Chiết khấu bán sỉ là gì

Chiết khấu được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình kinh doanh. Hình thức này góp phần thúc đẩy số lượng khách hàng tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cao và hiệu quả hơn.

Khái niệm chiết khấu

Chiết khấu [Discount] được sử dụng phổ biến trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Phương thức này được hiểu là việc giảm giá một sản phẩm/dịch vụ nào đó trên tỷ lệ phần trăm nhất định. Chiết khấu đánh vào tâm lý mua hàng giá rẻ của người dùng.

Sản phẩm/dịch vụ giảm giá là chất xúc tác kích thích ham mua mua sắm của khách hàng. Các chuyên gia Marketing thường xuyên áp dụng phương thức này để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh số.

Phương thức chiết khấu được áp dụng nhiều trong các dịp lễ, sự kiện khác nhau. Chẳng hạn như: chiết khấu cho người mua sỉ, tri ân khách hàng, chiết khấu cho khách hàng thân thiết, lễ tết, ngày thành lập doanh nghiệp, săn sale,…

Chiết khấu mang lại hai giá trị tích cực cho doanh nghiệp:

  • Thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng diễn ra nhanh hơn
  • Giúp doanh nghiệp tri ân đến khách hàng hiệu quả, duy trì mối quan hệ dài lâu với khách hàng tiềm năng

Lợi ích của chiết khấu đối với doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng được thúc đẩy

Chiết khấu giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh số lượng sản phẩm/dịch vụ giảm giá. Trong quá trình tham khảo các mặt hàng được chiết khấu, sẽ có lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn. Bên cạnh những sản phẩm giảm giá, khách hàng sẽ ghi nhận thêm các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Nhờ đó, khả năng họ mua thêm sản phẩm sẽ cao hơn.

Thu hút khách hàng

Bên cạnh việc thu hút khách hàng mới, chiết khấu còn có khả năng hấp dẫn người mua cũ. Tâm lý chung của người dùng là được mua sản phẩm “giá hời”. Do đó, sản phẩm giảm giá kích thích nhu cầu mua sắm tối thiểu của khách hàng.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông, các chương trình khuyến mãi diễn ra ngày càng đa dạng. Vì thế, chiết khấu cũng là một hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu không biết cách áp dụng chiết khấu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu, kém phát triển.

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Chiết khấu giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt khách hàng. Nhiều người trước khi lựa chọn mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu, họ sẽ xem xét thương hiệu đó có nhiều chương trình khuyến mãi không.

Vì vậy, việc áp dụng các phương thức chiết khấu, giúp khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Đồng thời, việc giảm giá theo mục tiêu [ngày lễ, sự kiện, đối tượng khách hàng,…] sẽ giúp doanh nghiệp củng cố được danh tiếng.

![chiet-khau-la-gi ][//tino.org/wp-content/uploads/2021/07/BannerWeb_Tino_30042021-3-1.png]

Bạn có thể áp dụng chương trình giảm giá cho người người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh ung thư, học sinh/sinh viên,… Những chương trình này giúp người dùng có cái nhìn thiện cảm hơn với thương hiệu của bạn.

Các hình thức chiết khấu hiện nay

Tùy theo chiến lược và mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chiết khấu được phân theo 2 hình thức chính là: chiết khấu thương mại và chiết khấu tiền mặt

Chiết khấu thương mại

Hình thức này áp dụng cho những khách hàng mua số lượng sản phẩm lớn. Chiết khấu thương mại có khả năng kích thích người dùng mua nhiều sản phẩm. Doanh nghiệp thường áp dụng loại hình chiết khấu này với các nhà phân phối hàng hóa.

Bạn có thể thấy nhà sản xuất luôn khuyến khích đại lý, cửa hàng, siêu thị,… ma sản phẩm của mình số lượng lớn để nhận được chiết khấu. Chiết khấu thương mại thương dao động từ 5% – 15% so với giá sản phẩm.

Hình thức chiết khấu này được tính như tỷ lệ phần trăm của danh mục. Kết quả của chúng sẽ biến đổi theo số lượng đơn đặt hàng. Chiết khấu thương mại mang đến lợi ích cao cho những người bán hàng online. Họ có thể thu hút khách sỉ của mình bằng việc chiết khấu trên mỗi sản phẩm.

Chiết khấu tiền mặt

Hình thức chiết khấu này có vai trò khuyến khích người mua rút ngắn quá trình thanh toán. Chiết khấu tiền mặt hỗ trợ người dùng trả tiền mặt hoặc thanh toán trong thời gian nhất định. Khách hàng sẽ hưởng được một phần chiết khấu nếu giao dịch sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng. Doanh nghiệp thường ghi chiết khấu tiền mặt trong biểu mẫu phần trăm.

