Chuẩn hóa quy trình đánh giá nhà cung cấp

Đánh giá nhà cung cấp là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh toàn cầu hóa hiện nay. ATALINK xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về vấn đề này để Quý doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan hơn

1. Đôi nét về việc đánh giá nhà cung cấp

Trước khi đánh giá nhà cung cấp, chúng ta cần hiểu được một số khái niệm đơn giản về nhà cung cấp.

Nhà cung cấp được xem là một tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho một thực thể khác. Các nhà cung cấp cũng có thể là nhà sản xuất sản phẩm và nhà phân phối sản phẩm.

Ví dụ về vị trí của nhà cung cấp [supplier] trong chuỗi cung ứng

Việc đánh giá nhà cung cấp là quá trình thẩm định và đánh giá tiềm năng các nhà cung cấp hiện tại, tiềm năng bằng cách định lượng, giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhằm đảm bảo việc sản xuất kinh doanh duy trì đều đặn và tiến tới thúc đẩy cải tiến liên tục.

2. Đánh giá nhà cung cấp quan trọng như thế nào với doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp và phù hợp là điều bắt buộc. Do đó, việc đánh giá nhà cung cấp là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định.

Việc đánh giá nhà cung cấp giúp doanh nghiệp nắm được tình hình hiện tại cũng như dự báo trước tương lai các vấn đề có thể gặp phải trong chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Từ đó, nhà quản lý chủ động đưa ra các quyết định và giải pháp kịp thời để không làm gián đoạn nguồn cung, giảm thiểu tối đa các rủi ro.

Đánh giá nhà cung cấp – hoạt động cần thiết của doanh nghiệp

Thông qua việc đánh giá nhà cung cấp doanh nghiệp sẽ có thông tin danh sách các nhà cung cấp tiềm năng cũng như đánh giá sự phù hợp của các nhà cung cấp hiện tại.

  • Đối với các nhà cung cấp tiềm năng: Khi nắm thông tin các nhà cung cấp tiềm năng, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất, sau đó tiến hành liên hệ và đàm phán, thỏa thuận về các điều kiện phù hợp. Nếu đôi bên cùng đồng ý hợp tác, hãy tiến tới ký kết hợp đồng.
  • Đối với các nhà cung cấp hiện tại: Đánh giá lại hiệu quả và sự phù hợp của nhà cung cấp hiện tại với định hướng của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và tương lai. Xác định những rủi ro tiềm ẩn từ nhà cung cấp hiện tại để tìm phương án thay thế kịp thời.

Tóm lại, việc đánh giá các nhà cung cấp giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm nhà cung cấp mới và kích thích các nhà cung cấp hiện tại cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm của họ.

3. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Việc đánh giá giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng. Sau đây, ATALINK xin đưa ra một số tiêu chí quan trọng liên quan đến nhà cung cấp.

3.1. Năng lực

Khi đánh giá năng lực nhà cung cấp, doanh nghiệp cần quan tâm yếu tố chính sau:

  • Năng lực sản xuất và khả năng hỗ trợ cơ sở vật chất, dịch vụ
  • Năng lực nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tối đa đối với các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ tại thời điểm hiện tại và kế hoạch mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong tương lai
  • Những thiết bị, công nghệ được sử dụng để tăng năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm

3.2. Quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường một cách chặt chẽ sẽ góp phần tạo ra sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ được nâng lên, thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ bền vững hơn.

Quản lý môi trường là tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung cấp

Các yếu tố đánh giá nhà cung cấp liên quan đến vấn đề môi trường có thể kể đến:

  • Trách nhiệm quản lý môi trường có được giao cho bộ phận quản lý cụ thể hay không
  • Sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc an toàn, bền vững hoặc có những chương trình dán nhãn liên quan đến môi trường
  • Chi phí vòng đời sản phẩm của nhà cung cấp là bao nhiêu
  • Những công nghệ, thiết bị nhằm giảm thiểu, thải bỏ và tái chế chất thải
  • Sản phẩm, dịch vụ sẽ tiết kiệm nguồn năng lượng nào
  • Có quy trình nào để kiểm soát các chất nguy hiểm hay không

3.3. Hiệu suất nhà cung cấp

Hiệu suất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà cung cấp cần đảm bảo độ uy tín về thời gian và số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Để xác định được điều này, doanh nghiệp có thể thẩm định thông qua các hợp đồng hiện tại của nhà cung cấp thông qua một số thông tin sau:

  • Xác định khách hàng chính của nhà cung cấp
  • Thiết lập thông tin tranh chấp hợp đồng trong quá khứ và hiện tại
  • Thiết lập mức độ các khiếu nại được giải quyết liên quan đến việc không thực hiện hợp đồng
  • Xác định các nguồn dữ liệu lưu giữ các kết quả đầu ra của phương tiện truyền thông trước đây
  • Xác định các chỉ số hiệu suất chính [KPI] có liên quan cụ thể đến hợp đồng của người mua.

