Một số biện pháp rèn kĩ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo mô hình trường học mới việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.35 MB, 19 trang ]

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, Trường Tiểu học Đông Hải I áp dụng mô
hình dạy học mới có tên gọi: “ Mô hình trường học mới Việt Nam”. Qua nhiều
năm thực hiện, nhà trường đã được đánh giá là thực hiện khá thành công mô
hình trường học mới. Mô hình trường học mới Việt Nam là một trong những mô
hình dạy học có nhiều đổi mới so với chương trình dạy học hiện hành. Đổi mới
về quan điểm dạy học, đổi mới về hình thức tổ chức, đổi mới về phương pháp
dạy, phương pháp học, đổi mới về môi trường học tập, không gian học tập, đổi
mới tài liệu học tập … Nhìn chung, mô hình trường học mới Việt Nam là mô
hình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Theo quan
điểm dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam, học sinh sẽ học tập bằng
cách tự học có hướng dẫn. Hướng dẫn học tập gồm hướng dẫn của giáo viên và
hướng dẫn của tài liệu hướng dẫn học. Vì cách học mới là tự học nên để giáo
viên thành công trong khi thực hiện dạy – học theo mô hình trường học mới, thì
việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh là quan trọng nhất. Kĩ năng tự học của học
sinh mà tốt sẽ giúp cho các em chủ động hoàn toàn trong quá trình học tập của
bản thân mà không cần chờ đợi nhắc nhở từ người khác. Kĩ năng tự học tốt cũng
giúp các em đẩy nhanh tiến độ học tập tùy vào năng lực học tập của cá nhân mà
không phụ thuộc vào người khác. Đồng thời, kĩ năng tự học tốt sẽ giúp ích cho
việc học tập suốt quãng đời học tập của các em sau này. Chính vì vậy tôi chọn
đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học theo mô hình
trường học mới Việt Nam cho học sinh lớp 2”. Học sinh lớp 2 là đối tượng bắt
đầu tham gia học tập theo mô hình trường học mới nên kĩ năng tự học phải được
hình thành ngay từ khi các em còn học lớp 2.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm cách giúp học sinh lớp 2 có thể tự học được theo hướng dẫn học theo
mô hình trường học mới. Tạo cho học sinh có thói quen chủ động học tập, chủ
động hợp tác, chủ động chia sẻ để đạt được mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ
học tập theo hướng dẫn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:


- Tài liệu hướng dẫn học lớp 2 theo Mô hình trường học mới Việt Nam.
- Học sinh lớp 2C, trường Tiểu học Đông Hải 1.
- Các biện pháp nhằm rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 gồm: Hướng dẫn sử
dụng tài liệu học; Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập; Rèn kĩ năng đọc và đọc
hiểu cho học sinh; Áp dụng quy trình 10 bước học tập linh hoạt theo mô hình
trường học mới Việt Nam; Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết và phương pháp điều tra khảo
sát, thực hành, ứng dụng thực tiễn.

1


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận:
Mô hình dạy học truyền thống qua nhiều năm áp dụng đã cho thấy nhiều
sự lỗi thời nhiều bất cập như: Nặng về truyền thụ kiến thức, ít chú trọng đến
năng lực, phẩm chất người học. Cách dạy – học chủ yếu là thầy giảng giải, nêu
vấn đề, đặt câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm hiểu lĩnh hội kiến thức. Thực hành,
vận dụng chủ yếu là làm theo, bắt trước các dạng bài tập mẫu, luyện nhiều thành
quen. Hệ thống bài tập thực hành chủ yếu là kiến thức sách vở, xa rời thực tế.
Mô hình trường học mới đã được áp dụng thành công ở nhiều nước [ Hiện
nay đã có khoảng 22 nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới
áp dụng]. Mô hình trường học mới cũng được Ngân hàng Thế giới và UNESCO
đánh giá là một trong ít mô hình giáo dục phù hợp với điều kiện giáo dục của
nước ta. Mô hình trường học mới đổi mới về nhiều lĩnh vực giáo dục.
- Đổi mới về phương pháp dạy: Vai trò của giáo viên chuyển đổi từ người giảng
giải, truyền thụ kiến thức thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động.
- Đổi mới về phương pháp học: Học sinh không ngồi nghe giáo viên giảng bài
một chiều như trước đây, mà dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân, học


