Chế ngự cảm xúc được hiểu là gì

ĐÁP ÁN 10 ĐỀ ĐỌC HIỂU [PHẦN 2]ĐỀ 6ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học NewHampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc [Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient –EO]. Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạocủa bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ởdạng thuần tuý mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex [phụ trách suy luận trên não] là nhạctrưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giốngvới khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khảnăng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thíchnghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc”[mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng]. Sau đó, nhà tâm lí học DanielGoleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải đượcthực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQkhông đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người đượcthiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.[…] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói “với IQ người ta tuyểnlựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà cóEQ cao nhất.[Trích EQ, SQ, CQ – những chỉ số của người thành đạt, dẫn theo . vnexpress.net]Câu 1: Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3:"Chế ngực cảm xúc"- Kiểm soát cảm xúc tiêu cực và có cách thức sản sinh cảm xúc tích cực để cân bằng- Bộc lộ cảm xúc phù hợp hoàn cảnhCâu 4: [ Đây là ý kiến riêng, em có thể tham khảo và trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này nhé!]Sẽ tốt hơn nếu chúng ta cân bằng được cả EQ và IQ.
Vì:
-Đã từng có lúc, IQ được coi là chỉ số chính quyết định sự thành công. Người có điểm IQ cao được cho là kiểu gì cũng đạt được thành tựu và thành công lớn lao trong đời. Và các nhà nghiên cứu cũng tranh luận rằng liệu trí thông minh là sản phẩm của gen di truyền hay môi trường
- Tuy nhiên, chúng ta cũng dần bắt đầu nhận ra rằng có chỉ số thông minh cao chưa phải là nhân tố bảo đảm cho thành công, có lẽ phạm trù này là quá hẹp để bao hàm một phạm vi rộng lớn nhiều năng lực và tri thức của con người.
- Thành công trong cuộc sống là kết quả của rất nhiều yếu tố. Cả IQ và EQ chắc chắn đều gây ảnh hưởng lên thành công chung, cũng như từng khía cạnh của cuộc sống như sức khỏe, hạnh phúc và tình trạng khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
Con người cần phát triển và duy trì cả sức khỏe về trí lực và tâm lực.
=> Thay vì tập trung quá nhiều vào yếu tố nào có ảnh hưởng lớn hơn thì ta nên học cách trau dồi kỹ năng của mình trong nhiều lĩnh vực, chính điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn lao nhất.

Câu 3 Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.” được hiểu là khả năng kìm giữ các cam xúc bốc đồng của bạn thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc tình huống khó chịu nhất.
Câu 4 : Em không đồng tình với quan điểm" càng ngày người ta càng cho rằng EQ qtrong hơn IQ. Vì EQ cũng qtrong nhưng nó sẽ giết chết chúng ta một cách từ từ nếu k có IQ thì chúng ta sẽ thất bại nặng nề k chịu suy nghĩ chỉ mong đợi vào điều hiển nhiên.

Đã bao giờ bạn cảm thấy hối hận vì có những lời nói, hành vi do không kiềm chế được cảm xúc  của bản thân mà làm tổn thương đến người khác hay làm ảnh hưởng đến kết quả công việc? Vậy bạn có đặt ra câu hỏi rằng liệu có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân hay không và làm thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm ra câu trả lời về kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong bài viết này  nhé!

Mục lục

  • 1 Cảm xúc là gì?
  • 2 Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?
  • 3 Cách kiềm chế cảm xúc của bản thân
    • 3.1 Điều chỉnh hành động của cơ thể
    • 3.2 Rèn luyện tư duy
    • 3.3 Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ
    • 3.4 Tự tin vào bản thân
  • 4 Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích.

Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.

Ngoài việc cố gắng xác định cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau:

  • Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
  • Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi.

Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau:

Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc, những cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn

Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến ​​của bạn, thiếu kiểm soát đối với môi trường hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò trong quá trình xung đột, với những người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người không.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.

Kiểm soát cảm xúc của bản thân giúp bạn dễ dàng đạt được thành công
trong cuộc sống [Ảnh: Internet]

Cách kiềm chế cảm xúc của bản thân

Điều chỉnh hành động của cơ thể

Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như:

– Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.

– Mỉm cười.

– Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.

Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.

Rèn luyện tư duy

Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì tìm những nhược điểm hay sai phạm của người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực về bạn.

Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ

Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người tham gia trò chuyện. Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nên dùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương. Đây chính là chìa khóa giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tích cực hơn.

Tự tin vào bản thân

Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính là vì thiếu tự tin. Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo hay hoạt ngôn bằng người khác và bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi giải quyết vấn đề. Vì thế, tự tin ở bản thân mình là yếu tố quan trọng để bạn kiềm chế được cảm xúc.

Tự tin vào bản thân cũng là một cách kiểm soát cảm xúc của bản thân [Ảnh: Internet]

Để trở nên tự tin hơn, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:

– Can đảm nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, không nên lảng tránh.

– Vượt qua sợ hãi và cố gắng làm mọi việc.

– Hãy can đảm thử sức mọi trường hợp, lĩnh vực, tự tin khám phá những điều mới lạ.

Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Có thể nói rằng, cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu muốn kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Để làm được như thế, bạn cần:

– Không đổ lỗi cho người khác.

– Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.

– Không tính toán thiệt hơn

– Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.

– Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.

Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về định nghĩa cũng như cách để kiềm chế cảm xúc đúng không nào? Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc thật sự không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng rèn luyện từng ngày từng ngày bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và khiến cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Chủ Đề