Chuyên De dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Toán THCS

Chuyên đề: Dạy tiết luyện tập môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS của tổ Toán - Lý - Tin

Đọc bài Lưu

II. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Tiết luyện tập Toán ở cấp THCS có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ ở chỗ nó chiếm một tỷ lệ cao về số tiết học mà điều chủ yếu là: Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn trong tiết luyện tập học sinh có điều kiện để thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này. Luyện tập là lặp đi lặp lại những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch. Luyện tập là một hình thức vận dụng những kiến thức đã học vào những vấn đề cụ thể, vào thực tế, vào các vấn đề mới. Trong nhiều trường hợp, giải bài toán trong tiết luyện tập là một hình thức tốt để dẫn dắt học sinh tự mình đi đến kiến thức mới. Vì thế qua tiết luyện tập học sinh được nâng cao tính độc lập sáng tạo, hiểu bài sâu hơn, chắc hơn, năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ phát triển tốt hơn. Việc giải các bài toán trong tiết luyện tập là một hình thức tốt nhất để giáo viên kiểm tra học sinh và học sinh tự kiểm tra về năng lực, về mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học.

Thực tế cho thấy đa số học sinh có suy nghĩ tiết luyện tập không quan trọng như tiết học lý thuyết. Qua giảng dạy nhiều năm cho thấy một bộ phận không nhỏ học sinh không nắm chắc lý thuyết nên việc làm bài tập hết sức khó khăn, không được luyện nhiều bài tập nên không khắc sâu được lí thuyết. Về phía giáo viên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy loại tiết học này. Do không nắm được phương pháp thể hiện tiết luyện tập hay nội dung bài soạn còn thiếu sót chưa đủ nội dung cần dạy trong tiết luyện tập nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.

Chính vì các lý do trên tổ chúng tôi chọn chuyên đề: Dạy tiết luyện tập môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS

  1. TÊN CHUYÊN ĐỀ

Dạy tiết luyện tập môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS

II. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Tiết luyện tập Toán ở cấp THCS có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ ở chỗ nó chiếm một tỷ lệ cao về số tiết học mà điều chủ yếu là: Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn trong tiết luyện tập học sinh có điều kiện để thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này. Luyện tập là lặp đi lặp lại những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch. Luyện tập là một hình thức vận dụng những kiến thức đã học vào những vấn đề cụ thể, vào thực tế, vào các vấn đề mới. Trong nhiều trường hợp, giải bài toán trong tiết luyện tập là một hình thức tốt để dẫn dắt học sinh tự mình đi đến kiến thức mới. Vì thế qua tiết luyện tập học sinh được nâng cao tính độc lập sáng tạo, hiểu bài sâu hơn, chắc hơn, năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ phát triển tốt hơn. Việc giải các bài toán trong tiết luyện tập là một hình thức tốt nhất để giáo viên kiểm tra học sinh và học sinh tự kiểm tra về năng lực, về mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học.

Thực tế cho thấy đa số học sinh có suy nghĩ tiết luyện tập không quan trọng như tiết học lý thuyết. Qua giảng dạy nhiều năm cho thấy một bộ phận không nhỏ học sinh không nắm chắc lý thuyết nên việc làm bài tập hết sức khó khăn, không được luyện nhiều bài tập nên không khắc sâu được lí thuyết. Về phía giáo viên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy loại tiết học này. Do không nắm được phương pháp thể hiện tiết luyện tập hay nội dung bài soạn còn thiếu sót chưa đủ nội dung cần dạy trong tiết luyện tập nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.

Chính vì các lý do trên tổ chúng tôi chọn chuyên đề: Dạy tiết luyện tập môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS

III. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Hoàn thiện, nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số hệ thống bài tập [gồm các bài tập trong SGK, SBT hoặc các BT GV tự biên soạn] đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp.

- Rèn cho học sinh các kỹ năng giải toán , hình thành thuật toán dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của một lớp học thông qua một hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc một chuyên đề về các bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. Thực chất là vận dụng lý thuyết để giải hệ thống bài tập nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết cho học sinh mà các kỹ năng này được dùng nhiều trong bài tập và thực tiễn.

- Thông qua nội dung và phương pháp của tiết học rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động sáng tạo trong phương pháp tư duy và các thao tác cần thiết.

- Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học và đặc điểm của phân môn học [Số học, Đại số, Hình học] mà trong từng tiết luyện tập nổi lên yêu cầu trọng tâm riêng.

IV. NỘI DUNG

1] Cấu trúc về nội dung của tiết luyện tập

- Tiết luyện tập có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau tuỳ theo chủ ý của mỗi người. Có 2 phương án cơ bản:

a] Phương án 1

Trước hết nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học [Định nghĩa, định lý, quy tắc, công thức, nguyên tắc giải toán,], sau đó mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực cụ thể [Thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học]. Việc kiểm tra có thể có nhiều hình thức.