sinh chủ động tự thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng các việc làm cụ thể theo
tài liệu hướng dẫn học hoặc theo hướng dẫn của thầy cô, lắng nghe, trao đổi,
phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn kĩ
năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Thông qua việc tự học, học sinh được rèn
luyện nhiều hơn các kĩ năng tự làm việc, kĩ năng nghe, nói, giao tiếp, ….; Kết
hợp hoạt động học ở lớp và hoạt động học ứng dụng ở nhà. Có nhiều cơ hội để
tham gia, bày tỏ ý kiến, phát huy theo khả năng của từng học sinh. Đặc biệt, học
sinh yếu được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp bạn.
Bên cạnh việc đổi mới về phương pháp dạy, học thì mô hình trường học
mới còn đổi mới về tài liệu, hình thức tổ chức, đổi mới về tổ chức lớp học, đánh
giá học sinh, đổi mới về sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng, …. Trong đó
đổi mới về cách dạy và học là quan trọng nhất.
2. Thực trạng và khó khăn khi thực hiện mô hình.
Trường Tiểu học Đông Hải 1 là một trong những trường thực hiện dạy học
thí điểm Mô hình trường học mới Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Trường đã
thí điểm dạy học mô hình này sang năm thứ năm, có thể nói là sớm và cũng khá
thành công trong việc áp dụng mô hình.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tham gia thí điểm
mô hình, cũng là cốt cán trung ương tham gia nhiều đợt tập huấn từ trung ương
đến địa phương từ năm học 2012 – 2013 đến nay về Mô hình trường học mới và
cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công, đạt được nhiều thành tích xuất sắc
khi thực hiện mô hình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bản thân cũng gặp
không ít khó khăn. Lớp 2 là lớp học đầu tiên học sinh được thực hiện học tập
theo mô hình VNEN. Việc tổ chức lớp học rồi việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập, việc đảm nhiệm các vai trò trong hội đồng tự quản học sinh đều khác xa so
với những gì các em được làm quen ở lớp 1. Khó khăn hơn cả là khả năng đọc
2


và đọc hiểu của các em còn rất khiêm tốn. Tài liệu học biên soạn đã dùng nhiều


năm, nhiều ngữ liệu nội dung không phù hợp với thời điểm hiện tại. Một số ngữ
liệu chưa phù hợp với đặc trưng vùng miền. Còn nhiều hướng dẫn học khó thực
hiện với học sinh lớp 2 và lô gô hướng dẫn học đôi chỗ còn chưa phù hợp với
nội dung kiến thức cần đạt. Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của việc thực
hiện mô hình VNEN. Ngoài ra vẫn còn một số khó khăn khách quan phải kể đến
đó là:
- Học sinh biên chế ở lớp đông.
- Cách học cũ đã quá quen thuộc với học sinh.
- Kinh tế địa phương còn nghèo việc chia sẻ khó khăn với nhà trường mặc dù
đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng còn rất khiêm tốn.
- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự đón nhận việc đổi
mới của nhà trường.
- Dự án thực nghiệm mô hình đã chính thức kết thúc, không còn sự hỗ trợ từ
dự án.
- Nhiều đơn vị thực hiện chưa thành công mô hình tạo nên nhiều ý kiến trái
chiều gây tâm lí hoang mang thiếu tin tưởng vào tính khả thi của mô hình trong
cộng đồng, phụ huynh.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo mô
hình trường học mới Việt Nam.
Sau nhiều năm thực hiện mô hình trường học mới, tôi đã rút ra được một
số kinh nghiệm để rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo theo mô
hình trường học mới Việt Nam như sau:
3.1. Hướng dẫn học sinh làm quen với tài liệu hướng dẫn học
Tài liệu hướng dẫn học chứa đựng nội dung kiến thức cần đạt và các
hướng dẫn cách thực hiện dành cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học
sinh. Tài liệu hướng dẫn học lớp 2 khác xa so với sách giáo khoa. Để học sinh
có thể sử dụng được tài liệu hướng dẫn học thì học sinh phải được làm quen với
tài liệu.
Đầu năm học, việc đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm là giúp học sinh
làm quen với tài liệu học mới. Việc làm quen không thể chỉ diễn ra 1 tiết học hay


một buổi học mà nó diễn ra thường xuyên trong quá trình học tập những tuần
học đầu tiên. Trước khi bước vào tiết học chính giáo viên cần giúp học sinh nắm
được cách sử dụng tài liệu học. Học sinh chỉ thực sự tự học khi các em biết sử
dụng tài liệu hướng dẫn học để học tập.
Quy trình thực hiện hướng dẫn sử dụng tài liệu gồm hướng dẫn sử dụng
các kí hiệu dùng trong tài liệu và hướng dẫn cấu trúc cơ bản của các bài học.
Sau trang đầu tiên là trang hướng dẫn sử dụng các kí hiệu dùng trong sách. Nội
dung của trang hướng dẫn bao gồm các kí hiệu trong sách được sắp xếp như sau:

