Chu kì kinh nguyệt là gì

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xảy ra hàng tháng ở chị em phụ nữ từ khi bắt đầu tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 28-30 ngày. Vậy chu kỳ kinh nguyệt 35- 40 ngày có phải là dấu hiệu của bệnh tật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhất về chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ giai đoạn dậy thì và kéo dài đến giai đoạn mãn kinh và là hiện tượng sinh lý hàng tháng của phụ nữ. Nguyên nhân của việc chảy máu ở vùng kín là do sự tăng giảm đột ngột của estrogen hoặc progesterone.

Sự phối hợp của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt. Nhờ vậy, kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn hơn. Tuy nhiên, nếu hoạt động này bị rối loạn sẽ kéo theo tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em

Thế nào được coi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường là 28-30 ngày. Nếu chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được xem là bình thường.

Độ dài một chu kỳ thường là 3-5 ngày, hoặc kéo dài 2-7 ngày cũng không được coi là bất thường. Nếu lượng máu kinh rất ít, chu kỳ kinh nguyệt lên tới 7-10 ngày cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu có sự dao động nhẹ trong vài ngày, chu kỳ kinh nguyệt vẫn xem cơi như bình thường. Ví dụ, chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày nhưng tháng sau chu kỳ lại là 30 ngày, điều này vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Khi lỡ một chu kỳ, kinh nguyệt bị trì hoãn, bạn không cần phải quá lo lắng bởi có thể đó chỉ là do bạn quá căng thẳng hoặc đang có bệnh trong người. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên bị rối loạn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Chu kỳ kình nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có phải là chu kỳ bất thường?

Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, đừng quá lo lắng bởi điều này là hoàn toàn bình thường. Đối với chị em phụ nữ, rất ít người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đúng 28-30 ngày. Tùy cơ địa và tình trạng cơ thể của mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch khác nhau trong chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày được gọi là vòng kinh dài, dưới 22 ngày là vòng kinh ngắn.

Đối với ai có vòng kinh dài, thời điểm rụng trứng sẽ thưa hơn và chị em phụ nữ sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường. Những người mới có kinh nguyệt thường sẽ có vòng kinh dài. Ngược lại, vòng kinh ngắn thường xảy ra ở phụ nữ đã có tuổi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”

Khi “đến ngày”, nếu bạn cảm thấy thèm ăn, tâm trạng dễ bị ảnh hưởng, luôn trong trạng thái bứt rứt khó chịu, đau lưng, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi, nổi mụn,… hãy yên tâm vì đó đều là những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người sẽ có triệu chứng nặng hay nhẹ, có xuất hiện hay không tùy vào cơ địa của từng chị em.

Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”

Bạn không cần phải lo lắng nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày và có những dấu hiệu của ngày kinh thông thường.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có những biểu hiện gì?

Tình trạng kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Có người thời gian hành kinh chỉ khoảng 2-3 ngày, nhưng người khác lại kéo dài tận 7-8 ngày, thậm chí là 10 ngày. Khi nhận thấy một trong những tình trạng bất thường sau, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

+ Rong kinh: là tình trạng ra máu kéo dài liên tục trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Nếu kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh – rong huyết. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vì thế ngay khi có triệu chứng, chị em phải đi khám và điều trị kịp thời.

+ Cường kinh: là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, gây mất nhiều máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Thiểu kinh: là tình trạng máu kinh ra ít và thường chỉ ra kinh trong 1-2 ngày.

+ Vô kinh: là tình trạng kinh nguyệt đang có bỗng dưng biến mất trong 3 tháng liên tục. Sau 3 tháng có thể sẽ có kinh lại nhưng cũng có thể sẽ mất luôn. + Nguyên nhân của hiện tượng này thường do các bệnh về phụ khoa và có khả năng cao gây vô sinh.

Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em gồm có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: hình thành nang mạc [tính từ lúc bị hành kinh cho đến ngày thứ 14]

– Giai đoạn 2: rụng trứng [24h tiếp theo]

– Giai đoạn 3: hoàng thể tiêu biến [14 ngày sau]

Khi giai đoạn hoàng thể kết thúc cũng là lúc một chu kỳ hình thành nang trứng mới sẽ bắt đầu, báo hiệu “ngày đèn đỏ” đầu tiên của chu kỳ mới.

Chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, giai đoạn hoàng thể vẫn sẽ cố định là 14 ngày. Từ đó, ta có công thức tính ngày rụng trứng vô cùng đơn giản như sau:

Ngày rụng trứng: n – 14 [trong đó: n là số ngày chu kỳ kinh nguyệt]

Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng – 2 hoặc ngày rụng trứng + 2

Ví dụ: chu kỳ kinh nguyệt là 35 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là 35-14=21 ngày [ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng].

Lưu ý: Công thức chỉ áp dụng được cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Đối với các chị em có kinh nguyệt không đều có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định ngày rụng trứng:

– Sử dụng que thử rụng trứng: Nếu nồng độ hormone lutein hóa [luteinizing hormone] của nước tiểu tăng, đây là báo hiệu của việc rụng trứng.

– Nhiệt độ cơ thể: nếu thân nhiệt tăng khoảng nửa độ mà không phải do bệnh thì sẽ rụng trứng vào ngày hôm đó hoặc sau đó 1-2 ngày.

– Siêu âm: siêu âm rụng trứng giúp bạn biết mình đã rụng trứng chưa. Bác sĩ sẽ xác định được độ lớn của trứng, từ đó xác định được khoảng thời gian rụng trứng.

Việc chú ý tới đặc điểm của kinh nguyệt và tần suất chu kỳ kinh nguyệt là việc vô cùng quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện các triệu chứng liên quan đến sức khỏe và chữa trị kịp thời. Hy vọng bài viết của bác sĩ riêng tại nhà Aihealth sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về “ngày ấy” của con gái và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết thời gian rụng trứng, mất kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt ngoài ý muốn. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ còn tiết lộ nhiều sự thật thú vị về sức khỏe giới tính, quan hệ tình dục và nhiều điều bất ngờ khác.

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chu kỳ kinh nguyệt mà bạn nên biết.

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì hay tới tháng là gì?

Tới tháng là gì? “Tới tháng” là cách gọi dân gian thay thế cho chu ký kinh nguyệt ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian hành kinh là giai đoạn mỗi tháng khi buồng trứng bắt đầu quá trình rụng trứng. Quá trình này sẽ gây chảy máu qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh được gọi là hormone. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai mỗi tháng. Sự lên xuống của lượng hormone trong cơ thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Thời gian hành kinh không nhất thiết phải cùng một ngày mỗi tháng vì một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ trước cho đến ngày đầu tiên của kỳ tiếp theo. Nhiều người thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? hay chu kỳ bao nhiêu ngày là bình thường? Thật ra, chu kỳ kinh trung bình dài 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở người lớn và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Có những người có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày.

2. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều phải trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu tăng.

Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe đến khi bạn già đi. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung [dạ con] lớn và dày lên.

Đây là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra. Đồng thời khi lớp niêm mạc của tử cung đang phát triển, một hay nhiều trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng rời khỏi buồng trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.

Hãy đọc thêm: 8 dấu hiệu sắp rụng trứng rõ ràng nhất

Sau khi trứng đã rời khỏi buồng trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Mức độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai. Phụ nữ nhiều khả năng có thai vào ngày rụng trứng hoặc trước đó 3 ngày. Bạn hãy nhớ rằng, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài sẽ rụng trứng vào trước hay sau ngày thứ 14.

Phụ nữ mang thai khi trứng được thụ tinh với tinh trùng gắn vào thành tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, tinh trùng sẽ bị tiêu hủy. Sau đó, mức độ hormone giảm và niêm mạc của tử cung dày lên sẽ bị đào thải cùng trứng không được thụ tinh trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn hãy nhớ rằng việc sử dụng một số phương pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai hay vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến “ngày đèn đỏ”. Khi gần mãn kinh, chu kỳ kinh của bạn có thể trở nên không đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Video liên quan

Chủ Đề