Cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm có tốt không

Nhiều phụ huynh cho rằng tập ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ mau lớn và cứng cáp hơn. Để tìm hiểu thực hư việc có nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi hay không, mời mẹ theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây!

Độ tuổi phù hợp để bé ăn dặm

Hiện nay, không ít người tập cho con mình ăn dặm sớm, với mong muốn giúp con cứng cáp, và khỏe mạnh hơn. Vậy có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không và khi nào là độ tuổi thích hợp để bắt đầu?

Bắt đầu cho bé ăn dặm bột khi được 6 tháng tuổi

Theo lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa, trẻ được 6 tháng tuổi mới là độ tuổi thích hợp nhất để tập ăn dặm. Trước đó, hệ tiêu hóa đầu đời của bé còn rất non nớt, không thể hấp thụ những món ăn dặm quá sớm. Do vậy, nên để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Những tác hại khó lường khi cho bé ăn dặm sớm

Nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ ăn dặm sớm không, vì lo lắng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng khiến bé bị nhẹ cân, hoặc nghĩ rằng ăn dặm sớm sẽ giúp con cứng cáp hơn. Việc cho bé ăn dặm sớm rất không nên và sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các thức ăn bổ sung cho bé trong giai đoạn đầu khi mới ăn dặm thường là tinh bột, đạm và các nhóm chất khác. Tinh bột để có thể tiêu hóa được sẽ cần tới men amylase, có nhiều trong tuyến nước bọt và tuyến tụy, mà cơ thể trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể đáp ứng đủ lượng men này.

Tác hại khó lường khi cho bé ăn dặm sớm là gì?

Nhiều trường hợp trẻ ăn dặm sớm gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa dưới 6 tháng tuổi của trẻ chưa được hoàn thiện, mà phải xử lý những loại thức ăn khó tiêu, như tinh bột thì rất dễ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Suy dinh dưỡng

Trong giai đoạn đầu khi cho trẻ ăn thức ăn đặc, con sẽ rất thích, vì thế nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ càng ăn sớm càng tốt, để làm quen dần với thức ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian, trẻ sẽ biếng ăn, vì ăn bột khiến trẻ có cảm giác no lâu, giảm ham muốn ti mẹ.

Thành phần chủ yếu của bột ăn dặm là tinh bột và một số dinh dưỡng khác, nhưng không thể giàu chất dinh dưỡng như sữa để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Biểu hiện là trẻ trông rất bụ bẫm nhưng vẫn có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu chất.

Hại thận

Trẻ dưới 6 tháng thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo. Nếu không được tiêu hóa hết, sẽ đào thải ra khỏi cơ thể theo phân. Nên khi cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm quá sớm như trứng, sữa, thịt bò… sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận khi phải làm việc quá nhiều. 

Nguy cơ béo phì

Khi trẻ đã quen với chế độ ăn dặm, mỗi lần đưa thức ăn vào miệng sẽ tạo ra nhiều men amylase hơn giúp cơ thể tăng khả năng lọc và bài tiết. Nếu việc ăn dặm trở thành thói quen, sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát. Nếu không có biện pháp và điều chỉnh, béo phì sẽ đi cùng trẻ tới khi trưởng thành. 

Một vài trường hợp mẹ bắt buộc phải cho bé ăn dặm sớm

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm và một vài trường hợp cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu cần được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng.

Dấu hiệu thèm ăn dặm cần bổ sung dinh dưỡng ở trẻ

Việc tập ăn dặm thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy, cần lưu ý đến các dấu hiệu cần ăn dặm sớm, giúp trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể:

  • Sau khi  được bú no, trẻ tiếp tục quấy khóc và đòi ăn thêm.

  • Trẻ có biểu hiện không muốn đợi bữa sau, mà lại mút ngón tay cái hoặc cáu kỉnh.

  • Trước thường ngủ vào ban đêm, nhưng gần đây lại thức đòi ăn đêm.

  • Giấc ngủ của trẻ thất thường hơn vào ban ngày, ngủ hay thức giấc, hoặc thức dậy quá nhanh sau giấc ngủ ngắn.

  • Các bé khi ăn rất thích thú và muốn được cho thức ăn để cầm.

  • Tuổi ăn dặm của trẻ có thể trước hoặc sau 6 tháng. Tuy nhiên, độ tuổi ăn dặm sớm nhất được các chuyên gia khuyến nghị là khoảng 17 tuần tuổi.

Cho bé tập làm quen ăn dặm với bánh ăn dặm Pigeon

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm bằng bánh ăn dặm không? Khi trẻ đủ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho trẻ ăn bánh ăn dặm ngay cả khi trẻ chưa mọc răng. Ở giai đoạn này, bé cần nguồn dinh dưỡng dồi dào ngoài sữa mẹ, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại bánh ăn dặm vào thực đơn của bé.

Bánh ăn dặm Pigeon đa dạng vị khác nhau cho bé

Bánh ăn dặm Pigeon xuất xứ từ Nhật Bản, hỗ trợ bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Phong phú về mùi vị như rong biển, cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, cá... đây đều là những hương vị dễ ăn, kích thích thèm ăn giúp bé ăn được nhiều hơn. Đặc biệt, sản phẩm không chứa chất tạo màu, chất bảo quản, chất điều vị nên rất an toàn cho bé. 

Bánh ăn dặm không nên được coi là bữa ăn chính trong quá trình ăn dặm của bé, chỉ dùng như một loại thức ăn bổ sung cho bữa phụ. Bữa chính là lúc để mẹ chăm chút cho bé bằng các thức ăn dặm quan trọng hơn như cháo, bột,... Để đảm bảo sức khỏe, mẹ không nên cho bé ăn bánh ăn dặm sau 19 giờ, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm lại, khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp mẹ giải đáp được có nên cho trẻ ăn dặm sớm không, để chăm sóc sức khỏe của bé yêu tốt hơn. 

Tại sao không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn bột?

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể dung nạp một lượng lớn thức ăn nên khiến thận cũng trở nên "quá tải", lâu dần bị lắng cặn, ảnh hưởng đến chức năng của thận sau này. Bên cạnh đó, trẻ ăn dặm sớm còn có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,...

Tại sao không nên cho trẻ ăn bột trước 4 tháng tuổi?

Việc ăn dặm từ khi quá sớm là nguyên nhân khiến bé dễ gặp một số nguy cơ sau đây. Bé dễ mắc rối loạn tiêu hóa: Ở 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của hầu hết bé chưa thể thích ứng và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nhiều bé bị rối loạn tiêu hóa vì ăn dặm không đúng thời điểm.

Nên cho trẻ ăn bột từ tháng thứ mấy?

Theo khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung hay còn gọi là ăn dặm lúc 6 tháng tuổi, đây là thời điểm trẻ cần thêm rất nhiều năng lượng từ thức ăn như bột, cháo.

Trẻ 4 5 tháng ăn dặm như thế nào?

Bé 5 tháng tuổi ăn dặm với liều lượng như thế nào?.
Bú sữa Mẹ/hoặc sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé..
Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ngày..
Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé được 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa nữa trước 7 giờ tối..
Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn [thường tỷ lệ 1 gạo/10 nước].

Chủ Đề