3


K HIU DNG TRONG SCH
M: Mẫu và ví dụ
***** Chia thời gian theo tiết học
Hoạt động cá nhân
Hoạt động cặp đôi
Hoạt động nhóm
Hoạt động chung cả lớp
Hoạt động với cộng đồng

hng dn phn ny, giỏo viờn cn cú mt hng dn ph bng li vỡ lỳc
ny cú th hc sinh cha t c v lm theo hng dn c.
Ngay tit hc u tiờn ca hc sinh, giỏo viờn dnh ớt phỳt cho hc sinh lm
quen vi ti liu. u tiờn giỏo viờn yờu cu hc sinh quan sỏt tranh v c
thm cỏc chỳ thớch trong tranh ri chia s vi bn bờn cnh nhng iu quan
sỏt v c c. Cui cựng giỏo viờn t chc cho hc sinh chia s trc lp
nhng iu quan sỏt c. Giỏo viờn cn gii thớch thờm v cỏc kớ hiu v lụ gụ
trong hng dn hc sinh ghi nh c. Vic lm quen ny s c nhc li
trong cỏc tit hc sau hoc b sung khi hc sinh cha thnh tho s dng sỏch.


Khi hc sinh ó quen vi cỏc kớ hiu, lụ gụ ri, giỏo viờn cn cho hc sinh
lm quen vi cu trỳc c bn ca tng bi. Cu trỳc ca cỏc bi hc trong ti
liu hng dn hc theo mụ hỡnh trng hc mi Vit Nam u gm cỏc phn
c bn sau:
- Tờn bi.
- Mc tiờu.
- Hot ng c bn.
- Hot ng thc hnh.
- Hot ng ng dng.

4


Cấu trúc trên được áp dụng cho tất cả các môn học và các hoạt động giáo
dục. Ngoài các phần cơ bản trên thì mỗi hoạt động cụ thể lại có các hướng dẫn
cụ thể, phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu bài học.
Giáo viên cho học sinh lật giở nhanh các trang để quan sát nhận ra cấu trúc
của từng bài, những điểm giống và khác nhau về cấu trúc giữa các bài, các môn.
Trên đây là những việc cần làm ngay để giúp học sinh bước đầu biết sử dụng
sách, biết phải đọc và làm theo các hướng dẫn trong sách thì mới học được.
Với cách làm trên, sau tuần học đầu tiên tôi thấy đa số học sinh lớp tôi bước
đầu đã biết tự đọc tài liệu và thực hiện các hướng dẫn trong tài liệu. sang đến
tuần học thứ tư, phần lớn học sinh lớp tôi đẫ thành thạo việc đọc hướng dẫn để
học tập.
Học sinh biết cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học để học tập là rất cần thiết
nhưng để học sinh tự học một cách hiệu quả, dễ dàng thì vấn đề hướng dẫn phù
hợp vô cùng quan trọng. Hướng dẫn trong tài liệu phải cụ thể từng thao tác dù là
thao tác nhỏ nhất như đi lấy phiếu ở góc học tập, hay em đọc cho bạn nghe, ….
Đều phải được thể hiện trong hướng dẫn học. Có như vậy thì học sinh tiểu học
nói chung và học sinh lớp 2 mới làm được. Để tài liệu có thể sử dụng dễ dàng và


phù hợp với học sinh lớp 2 thì giáo viên cần phải điều chỉnh hướng dẫn học.
Kinh nghiệm tiếp theo để giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tự học tập theo hướng
dẫn học của mô hình trường học mới VNEN mà tôi muốn nói đến là kinh
nghiệm về điều chỉnh và bổ sung hướng dẫn học.
3. 2. Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập.
3.2.1 Chuẩn bị tài liệu:
Như chúng ta đã biết, tài liệu hướng dẫn học theo Mô hình VNEN là tài liệu
biên soạn theo hướng mở, theo hướng gợi ý nhằm mục đích có thể áp dụng cho
tất cả các vùng miền. Tài liệu mở để có thể cập nhật những nội dung, những
thông tin phù hợp với thực tiễn thời điểm tổ chức dạy – học, phù hợp với đối
tượng học sinh, phù hợp với đặc trưng, đặc điểm, điều kiện thực tế vùng miền.
Tài liệu mở nhằm phát huy, khuyến khích giáo viên sáng tạo, điều chỉnh, bổ
sung nội dung, phương pháp tổ chức cho học sinh tự học. các gợi ý và ví dụ
trong tài liệu giúp giáo viên định hướng được cách điều chỉnh tài liệu.
Chính những lí do trên, để học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói
riêng có kĩ năng tự học có hướng dẫn thì giáo viên phải điều chỉnh tài liệu
hướng dẫn học. Việc điều chỉnh có thể thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu bài học
Nghiên cứu bài học để bước đầu xác định mục tiêu của bài học, đọc kĩ nội
dung, các hướng dẫn trong tài liệu. Nghiên cứu để biết mục tiêu bài học và nội
dung bài học đã phù hợp chưa? Nội dung bài học có đáp ứng được mục tiêu cần
đạt không? Và ngược lại, với nội dung của bài học đó, mục tiêu cần đạt là đủ,
thừa hay cần bổ sung hoặc sắp xếp lại. Ngoài việc nghiên cứu mục tiêu và nội
dung bài học thì giáo viên cũng cần nghiên cứu các hướng dẫn học đã phù hợp
với từng hoạt động tự học của học sinh chưa? Các hướng dẫn đó đã cụ thể, vừa

