Chương trình đào tạo Khoa học vật liệu

1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Vật liệu tiên tiến được thiết kế, chế tạo để thể hiện những tính năng đặc biệt, mà vật liệu truyền thống chưa thể đáp ứng được. Hiện nay, các vật liệu tiên tiến đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống từ chăm sóc sức khoẻ [vật liệu dẫn thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm]; xử lý môi trường [vật liệu lọc nước, vật liệu nhận biết chất độc hữu cơ trong thực phẩm]; chuyển hoá và tích trữ năng lượng [pin mặt trời, pin lithium, đèn LED] tới điện tử và truyền thông [chip xử lý, màn hình thông minh, sợi quang, laser]. Gần đây, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nano, việc chế tạo và kiểm soát vật liệu ở kích siêu nhỏ đã trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện phát triển nhiều ứng dụng vật liệu trong mọi lĩnh vực, thể hiện tầm quan trọng vô cùng to lớn của vật liệu công nghệ nano trong tương lai. Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong các ngành công nghiệp vật liệu, chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano tại USTH được thiết kế nhằm cung cấp cho người học nền tảng kiến thức cơ sở vững chắc về khoa học vật liệu và công nghệ nano. Các môn học cung cấp kiến thức từ cấu trúc vật liệu, các phương pháp chế tạo vật liệu nano đến các phương pháp đang được sử dụng để xác định cấu trúc và tính chất của vật liệu. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm, đồng thời có cơ hội tham gia dự án nghiên cứu cùng giảng viên và thực tập tại các trường đại học/viện nghiên cứu cũng như công ty công nghiệp để rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, thông qua các hoạt động học tập đa dạng, sinh viên được trau dồi các kỹ năng mềm quan trọng để tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế như: sử dụng thành thạo tiếng Anh trong làm việc, kỹ năng tra cứu thông tin, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý dự án…

2. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiến tiến và Công nghệ nano gồm 180 tín chỉ được thực hiện trong 03 năm học:

  • Năm học đại cương bao gồm các môn học đại cương chung dành cho sinh viên tất cả các ngành [60 tín chỉ]. Nội dung chương trình xem chi tiết tại đây
  •  Năm thứ 2 và năm thứ 3 học chuyên ngành [120 tín chỉ]. 

Vào năm thứ 3, sinh viên sẽ có thời gian thực tập tốt nghiệp trong khoảng 3 – 6 tháng tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp tại Việt Nam, Pháp, Canada, Đài Loan.…Sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano có nhiều cơ hội nhận được học bổng trao đổi, thực tập, trợ cấp sinh hoạt phí hay trợ cấp chi phí đi lại từ các giáo sư hướng dẫn, các quỹ trong nước và quốc tế cũng như từ USTH.

CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH CHI TIẾT DỰ KIẾN 


 

3. ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Ban hành theo Quyết định số 130/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 02 tháng 06 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây. 


 

4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano tại USTH có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng [sản xuất pin mặt trời, pin và ắc quy, đèn LED]; chăm sóc sức khoẻ [sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm]; môi trường [vật liệu lọc nước, phát triển kit phân tích nhanh chất độc trong thực phẩm]; điện tử, composites, mực in thông minh… Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như trợ lý, kỹ thuật viên nghiên cứu, phân tích chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các vị trí quản lý trong dây chuyền sản xuất; chuyên viên tư vấn phát triển công nghệ, giới thiệu sản phẩm… Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục học tiếp chương trình thạc sĩ cấp bằng Pháp tại USTH hoặc xin học bổng học tiếp tại Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc…


5. THÔNG TIN LIÊN HỆ

-Về chương trình đào tạo: 

 Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano   Tel.: [+84-24] 32 12 11 62

 Email: 

 Địa chỉ: Phòng 304, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

- Về tuyển sinh 

Phòng Quản lý Đào tạo  Tel: 0247 772 7748 

Email:  


Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

                             
Tìm hiểu thêm: 

 “Vòng quanh thế giới” thăm cựu sinh viên ngành Công nghệ nano


Rộng mở triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ Nano
Sinh viên khoa Nano bật mí bí kíp săn học bổng Tiến sĩ danh giá của Pháp
Nano - vật chất nhỏ chứa hoài bão lớn