3.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự chính

Cơ cấu tổ chức và nhân sự chính là yếu tố cốt yếu giúp nhà cung cấp vận hành và hoạt động, quan hệ với doanh nghiệp nên đây được xem là một trong những tiêu chí quan trọng cần lưu tâm.

Doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố sau:

  • Cơ cấu tổ chức
  • Cấu trúc nhân sự và báo cáo công nợ
  • Địa chỉ hoạt động kinh doanh
  • Nhân sự chủ chốt sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng và cơ sở hoạt động của họ

3.5. Một số tiêu chuẩn khác:

Ngoài các tiêu chí được nhắc đến phía trên, việc đánh giá nhà cung cấp còn dựa vào các yếu tố khác như:

Tài chính

Sự ổn định về mặt tài chính sẽ xác định nhà cung cấp có phải là đối tác đáng tin cậy hay không và việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ liên tục và không bị gián đoạn do những ảnh hưởng từ rủi ro tài chính gây ra.

Cần xem xét yếu tố tài chính của nhà cung cấp

Thanh toán

Điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các vấn đề chi phí. Với điều khoản thanh toán thỏa thuận một lần khi nhận hàng sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi mua hàng công nợ và chia thành nhiều đợt thanh toán.

Dịch vụ khách hàng

Đánh giá dịch vụ khách hàng nhà cung ứng giúp doanh nghiệp hiểu được phần nào sự chuyên nghiệp, chu đáo và tinh thần của nhà cung cấp.

  • Thời gian giao hàng: Giám sát thời gian giao hàng của nhà cung cấp sẽ giúp bạn đánh giá chính xác năng lực và mức độ tin cậy của họ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp lựa chọn được đơn vị cung ứng phù hợp.
  • Chính sách bảo hành: Doanh nghiệp cần xem xét thật kỹ các chính sách bảo hành sản phẩm mà nhà cung cấp đưa ra để quyết định. Bởi trong quá trình sử dụng sản phẩm có thể phát sinh những sự cố về hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp…ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp.
  • Chăm sóc khách hàng: Trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ có những vấn đề, sự cố phát sinh cần nhà cung cấp giải đáp, hướng dẫn, đổi trả sản phẩm. Hãy cân nhắc, xem xét cách nhà cung cấp giải đáp các thắc mắc và thời gian giải quyết có như kỳ vọng của doanh nghiệp hay không, sau đó hãy đưa ra quyết định.

Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp không thể tránh khỏi tình trạng hư hỏng, dập vỡ. Doanh nghiệp cần theo dõi số lượng sản phẩm bị hư hỏng khi giao đến hoặc hàng hóa trong khi bán là bao nhiêu để từ đó có thể đánh giá nhà cung cấp chính xác hơn. Các tỷ lệ doanh nghiệp cần lưu ý sau đây:

  • Tỷ lệ sản phẩm hư hỏng trên mỗi đơn hàng
  • Số lượng đơn hư hỏng trên tổng đơn hàng của một kỳ
  • Giá trị sản phẩm hư hỏng và tổng giá trị hàng hóa

Từ các số liệu này doanh nghiệp có thể đánh giá đơn vị nào cung cấp sản phẩm chất lượng, ổn định nhất để hợp tác lâu dài.

4. Đánh giá nhà cung cấp trong nền công nghiệp 4.0

Trong thời đại công nghiệp 4.0, năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị.

Các nền tảng ứng dụng quản lý hiện đại được vận hành trên mạng máy tính kết nối internet toàn cầu và điện toán đám mây cho phép kết nối tích hợp thông tin xuyên suốt toàn bộ của doanh nghiệp bất kể quy mô nhỏ hay lớn, giúp doanh nghiệp thay thế nhiều hệ thống thông tin rời rạc bằng một hệ thống duy nhất, dễ dàng hơn trong việc phân tích, đánh giá nhà cung cấp và đưa ra lựa chọn phụ hợp.

Việc đánh giá nhà cung cấp trong thời đại công nghiệp 4.0 vừa nhanh chóng, thuận tiện giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, chất lượng sản phẩm được đảm bảo từ phía nhà cung cấp, mang đến những lợi ích lâu dài trong việc vận hành doanh nghiệp.

5. Tổng kết

Qua bài chia sẻ trên, chúng tôi tin rằng Quý doanh nghiệp đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc đánh giá nhà cung cấp và một số tiêu chí đánh giá cụ thể. Điều này giúp đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng đến khách hàng, giảm chi phí đầu vào, nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín để hợp tác, hãy đến với Công ty Cổ phần công nghệ ATALINK. ATALINK là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp quản trị chuỗi cung ứng trên tảng công nghệ điện toán đám mây, ra đời với sứ mệnh tạo nền tảng kết nối giao thương và nâng cao giá trị cho nền kinh tế Việt Nam, hướng đến tích hợp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

ATALINK – Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B

ATALINK giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động mua hàng của doanh nghiệp bạn với những tính năng vượt trội như:

Chủ Đề