5


sức với học sinh chưa?... Việc nghiên cứu bài học đòi hỏi giáo viên phải tư duy


thực sự để chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định vấn đề điều chỉnh bổ sung
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu bài học, giáo viên xác định xem các vấn
đề điều chỉnh bổ sung nằm ở đâu? Mục tiêu, nội dung hay là hướng dẫn học.
Bước 3: Viết điều chỉnh bổ sung
Sau khi đã xác định được các vấn đề điều chỉnh, giáo viên sẽ tiến hành
viết điều chỉnh.
Ví dụ: Tài liệu hướng dẫn học toán 2 tập 1B, bài 26. “Viết các số thành tổng các
trăm, chục đơn vị”, Hoạt động cơ bản 1 có nội dung hướng dẫn như sau:

1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
Em lấy các thẻ số và thẻ dấu như hình dưới đây. Hãy ghép các thẻ thành các
phép tính đúng:
+

10

4

5

9

6
=

+

=


4

Sau khi nghiên cứu bài học, tôi xác định: Mục tiêu hoạt động là nhằm ôn lại
phép cộng có tổng bằng 10, đồng thời khởi động tiết học.
Vấn đề cần điều chỉnh là:
- Lô gô hoạt động và hướng dẫn chưa cụ thể, khó thực hiện với học sinh lớp 2,
gây căng thẳng ngay khi bước vào tiế học.
Từ những xác định trên tôi viết điều chỉnh như sau:
1. Ôn lại các phép cộng có tổng bằng 10

Việc 1: Em nhẩm lại các phép cộng có tổng bằng 10.

Việc 2: Chơi trò chơi “đố bạn”
Em nghĩ ra một số, em hỏi bạn số nào cộng với số em nghĩ ra bằng 10?

6


Bạn trả lời đúng bạn được nghĩ ra một số và đố lại em, bạn trả lời sai, em nêu
đáp án và đố tiếp.
Bước 4. Trao đổi và thống nhất
Sau khi hoàn tất việc viết điều chỉnh giáo viên cần phải thống nhất ý kiến
với khối tổ, tránh việc điều chỉnh ngẫu hứng theo ý kiến cá nhân.
Bước 5: Đối chiếu, rà soát tính hiệu quả trước khi thực hiện.
Bước này giúp giáo viên chắc chắn hơn về ý tưởng của mình.
3.2.2. Chuẩn bị đồ dùng học tập:
Để học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập của mình một cách có hiệu
quả thì việc chuẩn bị đồ dùnghọc tập để đáp ứng đúng về chủng loại, đủ về số
lượng để các em tự sử dụng thì ngoài danh mục đồ dùng có sẵn theo chương
trình hiện hành ra, giáo viên và học sinh trường học mới cần làm thêm vô số đồ


dùng tự làm. Đó là phiếu học tập, đó là thẻ bìa, đó là hoa ôn tập, đó là bảng
nhóm, là dụng cụ chơi trò chơi, hòm thư, nội quy, biển báo, bảng cam kết, ... Đồ
dùng luôn phải phù hợp với tài liệu hướng dẫn, phải hấp dẫn học sinh và luôn
được để ở góc học tập. Để đạt được các tiêu chí trên đòi hỏi người giáo viên
trường học mới phải chịu khó, phải thành thạo các ứng dụng công nghệ thông
tin. Người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi bước vào buổi học.
Tôi thường chuẩn bị đồ dùng như sau:
- Rà soát tài liệu hướng dẫn phân loại đồ dùng thành các nhóm đồ dùng có
sẵn, đồ dùng nào sưu tầm được, đồ dùng nào phải làm thêm trong mỗi bài học,
mỗi môn học rồi mới chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp nhất, thuận tiện nhất đối
với học sinh.
- Việc chuẩn bị đồ dùng có thể tự làm, tự sưu tầm hoặc có thể nhờ phụ
huynh học sinh làm hoặc sưu tầm. Bên cạnh đó giáo viên cần chú trọng việc
hướng dẫn học sinh tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. Việc
hướng dẫn học sinh tham gia làm đồ dùng vừa góp phần hỗ trợ giáo viên trong
khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, vừa đem lại cho các em niềm vui, sự thích thú
đặc biệt giúp các em được thể hiện khả năng sáng tạo, kĩ năng khéo léo của bản
thân. Việc các em được sử dụng những sản phẩm do chính tay các em làm ra
vào việc học tập sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc các em sử dụng những đồ
dùng sẵn có. Đây cũng là một điểm mới trong mô hình trường học mới VNEN.
Học sinh tự làm đồ dùng còn có tác dụng giáo dục các em ở nhiều mặt vì đây
chính là hình thức học tập thông qua thực hành, hình thức học tập mà mô hình
lựa chọn thay thế cho hình thức nghe giảng học thuộc kiến thức trước đây. Qua
việc làm ra một số sản phẩm sẽ giáo dục cho các em lòng ham học hỏi, tình yêu
lao động, có thái độ trân trọng sản phẩm lao động, giáo dục các em ý thức tiết
kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ... là những mục tiêu giáo dục hiện nay đặt
ra.
- Khi hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập thì giáo viên cần chú ý những
điểm sau:
+ Lựa chọn những đồ dùng phù hợp khả năng và đảm bảo tính vừa sức với học