Mọi thứ trong cuộc sống xoay quanh chúng ta đều cấu tạo từ các loại vật liệu. Việc liên tục nghiên cứu để tìm ra những loại vật liệu bền, chắc, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu [tiếng Anh là Materials Science] là ngành học cung cấp các kiến thức về vật liệu nano, vật liệu bán dẫn, từ tính, quang học… nhằm phục vụ các vấn đề nghiên cứu công nghệ vật liệu và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu ngoài việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Lý sinh ra còn có những kỹ năng mềm để phát triển năng lực sáng tạo, phát triển, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức… là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật liệu.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu

Có những trường nào đào tạo ngành Khoa học vật liệu?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học vật liệu cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học vật liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.25 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Khoa học vật liệu

Với các trường đại học phía trên, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Khoa học vật liệu theo những khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • Và một số khối ít được sử dụng khác như A02, C01 và D07

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Các bạn nếu quan tâm tới các môn học ngành Khoa học vật liệu có thể theo dõi chi tiết trong chương trình đào tạo ngành Khoa học Vật liệu trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1 [Tiếng Anh B1/Tiếng Pháp B1/Tiếng Trung B1]
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn, bao gồm:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học Trái đất và sự sống
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotics
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1, 2
Xác suất thống kê
Học phần tự chọn, bao gồm:
Hóa học đại cương
Vật lý Môi trường
Lập trình C
Lập trình Matlab
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Toán cho vật lý
Cơ học
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
Điện và từ học
Quang học
Cơ học lượng tử
Thực hành Vật lý đại cương 1, 2, 3
Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Tiếng Anh chuyên ngành
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kỹ thuật điện tử
Cấu trúc phổ
IV. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Vật lý hạt nhân và nguyên tử
Cơ học lý thuyết
Điện động lực học
Khoa học vật liệu đại cương
Vật lý thống kê
Vật lý tính toán
Các phương pháp thực nghiệm trong Khoa học vật liệu
Vật lý chất rắn 1
Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu
Thực tập thực tế
Kỹ thuật đo lường và xử lý tín liệu
Học phần tự chọn, bao gồm:
Các học phần chuyên sâu về Từ học và siêu dẫn
Từ học và vật liệu từ
Vật lý màng mỏng
Vật lý siêu dẫn và ứng dụng
Các phép đo từ
Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp
Vật liệu vô định hình
Vật liệu từ liên kim loại
Các học phần chuyên sâu về Vật liệu Bán dẫn
Vật lý bán dẫn
Vật lý màng mỏng
Thực tập chuyên ngành Vật lý bán dẫn
Vật liệu và công nghệ bán dẫn
Quang bán dẫn
Vật lý linh kiện bán dẫn
Quang điện tử và quang tử
Cảm biến và ứng dụng
Linh kiện bán dẫn chuyển đổi năng lượng
Các học phần chuyên sâu về Tính toán trong Khoa học Vật liệu và Vật lý Y sinh
Khoa học Vật liệu tính toán
Vật lý màng mỏng
Vật lý chất rắn 2
Thực tập chuyên ngành Khoa học vật liệu tính toán
Lập trình nâng cao
Phương pháp Toán – lý
Phương pháp Monte Carlo
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học
Mở đầu Vật liệu mềm
Mở đầu về Vật lý Sinh học
Môn học định hướng nghề nghiệp [Không tính tín chỉ]
Vật lý các quá trình chuyển hoá năng lượng xanh
Năng lượng xanh và vật liệu tiên tiến
Kỹ năng thuyết trình
Vật liệu mềm
Vật liệu y sinh
Máy tính lượng tử
Điện tử Công nghiệp
Lập trình LabVIEW
Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
    Hoặc
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
 Vật lý hiện đại
 Vật lý của vật chất

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Khoa học vật liệu sau khi tốt nghiệp có thể tự tin và thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu vật liệu, Viện Vật lý
  • Giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực Khoa học vật liệu
  • Tham gia công tác quản lý và phát triển trong các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp về Khoa học vật liệu
  • Chuyên gia thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình chế tạo vật liệu
  • Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực khoa học vật liệu tại các tập đoàn Panasonic, Samsung, LG, Viettel

Mức lương ngành Khoa học vật liệu

Theo thống kê, mức lương bình quân ngành Khoa học vật liệu trên thế giới là khoảng 50.000$/năm tương ứng với ~ 4200$/tháng [khoảng 96 triệu đồng]. Tại Việt Nam có thể con số này sẽ nhỏ đi đôi chút.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì vui lòng đặt câu hỏi và gửi tới fanpage của chúng mình để được tư vấn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề