Chúa nhật thứ 3 mùa vọng còn gọi là gì năm 2024

Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng này được gọi là Chúa nhật Gaudete, theo tiếng Latinh nghĩa là Hãy vui mừng! Và thực sự Thánh lễ của chúng ta hôm nay là một thánh lễ đầy niềm vui. Từ bài hát mở đầu của chúng ta, nơi chúng ta hát “Hãy vui mừng luôn trong Chúa; một lần nữa tôi nhắc lại, hãy vui luôn. Quả thật, Chúa đang ở gần.” Chủ đề niềm vui được tiếp tục xuyên suốt các bài đọc và thánh vịnh của chúng ta để loan báo về niềm vui ơn cứu độ mà chúng ta sắp lãnh nhận.

Chúa nhật thứ 3 mùa vọng còn gọi là gì năm 2024
Nhưng có một câu hỏi tự nhiên mà chúng ta nên tự hỏi: Tại sao chúng ta vui mừng? Chắc chắn rồi, chúng ta đã đến ngày 17 tháng 12, chúng ta đã trải qua phần đầu của Mùa Vọng, và giờ đây, chúng ta đang hướng về ngày lễ Giáng sinh, ngày lễ đang đến rất gần chúng ta, ngày Con Thiên Chúa giáng sinh làm người cứu độ thế gian. Đó là niềm vui lớn lao của toàn thể nhân loại.

Bài đọc thứ nhất trích từ Sách Ngôn sứ Isaia (61:1-11). Ngôn sứ Isaia đang nói chuyện với người dân Israel ngay sau khi kết thúc thời kỳ lưu đày ở Babylon (cuối thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên). Người Israel đang nỗ lực xây dựng lại cuộc sống, thành phố và đền thờ của họ. Ngôn sứ Isaia được Thiên Chúa sai đến để làm chứng và mang thông điệp hy vọng đến cho dân chúng rằng, những cuộc đấu tranh của họ không phải là vô ích và họ sẽ “công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta” (Is 61, 2a).

Bài đáp ca được trích từ Tin Mừng Luca (1:46-54). Bài thánh ca này không phải từ một bài Thánh Vịnh như thường lệ. Đúng hơn, đó là bài Magnificat vĩ đại của Đức Trinh Nữ Maria. Ở đây Đức Maria đang làm chứng cho sự cao cả của Thiên Chúa và chỉ ra ân huệ được ban cho Người, một tôi tớ hèn mọn. Chúng ta nên coi Đức Maria là mẫu mực của sự khiêm nhường tuyệt vời và noi gương Mẹ trong việc làm chứng cho những người xung quanh về những ân sủng và phúc lành tuyệt vời nhận được từ Thiên Chúa.

Bài đọc thứ hai trích từ Thư thứ nhất Thánh Phaolô gửi Tín hữu Thessalonica (5:16-24). Ở đây cũng vậy, Thánh Phaolô đang làm chứng cho sự vĩ đại của Thiên Chúa và khuyến khích đoàn chiên của mình không chỉ sống tốt, mà còn sống gương mẫu để chuẩn bị cho “cuộc đến của Chúa Giêsu Kitô”, bằng cách “Hãy cân nhắc mọi sự : điều gì tốt thì giữ; còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa” (1 Tx 5, 21).

Bài đọc Tin Mừng bắt đầu từ phần đầu Tin Mừng Thánh Gioan (1:6-8, 19-28.) Ở đây, cũng như trong các bài đọc Chúa Nhật tuần trước, ông Gioan Tẩy Giả là nhân vật trung tâm. Ông Gioan Tẩy giả là nhân chứng chính cho Chúa Giêsu là Đấng Messia, Đấng Kitô. Đây là vai trò của ông Gioan Tẩy giả và ông đã hoàn thành tốt vai trò đó. Chúng ta không chỉ nên cố gắng hiểu vai trò của ông Gioan Tẩy giả mà còn nên cố gắng bắt chước vai trò đó.

Bài Tin Mừng hôm nay kết hợp một đoạn ngắn từ lời mở đầu của Tin Mừng Thánh Gioan với phần tường thuật về ông Gioan Tẩy giả. Như trong Tin Mừng Máccô, Tin Mừng Thánh Gioan không có tường thuật về sự ra đời của Chúa Giêsu. Thay vào đó, Tin Mừng Gioan bắt đầu bằng một suy tư thần học được gọi là “lời mở đầu”. Lời mở đầu này đặt câu chuyện về Chúa Giêsu trong khuôn khổ vũ trụ luận. Điều này nói về sự hiện hữu của Chúa Giêsu với Thiên Chúa từ thuở sơ khai. Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu được trình bày như sự hoàn thành của Cựu Ước và là đỉnh cao của Lời Chúa, ánh sáng đang chiếu vào bóng tối của thế giới.

Sau phần mở đầu này, Thánh Gioan tường thuật về sứ vụ của ông Gioan Tẩy giả. Chúng ta tìm hiểu về sự quan tâm mà ông Gioan Tẩy giả nhận được từ chính quyền Do Thái. Các đại diện từ các thầy tư tế Do Thái và người Pharisieu hỏi Gioan Tẩy giả về danh tính của ông và ý nghĩa của phép rửa mà ông đang thực hiện. Tin Mừng Gioan sử dụng những câu hỏi này để thiết lập mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả. Ông Gioan Tẩy giả không phải là Đấng Messia, ông cũng không phải là ngôn sứ Isaia hay ngôn sứ khác. Trong những lời phủ nhận của ông Gioan, chúng ta nghe thấy niềm hy vọng về Đấng Cứu Thế vốn rất phổ biến ở Palestine vào thế kỷ thứ nhất.