sinh.
7


+ Quan tâm đến việc đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ có khả năng gây
thương tích như kéo, kim, ....
+ Khuyến khích các em tái sử dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng nhằm giúp
các em có ý thức thân thiện với môi trường như tận dụng lõi giấy vệ sinh, ống
lon đồ uống , đồ chơi hỏng, giấy màu, bìa các tông, ... để làm ra những đồ dùng
như ống truyền tin, chuông báo hiệu, thẻ màu, thẻ bìa,...
- Đồ dùng làm ra cần chú ý đến việc sử dụng cho nhiều tiết học, môn học.
Ví dụ: Trò chơi “Truyền điện” đây là trò chơi được thực hiện ở nhiều bài học,
trò chơi thường được sử dụng trong các dạng bài ôn lại kiến thức, kĩ năng đã
biết nhằm tạo đà cho các em bước vào bài mới một cách hứng thú nhất.
Dưới đây là hình ảnh minh họa một số đồ dùng tự làm do giáo viên và học
sinh lớp tôi đã làm:

Thẻ màu cặp
đôi
Biển báo cáo

Các loại bảng nhóm, bảng cam kết.

8


Các
công cụ
lớp học
VNEN



Các mẫu
hòm thư vui

9


3. 3. Rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu cho học sinh.
Việc tự học của học sinh bắt đầu từ việc đọc tài liệu. Có đọc được tài liệu các
em mới biết mình phải làm gì, làm như thế nào, học cái gì,… Vì vậy kĩ năng đọc
và đọc hiểu của học sinh là điều kiện cần và đủ để học sinh có thể sử dụng được
tài liệu hướng dẫn học để học tập. Học sinh lớp 2 mới vừa qua giai đoạn lớp 1,
đọc lưu loát đã khó, đọc hiểu lại càng khó hơn. Các em chỉ mới bước đầu biết
đọc trơn thành tiếng và trả lời một số câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung.
Chính vì vậy việc rèn kĩ năng đọc thầm, hiểu nội dung là việc làm giáo viên cần
phải chú trọng, tích cực trong giai đoạn đầu năm học. Đầu năm học, giáo viên
khảo sát, phân loại học sinh ra làm các nhóm sau:
- Nhóm đọc hiểu tốt là nhóm học sinh có thể đọc lưu loát văn bản và trả lời câu
hỏi tìm hiểu bài.
- Nhóm bước đầu biết đọc hiểu là nhóm học sinh đọc lưu loát văn bản và trả lời
một số câu hỏi gợi ý cụ thể hơn để hiểu nội dung bài.
- Nhóm đọc được là nhóm đã đọc đúng được văn bản nhưng chưa trả lời được
các câu hỏi về nội dung văn bản.
- Nhóm đọc yếu là nhóm gồm những học sinh đọc chậm, đọc còn phải đánh vần,
….
Việc phân loại trên giúp tôi có hướng để rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với nhóm học sinh đọc hiểu tốt tôi chỉ cần
hướng dẫn cách sử dụng tài liệu học và quy trình tự học là các em có thể tự học
được. Đối với nhóm học sinh bước đầu biết đọc hiểu, bên cạnh việc giúp các em
thực hiện các yêu cầu ở hướng dẫn học tôi cũng chuẩn bị thêm hệ thống câu hỏi


bổ sung theo mức độ từ dễ đến khó có thể chia nhỏ câu hỏi trong tài liệu để học
sinh có thể trả lời được các phần câu hỏi. Từ đó các em có thể nắm được nội
dung của bài và nâng cao kĩ năng đọc hiểu của mình lên. Đối với nhóm học sinh
đọc được, các em đã đọc được văn bản nên kĩ năng cần rèn cho các em là đọc
hiểu. Để giúp nhóm học sinh nhóm này đọc hiểu được, tôi soạn riêng cho các em
một hệ thống câu hỏi dễ mà các em chỉ cần đọc ở trong văn bản là trả lời được.
Đối với nhóm học sinh đọc yếu, đây là nhóm khó khăn và nan giải nhất, cần sự
giúp đỡ của giáo viên nhiều nhất.
Trong nhóm học sinh này tôi tiếp tục chia các em thành hai nhóm nhỏ, nhóm
đọc chậm và nhóm chưa đọc được. Đối với nhóm đọc chậm, tôi có thể giải thích
giúp các em về nội dung và câu hỏi để các em hiểu mình cần phải trả lời cái gì
và trả lời ra sao. Sau đó tôi sẽ đặt lại câu hỏi để các em tự trả lời. ngoài giúp đỡ
trực tiếp, tôi còn huy động sự giúp đỡ từ nhóm Hội đồng tự quản học sinh, nhóm
học sinh và bạn cùng bàn tham gia giúp đỡ các em những công việc trên. Đối
với nhóm chưa đọc được, song song với việc luyện đọc tôi phải bắt đầu từ việc
đọc hộ tài liệu, từ câu lệnh, đến nội dung, câu hỏi, khuyến khích các em nghe,
nhớ và tìm câu trả lời trước, dần dần các em sẽ tự nâng dần kĩ năng đọc của
mình lên các mức độ cao hơn và tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng
dẫn của tài liệu. Ngoài những biện pháp nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng đọc
hiểu ra thì việc đánh giá, động viên sự tiến bộ thường xuyên đối với học sinh là
10


vô cùng quan trọng. Giáo viên không chỉ động viên khuyến khích những học
sinh đã tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà còn phải động viên khuyến
khích những học sinh đọc có tiến bộ . Chẳng hạn nhóm chưa đọc được khi các
em đã bước đầu đọc được giáo viên cần ghi nhận khen ngợi để các em tự tin rèn
luyện tiếp.
3.4. Áp dụng Quy trình 10 bước học tập linh hoạt theo mô hình trường học
mới Việt Nam.


Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh trong “Trường học mới” đều phải chủ
động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Khi đến trường luôn ý thức được mình
phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, đánh giá ra sao, khi nào
thì viết tên bài, khi nào thì bắt đầu hoạt động cơ bản hay hoạt động thực hành…
không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên. Để làm được điều này, trong mỗi
phòng học của lớp học của trường học mới đều treo một tấm giấy khổ lớn ở vị
trí mà mọi học sinh ngồi trong lớp đều có thể nhìn thấy rõ, trên đó có ghi cụ thể
“10 bước học tập”.“10 bước học tập” được trình bày theo quy trình cụ thể như
sau:

11


“10 bước học tập” là công cụ giúp rèn luyện thói quen tự học cho học sinh, giúp
học sinh ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế
nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên. Để học sinh thực hiện đúng,
chúng ta cần làm một số việc sau:
- Giúp học sinh nhớ các bước học tập, thực hiện theo “10 bước học tập”
trở thành thói quen. Học sinh nhớ và có thói quen thực hiện nhiệm vụ theo mười
bước học tập sẽ giúp học sinh chủ động trong các hoạt động học tập mà không
cần chờ đợi sự sắp đặt, hướng dẫn hay yêu cầu từ giáo viên.
- Sử dụng linh hoạt các bước học tập. Trong quá trình học tập, không phải
mọi bài học đều phải thực hiện đủ 10 bước học tập vì vậy tùy thuộc vào từng bài
học, giáo viên có thể linh hoạt cho học sinh thực hiện những bước học tập phù
hợp với bài học đó. Ví dụ : trong môn Toán các bài ôn tập không bắt đầu từ hoạt
động cơ bản mà bắt đầu từ hoạt động thực hành thì học sinh không thể thực
hiện các bước “Em bắt đầu hoạt động cơ bản hay “ Kết thúc hoạt động cơ bản
em gọi thầy cô giáo” được mà sau khi “ Em đọc mục tiêu bài học” xong thì “
Chúng em thực hiện hoạt động thực hành” luôn.
- Chọn chỗ treo “10 bước học tập” ở vị trí thuận tiện đảm bảo học sinh


