Chế độ an uống lành mạnh là gì

Thoạt đầu, khi xếp 2 chế độ ăn dưới đây cạnh nhau, đại đa số mọi người đều nhận ra đâu là một chế độ ăn lành mạnh, đâu là một chế độ ăn không lành mạnh. Tuy nhiên, rất ít người có thể nói có bao nhiêu calorie trong từng món ăn này?

Thực tế, không ít người đều cho rằng, một chế độ ăn lành mạnh sẽ chứa ít chất béo, ít calorie, ít carbohydrate hơn [chủ yếu là thích hợp để duy trì cân nặng hoặc giảm cân]. Nhưng sự thật bất ngờ hơn bạn nghĩ: Cả 2 chế độ ăn nêu trên đều chứa lượng calorie như nhau [2.031], hàm lượng chất béo, carbohydrate và protein cũng gần tương đương nhau.

Chuyên gia dinh dưỡng Nichola Whitehead của webssite Gocompare.com lý giải: “Lượng calorie rất quan trọng đối với việc tăng hay giảm cân, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất mà chúng ta nên tập trung vào trong việc cải thiện sức khỏe”. 

Rõ ràng, ngoài việc biết thực phẩm chứa bao nhiêu calorie thì mỗi người vẫn cần lưu ý tới những hạng mục khác như: Vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh...

Thực đơn bữa ăn lành mạnh điển hình:

Các chế độ ăn uống lành mạnh có thể chứa cùng số calorie với chế độ ăn không lành mạnh nhưng nó sẽ tốt hơn về mặt dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ cung cấp đủ  mà còn có đủ nước để cung cấp độ ẩm tối ưu. Không những vậy, chế độ ăn nhiều rau củ quả sẽ cung cấp thêm các chất xơ có lợi cho tiêu hóa, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... tăng cường sức khỏe tổng thể.

Thực đơn bữa ăn không lành mạnh điển hình:

Trong khi đó, chế độ ăn uống không lành mạnh không có trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, nó cung cấp rất ít vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa hoặc chất xơ. Hầu hết các carbohydrate trong chế độ ăn này tuy giúp tăng năng lượng nhưng chỉ có tác dụng ngắn và nhanh chóng cạn kiệt...

Nói tóm lại, một chế độ ăn uống lành mạnh là một chế độ ăn uống cân bằng, có chứa các thực phẩm thuộc 4 nhóm cơ bản: Chất bột đường, chất đạm/protein, chất béo, vitamin và khoáng chất để có dinh dưỡng tối ưu. Mỗi ngày, mỗi người cũng nên uống thêm sữa để bổ sung calci có lợi cho sức khỏe tim mạch và xương khớp. Đừng quên ăn nhiều rau củ quả để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư.

Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn cung cấp đầy đủ, cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh.

Làm thế nào để thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho bản thân, cũng như cho gia đình chúng ta ?

Thực phẩm lành mạnh là thực phẩm có hàm lượng cao các loại Vitamin, khoáng chất và hoạt chất tự nhiên - những dưỡng chất quan trọng, dù chỉ cần hấp thu một lượng nhỏ nhưng cũng không thể thiếu.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn uống lành mạnh là việc đảm bảo ăn nhiều loại thức ăn từ bốn nhóm thực phẩm chính để cân bằng dưỡng chất và duy trì sức khỏe. Chế độ ăn uống tốt cùng với việc tập luyện tích cực cũng góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Làm thế nào để ăn uống lành mạnh?

Bạn cần cân đối tỷ lệ của từng nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày

Nên thực hiện theo các bước sau để bảo duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:

  1. Ăn đúng loại thực phẩm và chọn nhiều loại thức ăn từ trong bốn nhóm thực phẩm chính [nhóm chất bột đường, nhóm chất béo, nhóm chất đạm và nhóm rau củ, trái cây]. Bạn có thể tham khảo và làm theo bản Hướng Dẫn Thực Phẩm Canada [Canada Fuood Guide/CFG]. Bộ Y tế Canada đã xác nhận rằng hầu hết những lời khuyên của CFG đều dựa trên các căn cứ khoa học vững chắc.
  2. Ăn lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của bạn.
  3. Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm để so sánh và lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi đi mua sắm. Bảng thông tin dinh dưỡng và phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên nhãn sẽ giúp bạn mua sắm hiệu quả hơn.
  4. Nên giới hạn các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều calo, chất béo, đường bổ sung và natri.
  5. Nên cân đối tỷ lệ của từng nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Nên “ưu tiên” những loại rau có màu xanh đậm hoặc màu cam

Bạn nên ăn những thực phẩm này thường xuyên hơn:

  • Rau [đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm hoặc màu cam]
  • Trái cây
  • Ngũ cốc [như lúa mạch, gạo nâu, yến mạch, hạt diêm mạch và lúa hoang]
  • Sữa ít béo [hay còn gọi sữa gầy, là loại sữa đã tách béo và có ít hơn 1% hoặc 2% bơ] và các loại sữa thay thế như đậu nành
  • Cá [như cá hồi, cá hồi chấm hồng, cá trích, cá thu, cá mòi]
  • Thịt nạc [cả thịt nạc đỏ và thịt nạc trắng đã bỏ da, mỡ thừa]
  • Thực phẩm thay thế thịt [như đậu, đậu lăng và đậu hũ]

Thực phẩm cần hạn chế

Dưới đây là các loại thực phẩm bạn nên tiêu thụ ít với số lượng hạn chế. Bởi chúng thường có lượng calo, chất béo, đường bổ sung hoặc natri cao.

Chủ Đề