Chứng minh thư sau bao lâu thì hết hạn

Hỏi: Chứng minh nhân dân 9 số của tôi đã quá hạn 15 năm, hiện nay, tôi muốn đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân thì có bị xử phạt hành chính không? Nếu bị xử phạt thì quy định tại văn bản nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 2, Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ quy định về Chứng minh nhân dân thì Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về  Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân :

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a] Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b] Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

….”

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân…”

Như vậy, trường hợp Chứng minh nhân dân của công dân đã quá hạn 15 năm, khi làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân hoặc đổi sang thẻ Căn cước công dân [nếu địa phương công dân đăng ký thường trú đã triển khai việc cấp thẻ Căn cước công dân] thì công dân sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Huế

Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu? Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân được quy định ra sao? Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?

Theo quy định nêu trên, chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng trong 15 năm.

Đối với trường hợp CMND hết thời hạn, công dân tiến hành:

  • Thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với các tỉnh thành đã cấp CCCD.
  • Thực hiện đổi CMND mới đối với những tỉnh/thành phố chưa cấp CCCD.

Chứng minh nhân dân công chứng có thời hạn bao lâu?

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 không có bất quy định về thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.

Như vậy, về nguyên tắc thì Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch và không hạn chế thời hạn. Tuy nhiên, vì chứng minh nhân dân chỉ có hiệu lực trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp, do đó thời hạn sử dụng của bản sao cũng sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng chứng minh gốc.

Có bắt buộc phải đổi CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chip không?

Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ CCCD gồm:

– Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
  • Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CMND 9 số trước ngày 23/01/2021 thì thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Đồng nghĩa công dân không phải bắt buộc đổi thẻ CCCD mã vạch, CMND 9 số đang còn thời hạn sử dụng sang thẻ CCCD gắn chip.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch xây dựng; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chứng minh nhân dân làm lấy liền được không?

Việc làm chứng minh thì không thể lấy liền được mà tùy từng khu vực mà việc giải quyết có thể nhanh hay chậm. Cụ thể:– Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;– Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

– Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Chứng minh nhân dân hết hạn không đổi có sao không?

Chính phủ vừa có Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự, trong đó hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề