nguyên thiên nhiên từ Nga như dầu và các kim loại palladi, rhodi, urani và bạc thỏi với mức thuế hầu hết ở mức thấp hoặc gần như bằng không. Mỹ cũng nhập sản phẩm hóa chất, thép bán thành phẩm, ván ép của Nga. Giám đốc Thương mại và thị trường toàn cầu của Viện Chính sách tiến bộ Mỹ, ông Ed Gresser cho biết, do hàng hóa nhập khẩu từ Nga chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên, nên nhìn chung các mặt hàng này sẽ ít hoặc không bị tăng thuế khi quy chế tối huệ quốc bị xóa bỏ.

Tuy mang tính biểu tượng, song nếu kết hợp các biện pháp trừng phạt khác, việc Mỹ và các đồng minh thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc cũng sẽ gia tăng được sức ép nhất định lên Nga. Việc tước đi quy chế tối huệ quốc sẽ tạo điều kiện để Mỹ và phương Tây tăng thuế nhập khẩu hoặc áp đặt hạn ngạch đối với các mặt hàng xuất khẩu của Nga. Các nhà nhập khẩu hàng hóa của Nga tại Mỹ sẽ phải trả mức thuế nhập khẩu được quy định theo Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, thay vì mức thuế như hiện tại. Theo đó, mức thuế nhập khẩu kim loại vẫn sẽ bằng không, tuy nhiên, thuế nhập khẩu nhôm chưa gia công, ván ép và thép bán thành phẩm sẽ tăng đáng kể. Theo CNN, thí dụ như mặt hàng gỗ dán của Nga có thể bị đánh thuế tới 30%, thay vì được miễn thuế như trước. Các nước cũng có thể bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ của Nga.

Công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman [Mỹ] cho rằng, còn nhiều đòn trừng phạt mà Mỹ chưa sử dụng và rõ ràng là không thể phủ nhận tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga từ những lệnh trừng phạt của phương Tây. Hơn thế, các biện pháp này sẽ được duy trì trong một thời gian, kể cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc. Viện Tài chính quốc tế, một hiệp hội ngân hàng toàn cầu, dự báo nền kinh tế Nga có thể sụt giảm ít nhất 15% trong năm 2022, sau loạt trừng phạt thương mại của phương Tây.

Điện Kremlin hôm 10/3 thừa nhận, nền kinh tế Nga đang trải qua “cú sốc” và vấp phải những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, Moscow đang thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt và tin tưởng tình hình sẽ sớm ổn định trở lại. Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn lời Phó Thủ tướng nước này Alexander Novak cho biết, các doanh nghiệp Nga đang gặp khó khăn trong bảo đảm tài chính cho các hợp đồng dầu thô và các sản phẩm liên quan trong tháng 4 tới, song có thể giải quyết được vấn đề này.

Theo The Washington Post, ngay cả một số người ủng hộ trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga cũng lo ngại các biện pháp này có thể dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của bộ quy tắc thương mại toàn cầu, trong đó có quy định cấm áp thuế quan trừng phạt. Nhà kinh tế Chad Bown tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, có trụ sở tại Washington [Mỹ] cho rằng, việc Mỹ và phương Tây tước bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga có thế tạo tiền lệ đáng tiếc trong xử lý các tranh chấp thương mại thông thường trong quan hệ quốc tế. Trong hoàn cảnh hiện nay, quyết định xóa đi quy chế tối huệ quốc có thể không gây nhiều tác động tức thì tới Nga, nhưng trong tương lai có thể khiến những động thái trừng phạt tương tự được đưa ra dễ dàng hơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi việc bỏ quy chế tối huệ quốc là “cú đánh bồi mạnh mẽ” vào nền kinh tế Nga, vốn đã chịu sức ép toàn diện từ các lệnh trừng phạt mà phương Tây đã áp đặt. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng “cú đánh bồi” của Mỹ và đồng minh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho chính phương Tây và thương mại toàn cầu.

Sau loạt trừng phạt nhằm vào Nga, nền kinh tế Mỹ cũng đối mặt nhiều rủi ro hơn khi giá xăng tăng lên mức kỷ lục, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát vốn đã cao nhất trong 40 năm qua tại Mỹ. Số liệu do Đại học Michigan công bố hôm 11/3 cho thấy, người Mỹ ngày càng lo lắng hơn về tương lai khi Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm từ 62,8 xuống còn 59,7%.

MFN là gì trọng xuất nhập khẩu?

Mức thuế tối huệ quốc [MFN], hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường [NTR], được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới [WTO] và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Việt Nam.

Quy chế MFN trọng WTO có nghĩa là gì?

Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương.

MFN và NT là gì?

Không phân biệt đối xử là nguyên tắc quan trọng nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc [MFN] và đối xử quốc gia [NT]. Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác.

Quan hệ MFN là gì?

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong tiếng Anh là Most Favoured Nation, viết tắt là MFN. MFN là qui chế yêu cầu các bên tham gia trong quan hệ kinh tế - thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những điều kiện ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Chủ Đề