Sau đó cho học sinh trình bày lời giải các bài đã làm ở nhà mà giáo viên đã quy định nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong giải toán của học sinh, kiểm tra kỹ năng giải toán , cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của học sinh.

Tiếp theo cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Sau khi học sinh đã nhận xét bài làm của bạn giáo viên cần chốt lại các vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau:

+ Khẳng định chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để động viên kịp thời.

+ Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm .

+ Đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn [nếu có thể được].

Cuối cùng cho học sinh làm một số bài tập mới [Có trong hệ thống bài tập của các tiết luyện tập mà học sinh chưa làm hoặc giáo viên tự biên soạn] nhằm đạt được một số yêu cầu sau:

- Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng [hoặc sâu hơn] mà giáo viên đưa ra trong tiết luyện tập .

- Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ : Tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính linh hoạt sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy.

- Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập có tính chất thực tế.

- Thông qua bài tập hình thành phương pháp giải các dạng toán cụ thể [Hình thành thuật toán]

- Chú ý có những bài tập giải mẫu, và có những bài tập chỉ gợi ý phương hướng giải vắn tắt hoặc lợi dụng các kết quả của bài làm ở trên để giải quyết.

b] Phương án 2

Trước hết cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã cho làm ở nhà để kiểm tra xem học sinh hiểu lý thuyết đến đâu? Kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải toán như thế nào? Học sinh đã mắc những sai lầm nào? Các sai lầm thường mắc phải? Cách trình bày diễn đạt lời giải một bài toán bằng ngôn ngữ toán học như thế nào? Thực chất đây là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của học sinh một cách toàn diện về môn Toán cụ thể là tiết học Toán vừa qua.

Trên cơ sở đã nắm vững những thông tin về các vấn đề nói ở trên giáo viên cần phải chốt lại các vấn đề có tính chất trọng tâm:

- Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu nên không vận dụng tốt vào việc giải các bài tập toán.

- Chỉ ra những sai sót của học sinh nhất là các sai sót thường mắc phải của học sinh mà giáo viên tích luỹ được qua quá trình dạy học.

- Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày diễn đạt bằng lời nói, bằng ngôn ngữ Toán học, bằng ký hiệu Toán học....

Sau đó cho học sinh làm một số bài tập mới [Trong hệ thống bài tập luyện tập mà giáo viên tự biên soạn] nhằm đạt được các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện lý thuyết. Khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải.

- Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ : Tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, tính linh hoạt sáng tạo khi giải toán.

- Rèn một vài thuật toán cơ bản mà yêu cầu học sinh phải ghi nhớ trong quá trình học tập.

- Rèn luyện cách phân tích nội dung bài toán để tìm phương hướng giải quyết bài toán . Các bước tiến hành giải toán .

- Rèn luyện cách trình bày lời giải một bài toán bằng văn viết ...

* Mỗi phương án đều có 3 phần chủ yếu là :

+ Hoàn thiện lý thuyết .

+ Rèn kỹ năng thực hành.

+ Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

2] Quy trình soạn bài và thực hiện tiết luyện tập toán trên lớp.

a] Nghiên cứu tài liệu

- Trước hết phải nghiên cứu phần lý thuyết đã học mà học sinh được học . Trong các nội dung lý thuyết phải xác định rõ ràng phần kiến thức cơ bản và trọng tâm. Kiến thức nâng cao mở rộng cho phép .

Bước tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT toán theo yêu cầu sau và tự mình phải giải quyết được các yêu cầu này:

- Cách giải từng bài toán như thế nào?

- Có thể giải bài toán này bằng cách nào?

- Cách giải nào là cách giải thường gặp? Cách giải nào là cơ bản?

- Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì?

- Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào?

Cuối cùng là nghiên cứu sách tham khảo.

b] Nội dung bài soạn

* Nội dung bài soạn [hay nội dung của giáo án] phải thể hiện được các mục chủ yếu sau đây:

a] Mục tiêu của tiết luyện tập.

b] Cấu trúc của tiết luyện tập.

- Chữa các bài tập đã ra ở kỳ trước .

+ Số lượng bài tập. Dự kiến thời gian.

+ Chốt lại các vấn đề gì qua các bài tập này [Về lý thuyết, về thuật toán, điểm cần ghi nhớ].

- Cho học sinh làm bài mới [Chọn lọc trong SGK, SBT hoặc do giáo viên tự biên soạn]

+ Số lượng bài tập. Dự kiến thời gian.

+ Chốt lại các vấn đề gì sau khi học sinh làm các bài toán này.

- Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết luyện tập.

+ Hệ thống các bài tập cho về nhà làm [ Trong SGK, SBT hoặc do giáo viên tự biên soạn]

+ Hướng dẫn các bài tập về nhà.

+ Nêu yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau.

3. Áp dụng cụ thể đối với các tiết luyện tập trong chương trình môn Toán THCS.