ngồi ở vị trí nào cũng có thể nhìn thấy. Trong quá trình học tập đôi khi học sinh
có thể quên một số bước nào đó thì việc đọc lại “10 bước học tập” là cần thiết
nên vị trí treo phù hợp sẽ giúp các em học theo quy trình “10 bước học tập”
thuận tiện hơn.
Nếu nói Tài liệu hướng dẫn học là cẩm nang, là biển chỉ đường, là chìa khoá
giúp các em tự thực hiện các nhiệm vụ học tập thì quy trình 10 bước học tập sẽ
giúp các em biết tự học theo trình tự nào. Học sinh luôn học tập, thực hiện
nhiệm vụ theo 10 bước học tập linh hoạt, chủ động chứng tỏ kĩ năng tự học của
các em rất tốt.
3.5. Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản, nhóm học tập:
3.5.1. Phát huy vai trò của Hội Đồng tự quản học sinh
Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục, học tập của
mình. Hội đồng tự quản học sinh là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học
sin thực hiện. Các em được làm chủ trong việc bầu ra Hội đồng tự quản, Chủ
tịch, Phó chủ tịch và các ban của Hội đồng tự quản.
Học sinh tự đề xuất, bàn bạc đưa ra các nội quy và cùng nhau thực hiện
các nội quy đó một cách có giám sát lẫn nhau theo sự phân công cụ thể cho từng
thành viên.
Quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng tự quản học sinh
đồng thời được quy định và thực hiện trong nhóm và trong lớp học bởi học sinh.
Hội đồngtự quản có một số ban học tập. Số ban trong Hội đồng tự quản
do mỗi lớp quy định. Tên mỗi ban cũng do học sinh tự thảo luận bàn bạc đặt ra.
Ở lớp tôi, học sinh được chia thành các Ban gồm: Ban học tập; Ban đại
diện lớp học; Ban văn nghệ, thể thao; Ban quyền lợi học sinh và vệ sinh sức
khỏe; Ban đồ dùng, thư viện. Các thành viên trong mỗi ban cùng nhau xây dựng
những yêu cầu, nội dung và cách thức hoạt động của Ban.
12


Để phát huy được vai trò của Hội đồng tự quản, tăng cường được khả


năng tự học của học sinh, các thành viên mỗi ban học tập cần bàn bạc lập kế
hoạch cụ thể về nhiệm vụ, về thời gian thực hiện, giao việc cụ thể cho từng
thành viên theo tuần, theo tháng, có tổng kết đánh giá định kì với sự giúp đỡ tích
cực của giáo viên. Việc lập kế hoạch đối với học sinh lớp 2 sẽ rất khó khăn và
cũng có thể không thực hiện được nếu như giáo viên không giúp đỡ sát sao. Đầu
năm học, tôi giúp học sinh lên kế hoạch của từng ban sau đó bàn bạc với các em
để đi đến thống nhất và thực hiện. Cùng với thời gian trôi, hiện nay, các ban học
tập lớp tôi đã tự lên kế hoạch hoạt động cho ban mình theo tuần, theo tháng.
3.5.2. Phát huy vai trò của nhóm học tập:
Nhóm học tập là một thành tố đặc trưng, quan trọng của mô hình trường
học mới.
Có thể nói mọi hoạt động của học sinh diễn ra trong nhóm học tập.Nhóm
học tập vừa là môi trường học tập vừa là động lực học cho mỗi cá nhân.
Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát
hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Một nhóm trưởng tốt là phải tạo
cơ hội để mọi thành viên tự giác trong khi tự học, tạo cơ hội để mọi thành viên
được bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.
Để phát huy vai trò của nhóm học tập, rèn kĩ năng tự học cho học sinh tôi
đã làm như sau:
Ngay từ đầu năm học, tôi chọn ra những học sinh khá, giỏi, nắm bắt
nhanh để cử làm nhóm trưởng vì buổi đầu các em còn bỡ ngỡ với mô hình học
tập mới chưa mạnh dạn, tự tin nhận trách nhiệm nhóm trưởng. Chọn cử được
nhóm trưởng, tôi bắt tay vào việc đào tạo nhóm trưởng ngay trong buổi đầu làm
quen cách học mới. Có khá nhiều cách và cũng khá nhiều giai đoạn để đàotạo
nhóm trưởng nhưng cách mà tôi dùng là làm mẫu. Tôi tập hợp các nhóm trưởng
lại thành một nhóm và tôi vào vai nhóm trưởng điều hành các em thực hiện một
vài hướng dẫn học theo hướng dẫn. Cách làm này chỉ diễn ra trong tuần đầu của
năm học, sau đó thì trong quá trình học tập các em sẽ học tập lẫn nhau, thi đua
phấn đấu điều hành tốt để được làm nhóm trưởng trong các lần bầu sau. Trong
năm học tôi thường xuyên luán phiên các em làm nhóm trưởng, tạo được sự


bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời tăng cường khả năng điều
hành cho mỗi học sinh. Hiện nay, trải qua một năm học, đa số học sinh lớp tôi
đều có thể đảm nhiệm vai trò làm nhóm trưởng.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi khám phá áp dụng mô hình theo cách
làm nhằm rèn kĩ năng tự tự học cho học sinh lớp 2, bằng cách giúp các em làm
quen với tài liệu đầu năm học, điều chỉnh tài liệu, rèn kĩ năng đọc, … tôi đã thu
được kết quả nhất định. Hầu hết học sinh lớp tôi đã đã hoàn toàn chủ động thực
hiện nhiệm vụ học tập của mình một cách tự giác, tích cực. Không còn thói quen
chờ đợi sự dẫn dắt, mở đường từ giáo viên mà các em tự học, tự tổ chức, tự tìm
hiểu, tự khám phá, tự rút ra bài học, tự áp dụng, tự đánh giá sự tiến bộ của mình,
cho mình. Để từ đó các em chủ động hơn, tự tin hơn, có nhiều kĩ năng hơn trong
13