Quá trình giao dịch thông qua chiết khấu tiền mặt thường được ghi trong báo giá và hóa đơn.

Bên cạnh đó, ngày nay, chiết khấu còn được thể hiện qua một số hình thức khác như: chiết khấu bán buôn, chiết khấu bán lẻ, chiết khấu theo mùa, chiết khấu theo ngành nghề, chiết khấu cho nhân viên,…

Một số phương pháp tính chiết khấu và ví dụ minh họa

Tính tổng quát

Tính tổng quát là phương pháp tính chiết khấu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Cách tính chiết khấu của phương pháp này là áp dụng định nghĩa của chiết khấu bán hàng và công thức toán học. Các bước tính bao gồm:

Bước 1: Tuy theo điều kiện phù hợp với lợi nhuận doanh nghiệp, bạn cần xác định tỷ lệ chiết khấu

Bước 2: Xác định tỷ lệ giảm giá cho chiết khấu bằng tích của Giá bán gốc và Tỷ lệ chiết khấu

Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu bằng cách lấy Giá bán gốc trừ cho tỷ lệ giảm giá

Minh họa:

Sản phẩm có Giá bán gốc là 100.000 đồng

Tỷ lệ chiết khấu là 5%

Vậy, giá sau khi chiết khấu sẽ là: 100.000 – 5%.100.000 = 95.000 đồng

Tính nhẩm

Với phương pháp này, bạn sẽ tính chiết khấu bán sản phẩm nhanh chóng mà không cần đến máy tính. Bạn có thể áp dụng việc tính nhẩm trong lúc đang thương lượng với khách hàng để đưa ra giá tiền cụ thể.

Lưu ý: Phương pháp này phù hợp với tỷ lệ chiết khấu có số đuôi là 0 hoặc bội số của 5 [15%, 20%, 50%]. Các bước tính được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm tròn giá gốc về số tròn chục gần nhất, sau đó chia cho 10 thu được kết quả X

Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 và lấy phần nguyên thu được kết quả Y

Bước 3: Tính tổng [X.Y] và [X/Y] để xác định mức giảm giá

Bước 4: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá để xác định giá sau chiết khấu

Minh họa:

Giá của sản phẩm X là 99.000 đồng, bạn chiết khấu cho khách hàng 25%. Bạn chỉ cần tính nhẩm nhanh như sau:

  • Làm tròn 99.000 đồng và chia cho 10: 99.000 làm tròn thành 90.000 -> 90.000/10 = 9.000
  • Chia tỷ lệ chiết khấu: 25% x 10 = 2,5 và lấy phần nguyên là 2
  • Mức giảm giá là: 9.000 x 2 + [9.000/2] = 22.500
  • Giá tiền sau chiết khấu: 90.000 – 22.500 = 67.500 đồng

Chiết khấu mang lại hiệu quả đáng mọng dành cho mọi doanh nghiệp. Là một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ cách thức vận hành của chiết khấu để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp về chiết khấu

Tôi nên áp dụng chiết khấu thường xuyên không?

Việc áp dụng chiết khấu trong kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng hình thức này. Nếu áp dụng chiết khấu quá nhiều, khách hàng sẽ hình thành thói quen chờ đợi sản phẩm giảm giá. Họ chỉ có xu hướng mua hàng trong các dịp khuyến mãi, và bỏ qua sản phẩm có giá niêm yết khác.

Thế nào là tỷ lệ chiết khấu?

Theo Market Business News, tỷ lệ chiết khấu được hiểu theo một số ý nghĩa sau: – Là lãi suất của các ngân hàng trung ương của Quốc giá tính cho các ngân hàng thương mại trong nước với khoản vay ngắn hạn – Là lãi suất được dùng trong việc phân tích dòng tiền chiết khấu – Là khoản chiết khấu trên hóa đơn nếu có người chuyển tiền mặt trước ngày đáo hạn – Là việc giảm giá trị hóa đơn nếu khách hàng thanh khoản trước một ngày cụ thể

Điểm khác nhau giữa tỷ lệ chiết khấu và lãi suất là gì?

Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ được dùng trong việc xác định giá trị hiện tại của tiền mặt Lãi suất là tỷ lệ phần trăm bạn phải trả khi vay tiền hoặc tỷ suất lợi nhuận bạn mong đợi từ một khoản đầu tư nào đó.

Những hạn chế khi áp dụng chiết khấu là gì?

Tuy là phương thức cần phải có trong hoạt động kinh doanh, nhưng chiết khấu vẫn gặp phải một số rủi ro sau: – Giảm giá trị thương hiệu với những khách hàng cao cấp – Hình thành thói quen chờ giảm giá của khách hàng đối với những sản phẩm có giá niêm yết – Giảm độ tin cậy ở khách hàng, tạo tâm lý nghi ngờ về độ thật giả của sản phẩm

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

Chủ Đề