Cho vay kinh doanh chứng khoán là gì

Đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng những phương án vay vốn hiệu quả nhất

2. Đối tượng vay vốn

Khách hàng là cá nhân người Việt Nam.

3. Mục đích vay

Đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh chứng khoán tại các công ty ở Việt Nam

4. Thời hạn vay

Phù hợp với nhu cầu của khách hàng vay và khả năng trả nợ của khách hàng

5. Phương thức cho vay

Cho vay từng lần

6. Phương thức trả nợ

Lãi trả hàng tháng

Gốc trả theo kế hoạch phù hợp với nguồn thu của khách hàng và thỏa thuận giữa khách hàng và SAIGONBANK (trả định kỳ tháng/quý/năm…)

7. Điều kiện vay vốn

Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

Khách hàng có hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú dài hạn KT3 tại địa bàn có trụ sở chính hay các chi nhánh, phòng giao dịch của SAIGONBANK

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp (CK mua/đầu tư phải được phép giao dịch, không tranh chấp và không thuộc diện lưu ký có điều kiện)

Khách hàng có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết

Có phương án khả thi, có hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật

Có tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản theo quy định của SAIGONBANK

8. Bảo đảm cho khoản vay

Thế chấp bằng bất động sản

9. Lãi suất vay

Lãi suất theo quy định của SAIGONBANK trong từng thời kỳ.

10. Mức cho vay

Được xác định căn cứ vào giá trị chứng khoán đầu tư, nhu cầu vay của khách hàng, mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án/phương án, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

11. Loại tiền cho vay

Bằng VNĐ

12. Hồ sơ vay

Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay và người bảo lãnh (nếu có) (CMND, hộ khẩu hoặc KT3)

Hồ sơ liên quan khoản vay (giấy đề nghị, phương án, các giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, giấy tờ khác có liên quan khoản vay…..)

Theo đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Cho vay kinh doanh chứng khoán là gì

Công ty chứng khoán có được vay tiền từ cổ chức tín dụng?

Kinh doanh chứng khoán là gì?

Theo Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
28. Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
[...]”

Theo đó, kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
2. Công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.”

Theo đó, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán cần đảm bảo nguyên tắc:

- Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

- Công bằng, công khai, minh bạch.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

Công ty kinh doanh chứng khoán có được phép vay tiền từ tổ chức tín dụng để mua "Chứng chỉ tiền gửi" hay không?

Về bản chất đây là một hoạt động đầu tư, vay tiền để thực hiện đầu tư, mua chứng chỉ tiền gửi. Theo Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bổ sung bởi Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định về hạn chế cấp tín dụng, cụ thể:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;”

+ Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

+ Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

+ Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.

Theo đó, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho công ty liên kết của tổ chức tín dụng nên công ty bạn không thể vay tiền từ tổ chức tín dụng để mua "Chứng chỉ tiền gửi".

Công ty chứng khoán cho vay tối đa bao nhiêu?

Theo quy định, các công ty chứng khoán không được cho vay ký quỹ vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm. Với tỷ lệ Margin/VCSH thấp như hiện nay, nhóm công ty chứng khoán ước tính còn đến 270.000 tỷ đồng có thể cho nhà đầu tư vay ký quỹ trong thời gian tới.

Cho vay vốn kinh doanh là gì?

Vay vốn kinh doanh là sản phẩm tín dụng của ngân hàng/công ty tài chính nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho chủ doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô hay người khởi nghiệp. Những mục đích vay vốn của doanh nghiệp thường là: Vay đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đầu tư dự án. Vay vốn kinh doanh bổ sung vốn lưu động.

Cho vay margin chứng khoán là gì?

​Thuật ngữ margin trong chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là hình thức nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua chứng khoán trên sàn giao dịch. Với dịch vụ margin của các công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn so với việc chỉ sử dụng từ nguồn vốn tự có.

Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh là gì?

1. Cho vay sản xuất kinh doanh là gì? Cho vay sản xuất kinh doanh là gói vay của ngân hàng đáp ứng tất cả nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh.