Người sử dụng trái phép chất ma túy được hiệu như thế nào

1.1 Các dấu hiệu phạm tội " Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý " như sau:

- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

- Khách thể: Là chế độ quản lí của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy với mục đích chữa bệnh. Bởi vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là nạn nhân mà ngược lại họ là người chủ động sử dụng ma tuý.

- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy được trước các tác hại của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, hành vi chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp. Mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với nhiều cách và mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì mục đích vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý...hoặc sử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

- Mặt khách quan: Phạm tội tổ chức nhất thiết phải có từ 2 người trở lên. Là một hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể.

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa ma tuý vào cơ thể người khác: Trường hợp phạm tội này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án có tổ chức, nhưng việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác. Người khác ở đây là người có nhu cầu sử dụng chất ma tuý.

+ Thuê, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý...để sử dụng ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác. Muốn sử dụng trái phép chất ma tuý thì phải có địa điểm. Tuy nhiên địa điểm để sử dụng trái phép chất ma tuý cũng đa dạng như địa điểm đối với hành vi tổ chức đánh bạc. Có thể là những điểm tĩnh như: nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, khách sạn, nhà hàng, quán nước, vườn cây, chòi cá… nhưng cũng có thể trên các phương tiện giao thông như: máy bay, tầu thuỷ, tầu hoả, ô tô, thuyền, bè… Trong các địa điểm trên, có loại thuộc quyền quản lý của Nhà nước, của tập thể, của tổ chức… nhưng có loại thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của cá nhân.

+ Nguồn ma tuý để sử dụng: Đây là trường hợp người phạm tội có chất ma tuý dưới bất kỳ nguồn nào như: mua được, xin được, được cho, được gửi giữ, nhặt được… rồi đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép. Nếu bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

+ Tìm người và chuẩn bị phương tiện để sử dụng trái phép chất ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác.

+ Các hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

1.2 Truy tố trách nhiệm hình sự về " tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"

Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý [Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017]

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d] Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ] Đối với người đang cai nghiện;

e] Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g] Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a] Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b] Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c] Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

d] Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b] Làm chết 02 người trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý phải thoả mãn các dấu hiệu của tôi phạm này và sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 255, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể trong từng trường hợp sẽ được Luật sư của Công ty Luật Hừng Đông tư vấn, đề ra hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Công ty Luật Hừng Đông với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm, đã tham gia tranh tụng tại nhiều vụ án lớn trong cả nước, tận tâm, trách nhiệm. Chúng tôi cam kết đem lại cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 02435353005

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều trường hợp dương tính với ma tuý tại quán karaoke

Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã bổ sung khái niệm "người sử dụng trái phép chất ma túy” là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính. Đồng thời có 1 chương riêng về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, đây là chương mới, chưa từng có từ trước đến nay, là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thời hạn quản lý là 1 năm kể từ ngày có quyết định quản lý.

Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện ngay từ lần đầu phát hiện người đó có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm: Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy; xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể; ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình cho công an cấp xã nơi cư trú và chấp hành việc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Gia đình có trách nhiệm giáo dục, cung cấp thông tin về hành vi của người bị quản lý cho cơ quan chức năng và phối hợp đưa người đó đi xét nghiệm chất ma tuý.

Theo Trung tá Hoàng Văn Hiều, Phó Trưởng phòng Phòng 2, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, cần phải phân loại để xác định người sử dụng trái phép chất ma tuý và người nghiện. Nếu người đó không nghiện thì sẽ đưa vào trường hợp quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý.

Chủ tịch UBND cấp xã là người có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương. Tổ quản lý sẽ do công an cấp xã làm tổ trưởng, kết hợp với gia đình để quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong thời gian bị quản lý, nếu những người này tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan chức năng sẽ đưa đi xác định tình trạng nghiện. Trường hợp kết luận bị nghiện thì sẽ bị áp dụng các hình thức cai nghiện theo quy định.

Cũng theo Trung tá Hoàng Văn Hiều, việc quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không công khai ở địa bàn cư trú, chỉ có tổ công tác quản lý và gia đình người sử dụng trái phép chất ma túy biết. Trong thời gian quản lý, họ vẫn được quyền sinh hoạt, học tập và làm việc như bình thường.

Ngoài ra, đối với người bị thụ động sử dụng ma tuý như vừa qua ở Quảng Ninh có một số học sinh ăn phải kẹo có chất ma tuý, dạng cần sa, theo Trung tá Hoàng Văn Hiều, trường hợp này không được coi là sử dụng ma tuý.

 Người sử dụng ma túy ngày càng gia tăng

Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình hàng năm phát hiện khoảng 140.000 người sử dụng trái phép chất ma túy. Tình hình người sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2017 phát hiện hơn 128.000 người, năm 2018 phát hiện hơn 135.000 người, năm 2019 phát hiện hơn 143.000 người sử dụng trái phép chất ma túy.

Riêng năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các lực lượng dồn sức chống dịch, nhiều địa phương áp dụng giãn cách, các dịch vụ không thiết yếu như quán bar, vũ trường, karaoke, khách sạn không được hoạt động nên số lượng người sử dụng ma túy mới bị phát hiện tăng không đáng kể.

Trong khi đó, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện hành chỉ bị xử phạt hành chính cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nên không đủ sức răn đe, ngoài ra, không có biện pháp quản lý nào khác.

Hoàng Giang


Video liên quan

Chủ Đề