Câu trả lời khẳng định duy nhất mà ông Gioan Tẩy Giả đưa ra là khi ông trích dẫn lời ngôn sứ Isaia: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1, 26-27). Khi trả lời câu hỏi tiếp theo, Ông Gioan thông báo rằng, vị cứu tinh mà họ tìm kiếm đã có trong số họ, nhưng vẫn chưa được công nhận. Câu trả lời của ông Gioan Tẩy giả nêu bật cho chúng ta một chủ đề quan trọng của Mùa Vọng: Chúa Giêsu đã đến thế gian như Đấng Cứu Độ chúng ta. Trong Mùa Vọng, chúng ta cầu nguyện để chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta rằng, Chúa Giêsu sẽ lại đến để thực hiện lời hứa cứu độ. Chúng ta cầu xin rằng chúng ta sẽ tiếp tục tỉnh thức khi chờ đợi ngày trọng đại đó.

Thế nhưng, tội lỗi giống như một căn bệnh, nếu chúng ta không điều trị hoặc từ chối điều trị, điều đó thường chỉ khiến căn bệnh trở nên mưng mủ hơn và từ đó gây tổn hại nặng nề hơn cho cơ thể. Vì tội lỗi chính là một cản trở để chúng ta gặp Chúa. Thiên Chúa không áp đặt sự cứu rỗi trên chúng ta. Ngài muốn chúng ta tự do cởi mở đón nhận sự chữa lành của Ngài, và đây thường là lý do tại sao chúng ta trì trệ trong việc lớn lên trong Chúa và chiến thắng tội lỗi; thường có chỗ nào đó trong chúng ta, mà chúng ta không chào đón Chúa bước vào. Thông thường, đây là một tổn thương nào đó trong quá khứ mà chúng ta sẽ không hoặc không thể tha thứ. Bao lâu chúng ta từ chối việc tha thứ, chúng ta đã trì hoãn việc nhận được hồng ân cứu rỗi của Chúa.

Điểm thứ hai là chúng ta thường không biết cách xác định xem mình có đang lớn lên trong ân sủng và tránh xa tội lỗi hay không. Chúng ta không biết thế nào là sống một cuộc sống tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa. Vâng, niềm vui là dấu hiệu đã nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao nó có một vị trí nổi bật trong phụng vụ của chúng ta hôm nay. Nhưng đôi khi chúng ta có thể biến niềm vui thành cảm xúc vui vẻ và nghĩ rằng, có điều gì đó không ổn nếu chúng ta không luôn cảm thấy vui vẻ. Điều này có thể trở nên khá méo mó, khi chúng ta kìm nén mọi cảm xúc “tiêu cực”, có thể khiến chúng ta không để Chúa chữa lành những tổn thương ngăn cản chúng ta trải nghiệm cảm xúc vui mừng.

Niềm vui không chỉ là một cảm xúc, mà còn là một trạng thái tinh thần bên trong. Bài đọc thứ hai cho chúng ta một từ khác để giúp hiểu được động lực này: “Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em…” (1 Tx 5, 23). Người Kitô hữu được cứu chuộc phải kinh nghiệm sự bình an trong đời này, ngay cả giữa những giông bão của cuộc đời. Và vì vậy chúng ta có thể tự hỏi mình, liệu chúng ta có bình an không? Khi nhìn lại cuộc đời mình, chúng ta có bình an không? Giữa bao hoạt động của mùa Vọng này, chúng ta có bình an không? Và nếu không thì tại sao không? Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của hòa bình, Ngài ban bình an, khi chúng ta lớn lên trong mối quan hệ với Ngài, chúng ta sẽ lớn lên trong bình an. Đó là một trong những dấu hiệu chính cho thấy chúng ta đã thực sự cảm nhận được niềm vui ơn cứu độ trong đời sống của chúng ta.

Ngày chủ nhật hồng là gì?

Ngày Chúa Nhật hồng là ngày của niềm vui mừng vì Chúa Giêsu đã phục sinh, hiện diện cách huyền nhiệm với mỗi Kitô hữu chúng ta trong nhà thờ và trong những biến cố vui buồn, thành công thất bại của đời sống thường ngày. Những niềm vui bên ngoài rồi sẽ qua đi, nhưng niềm vui trong Chúa thì luôn còn mãi.

Tại sao gọi là Chúa Nhật hồng?

Màu lễ phục truyền thống trong Mùa Vọng là màu tím nhưng vào Chúa Nhật thứ ba của Mùa Vọng (Chúa nhật Mừng Vui) thì màu lễ phục được dùng là màu hồng thay vì màu tím và Chúa Nhật đó được gọi là "Chúa Nhật Hồng".

Sau Mùa Vọng là mua gì?

Nói chung, các mùa phụng vụ trong năm của Kitô giáo Tây phương là Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Thường Niên I (Mùa Hiển Linh), Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên II.

Adventus có nghĩa là gì?

Mùa Vọng, gốc tiếng Latin là adventus, nghĩa là 'đến', tức chỉ về mùa của đợi trông, của hy vọng. Để diễn tả ý nghĩa đó, các nhà thờ thường đặt bốn ngọn nến, mỗi tuần thắp thêm một ngọn. Ánh nến biểu trưng cho một sự canh thức, đợi chờ; và ánh nến cũng mời gọi chúng ta đi vào một sự an tĩnh, thinh lặng.