- Dạy thể nghiệm 2 tiết:

+ Số học 6: Tiết 23. Luyện tập [Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9].

+ Hình học 8: Tiết 16. Luyện tập [Hình chữ nhật]

4] Giải pháp

a] Đối với giáo viên

- Đầu tư thời gian cho việc soạn bài

+ Nghiên cứu kỹ SGK, SBT đọc tài liệu tham khảo .

+ Chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học một cách chu đáo.

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi chính xác phù hợp với các đối tượng học sinh.

- Giáo viên cần phải tạo cho học sinh có một động cơ ham muốn khám phá cách giải mới, một phát hiện mới trong tiết luyện tập hình học. Đây là biện pháp cần thiết tạo nên tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập cho học sinh.

- Dạy học sinh tìm đường lối để giải bài toán chứ ko giải bài toán cho học sinh.

- Tác động đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp bằng các câu hỏi và bài tập hợp lí sao cho tất cả học sinh đều tích cực suy nghĩ, tích cực trả lời. Chú ý chọn lọc để nội dung đ­ược tinh giản và kết hợp với ph­ương pháp sáng tạo sao cho học sinh không cảm thấy nặng nề khi học tiết luyện tập.

- Hình thành cho học sinh các thuật toán, giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức vào bài tập.

b] Đối với học sinh

- Nghiêm túc trong việc củng cố kiến thức và tiếp thu kiến thức mở rộng.

- Ghi nhớ kiến thức trọng tâm, cách giải các dạng toán cụ thể, rèn luyện kỹ năng giải toán.

- Chú ý đến các sai lầm thường mắc phải.

- Chịu khó làm bài tập về nhà.

KẾT LUẬN

Để có kiến thức bộ môn toán vững chắc cần phải có thời gian dài nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò. Kết quả phản ánh ở việc áp dụng lý thuyết vào giải các bài tập trong SGK và vào các bài toán thực tiễn .

Một tiết luyện tập theo hướng "tích cực hoá" phải bộc lộ được các đặc trưng sau:

- Tiết luyện tập không phải là tiết chữa bài tập.

- Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán .

- Lượng bài tập vừa phải để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán .

- Các bài tập sắp xếp thành chùm có liên quan với nhau .

- Trong tiết luyện tập phải có những bài giải mang tính chất bài giải mẫu, có những bài chỉ giải vắn tắt. Chú ý vận dụng các kết quả của bài tập trước vào bài tập sau nếu có thể được.

- Học sinh có thời gian làm quen với bài toán , cùng nghiên cứu tìm tòi lời giải toán và để học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khoá của lời giải.

- Sau tiết luyện tập học sinh được củng cố khắc sâu lý thuyết, các kiến thức trọng tâm và được rèn luyện kỹ năng giải toán.

Với một số giải pháp trên, tôi thấy các em học tiết luyện tập đạt hiệu quả, các em đã có kỹ năng phân tích bài toán, kĩ năng tìm tòi lời giải, kỹ năng trình bày lời giải cũng như tìm thêm cách giải khác.

Nhưng để nâng cao hiệu quả hơn nữa ngoài những giải pháp trên giáo viên cần chú trọng việc học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp cũng như ở các phương tiện thông tin khác, khi dạy một số tiết luyện tập giáo viên nên sử dụng bài giảng điện tử nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh. Giáo viên cũng chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh có ý thức tự giác trong học tập như học bài và làm bài trước khi đến lớp, cần xem lại những dạng toán đã học ở trên lớp để nắm được phương pháp và kĩ năng giải toán. Đối với học sinh khá giỏi ngoài những bài tập ở trong SGK nên tham khảo thêm các tài liệu khác. Phát huy hơn nữa tình thần tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém.

Việc dạy học là một quá trình phức tạp và đầy khó khăn đòi hỏi ngư­ời giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn tìm ra hư­ớng đi đúng đắn cho quá trình dạy học của bản thân, biết kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm mà các thế hệ đi trư­ớc đã truyền lại. Bên cạnh đó đòi hỏi học sinh phải hợp tác một cách tích cực thì nhiệm vụ mới thành công đ­ược.

Trên đây là một chuyên đề tuy không mới nhưng tổ chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy cũng như học tập tìm hiểu qua các đồng nghiệp đi trước. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.

- Tháng 9: Thảo luận và viết lý thuyết

- Tháng 10: Dạy thể nghiệm 2 tiết

+ Số học 6: Tiết 23. Luyện tập [Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9].

+ Hình học 8: Tiết 16. Luyện tập [Hình chữ nhật]

Đánh giá, rút kinh nghiệm phần lý thuyết và tiết dạy

- Từ tháng 11 trở đi áp dụng những mặt tốt của chuyên đề vào các tiết dạy Luyện tập ở các lớp.

TT CHUYÊN MÔN

Ngô Thị Kim Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề