Chủ đề năm 2023 ve giao thong là gì năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/cuoc-thi-chung-tay-vi-an-toan-giao-thong-nam-2023-1697.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/stttt/2023_10/atgt2023_1.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia vừa phát động Cuộc thi “Chung tay vì ATGT” năm 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Cuộc thi bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày 09/10 đến ngày 04/12/2023.

Cuộc thi nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT; nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT cho mọi người dân, góp phần xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông. Đây là một trong những hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tình hình mới, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ trong tình hình mới.

Với chủ đề Năm ATGT 2023 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”, Cuộc thi năm nay tập trung vào các nội dung: Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trật tự ATGT; kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống để tham gia giao thông an toàn; các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi đều có quyền dự thi.

Công dân tham gia thi thông qua 2 cách sau:

Cách 1: Truy cập vào phần mềm Cuộc thi “Chung tay vì ATGT” tại địa chỉ: atgt.dangcongsan.vn; sau đó bấm vào ô “Tham gia thi”, điền thông tin người tham gia và trả lời các câu hỏi.

Cách 2: Truy cập vào phần mềm Cuộc thi từ banner Cuộc thi “Chung tay vì ATGT” trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), mạng xã hội VCNet (vcnet.vn) hoặc các báo/tạp chí điện tử, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đường link liên kết với Cuộc thi; sau đó bấm vào ô “Tham gia thi”, điền thông tin người tham gia và trả lời các câu hỏi.

Mỗi tuần, Ban tổ chức Cuộc thi đưa ra 05 câu hỏi thi với các phương án trả lời có sẵn, trong đó có phương án đúng. Người dự thi lựa chọn phương án đúng, sau đó điền vào ô "Dự đoán số người trả lời đúng”, nhập thông tin định danh cá nhân, nhập mã xác thực và bấm vào ô "Gửi bài thi".

Ban tổ chức không hạn chế số lần tham gia của người dự thi, tuy nhiên chỉ lấy 01 kết quả tốt nhất (bài thi có số câu trả lời đúng nhiều nhất, dự đoán chính xác hoặc dự đoán gần đúng số người trả lời đúng nhất và thời gian gửi bài thi sớm nhất) để tham gia xếp hạng.

Mỗi tuần thi có 6 giải thưởng gồm: 01 giải Nhất: 2.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải 1.500.000 đồng; 03 giải Ba, mỗi giải 1.000.000 đồng. Cùng với tiền thưởng, Ban tổ chức Cuộc thi sẽ trao tặng Giấy chứng nhận giải thưởng cho các cá nhân đoạt giải Nhất, Nhì, Ba các tuần thi./.

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 14/12/2023), toàn quốc xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.628 người, bị thương 15.292 người. So với năm 2022, giảm 1.285 vụ (giảm 5,5%), giảm 1.922 người chết (giảm 14,18%). Tuy số vụ, số người chết vì tai nạn giao thông giảm, nhưng đó vẫn là những con số nhức nhối.

Năm 2024, dự báo kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu vận tải và lưu lượng tham gia giao thông sẽ tăng cao, đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực lớn hơn trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chính vì vậy, tại Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị các bộ, ngành, đơn vị, địa phương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Trước hết, cần bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao điều kiện an toàn giao thông đối với kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác, như tăng cường thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của các lực lượng, đơn vị chức năng, nhất là trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép đối với người và phương tiện giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư lắp đặt và kết nối hệ thống camera hỗ trợ xử phạt vi phạm giao thông và bảo đảm an ninh trật tự; tăng cường xử lý vi phạm thông qua dữ liệu thu được từ thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (xử phạt nguội) thay cho phương thức xử lý trực tiếp để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông và ngăn ngừa tiêu cực trong tuần tra và xử lý vi phạm. Bộ Công an tiếp tục thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát xử lý vi phạm theo các chuyên đề, các nhóm hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, như vi phạm về chở quá tải trọng, vi phạm kích thước thùng hàng và nồng độ cồn, ma túy, tốc độ... theo phương châm “Không vùng cấm - không ngoại lệ - không ngày nghỉ”.

Cùng với các chế tài xử lý, vấn đề xây dựng văn hóa giao thông là rất quan trọng đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông. Cần kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Cùng với đó, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số với các nội dung phù hợp với từng đối tượng, vùng, miền, dân tộc; hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp vận tải.

Chủ đề Năm an toàn giao thông 2024 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Vấn đề xây dựng văn hóa giao thông an toàn không phải một sớm một chiều, mà cần quá trình lâu dài, thường xuyên và kiên trì với nhiều giải pháp kết hợp. Điều quan trọng là mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật để cùng xây dựng văn hóa giao thông, từ đó góp phần chung cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và cũng chính là đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chủ đề An toàn giao thông 2023 là gì?

Chủ đề Năm An toàn giao thông 2023: Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Chủ đề an toàn giao thông năm 2024 là gì?

Chủ đề Năm an toàn giao thông 2024 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Vấn đề xây dựng văn hóa giao thông an toàn không phải một sớm một chiều, mà cần quá trình lâu dài, thường xuyên và kiên trì với nhiều giải pháp kết hợp.

An toàn giao thông là như thế nào?

An toàn giao thông là việc bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông khỏi tai nạn thương vong, những sự cố không đáng có. Giao thông ở đây có thể hiểu là đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

Chủ đề an toàn giao thông là gì?

Chủ đề năm an toàn giao thông 2023 là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng Văn hoá giao thông an toàn”. Ý nghĩ của chủ đề an toàn giao thông năm 2023 là sự nghiêm minh của pháp luật phải được đặt lên hàng đầu, giúp người tham gia giao thông dần tạo nên ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.