Chứng chỉ tin học cho công chức

Trình độ ngoại ngữ chỉ cần phù hợp với yêu cầu công việc

Theo Bộ Nội vụ, trước đây, tại Thông tư 11/2014, quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 đến bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam kèm chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Các ngạch công chức văn thư phải có chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 3 đến bậc 1 [hoặc tương đương] và chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Tuy nhiên, tại Thông tư 02/2021, có hiệu lực từ ngày 1.8.2021, một điểm đáng chú ý, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư.

Thay vào đó, thông tư yêu cầu công chức hành chính có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ phù hợp tùy theo yêu cầu trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngạch.

Quy định mã số, mức lương đối với công chức hành chính

Cũng từ ngày 1.8, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và xếp lương công chức hành chính sẽ thay đổi theo quy định mới của Bộ Nội vụ.

Theo đó, ngoài tiêu chuẩn chung về phẩm chất, công chức thuộc các ngạch khác nhau cũng phải đảm bảo chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn riêng.

Cụ thể, việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 02 phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.

Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.

Về xếp lương, đối với ngạch chuyên viên cao cấp mã số 01.001, hệ số từ 6,2 - 8,0, lương từ 9,238 - 11,92 triệu đồng.

Chuyên viên chính, mã số 01.002, hệ số lương từ 4,4 - 6,78, mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng.

Chuyên viên, mã số 01.002, hệ số từ 2,34 - 4,98, mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng.

Cán sự, mã số 01.004, hệ số từ 2,1 - 4,89, mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng.

Nhân viên, mã số 01.005, hệ số từ 1,86 - 4,06, mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng.

Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cán bộ, nhân viên thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1.8.

Thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự được tính xét nâng lương

Từ 15.8, Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ có hiệu lực.

Thông tư bổ sung trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, đó là thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo luật Nghĩa vụ quân sự.

Đồng thời, thông tư cũng bổ sung thêm một số khoảng thời gian không tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: thời gian đào ngũ; thời gian thử thách khi hưởng án treo; thời gian nghỉ công tác chờ tuổi nghỉ hưu.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức cũng được thay đổi từ ngày 15.8.2021.

Theo đó, cán bộ, công chức được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên sẽ được nâng bậc lương thường xuyên [trước đây là “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực” cũng thuộc diện được nâng bậc lương].

Tin liên quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [theo Công văn số 3845/VPCP-TCCV] về việc rà soát, cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã trình và Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

  • Đề xuất bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

  • Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong các thông tư về tiêu chuẩn là phù hợp, đúng đắn

  • Sẽ giảm thiểu quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức

Bộ ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 02/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Để bảo đảm đồng bộ trong việc triển khai thực hiện chủ trương nêu trên, Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi các Bộ Tư pháp, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông, cùng Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý.

Trong đó lưu ý, về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, đối với các ngạch công chức chuyên ngành, đề nghị quy định chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch tương ứng theo quy định khoản 3 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

Đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một chuyên ngành, Bộ Nội vụ đề nghị quy định chung một chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành [không chia theo hạng chức danh nghề nghiệp như trước đây] hoặc chứng chỉ hành nghề [nếu có] theo quy định tại khoản 4 Điều 17, khoản 2 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

Về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học, Bộ Nội vụ đề nghị không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức. Các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu, quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Trường hợp trong tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có sự thay đổi về trình độ đào tạo dẫn đến thay đổi về việc xếp lương, Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu hướng dẫn cách chuyển xếp lương từ ngạch, chức danh [cũ] sang ngạch, chức danh quy định tại Thông tư [mới] tương ứng, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tiễn khi tổ chức thực hiện.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị các Bộ khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thành trước ngày 31/12/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chu Thanh Vân [TTXVN]

Cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Ngày 10/6, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các bộ trong quá trình thực hiện việc rà soát, cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ,
  • chứng chỉ tin học,
  • chứng chỉ bồi dưỡng,

Video liên quan

Chủ Đề