mọi lĩnh vực cuộc sống. Với cách học mới này, qua các lần kiểm tra, lớp tôi luôn
được nhà trường đánh giá cao về ý thức tự học và thành thạo trong việc sử dụng
tài liệu hướng dẫn học để học tập. Bản thân cá nhân tôi nhiều năm liên tục đạt
các thành tích cao trong việc thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới cụ
thể như sau: Năm học 2012 – 2013, tôi có sáng kiến đạt loại A cấp tỉnh viết về
mô hình trường học mới VNEN, năm học 2013 - 2014 và năm học 2015- 2016,
tôi đều đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học cấp thành phố. Cũng trong
các năm học 2014 – 2015 tôi được Bộ giáo dục và Đào tạo chứng nhận có thành
tích xuất sắc trong khi thực hiện dự án mô hình trường học mới VNEN. Đặc
biệt, trong dịp Tổng kết dự án Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN do Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức tôi vô cùng vinh dự được Bộ trưởng Bộ giáo dục và
Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong khi
thực hiện nhiệm vụ dự án mô hình VNEN. Gần đây nhất trong Hội thi giáo viên
giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh tôi đã đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh với số
điểm cao. Trong quá trình dạy học, tôi cũng rút ra được một số bài học kinh


nghiệm quý báu cho mình để tiếp tục thực hiện dạy – học theo mô hình trường
học mới Việt Nam ngày càng thành công hơn, góp một phần nhỏ bé vào thành
công chung của Trường tiểu học Đông Hải 1.
Sau đây là hình ảnh về một số hoạt động tự học của lớp 2C, trường
Tiểu học Đông Hải 1.

Bắt đầu tự học, các em sẽ đọc thầm tài liệu để được hướng dẫn học tập.

14


Trao đổi cặp đôi giúp các em chia sẻ cách hiểu của mình và được nghe ý kiến của bạn.

Dưới sựHà
điều
của nhóm
nhóm
cần đôi.
thống nhất ý kiến trước khi chia sẻ
Anhhành
và Thanh
đangtrưởng,
say sưacảchia
sẻ cặp
kết quả với các nhóm khác.

15


2C



Trong suốt quá trình tự học nếu gặp khó khăn em luôn được cô giáo nhiệt tình giúp
đỡ tại nhóm.

Cả nhóm đã thống nhất ý kiến, nhanh tay giơ biển báo phát tín hiệu hoàn thành để cô
giáo biết.

16


Sau mỗi hoạt động, đại diện Ban học tập sẽ điều hành cả lớp cùng chia sẻ kết quả học
tập. Các em tự tin báo cáo kết quả học tập.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

1. Kết luận:
Vẫn còn sớm để nói các việc làm như giúp học sinh lớp 2 làm quen với tài
liệu, lô gô ở tài liệu, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học hay rèn kĩ năng đọc và
đọc hiểu cho học sinh cùng với việc áp dụng quy trình 10 bước học tập và chuẩn
bị các công cụ, đồ dùng học tập, phát huy vai trò của Hội đồng tự quản, nhóm
học tập là sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 theo mô
hình trường học mới Việt Nam, nhưng đây là những việc làm mà tôi tâm đắc
nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học theo Mô hình trường học mới
Việt Nam VNEN trong những năm học thực hiện mô hình. Tuy chưa nhiều
nhưng bước đầu tôi cũng đã thu được thành công nhất định đó là:
Sau nhiều năm học áp dụng cách làm trên, Học sinh các lớp do tôi chủ nhiệm
đã tương đối thành thạo việc sử dụng các tài liệu hướng dẫn học để tự hoàn
thành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Các em tự tin hơn, chủ động hơn
trong quá trình học tập của mình. Tôi tin rằng với cách làm này tôi đã thành
công ở lớp 2 thì chắc rằng đối với các khối lớp trên sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn


nhiều nếu thực hiện.
2. Kiến nghị
Tuy chỉ là bước đầu có hiệu quả nhưng tôi mạnh dạn viết ra đây các cách
làm của mình để các đồng nghiệp của tôi đặc biệt những đồng nghiệp mới thực
17


hiện mô hình dạy học mới này tham khảo, cùng làm và góp ý kiến cho tôi để
những cách làm trên trở thành sáng kiến thực sự. Tôi cũng rất mong nhận được
sự quan tâm của các cấp chỉ đạo chuyên môn giúp đỡ để cách làm của tôi được
tuyên truyền rộng rãi đến bạn bè đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học
theo mô hình trường học mới. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

Lương Thị Điệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hướng dẫn học theo mô hình VNEN : Hướng dẫn Toán, hướng
dẫn Tiếng Việt và hướng dẫn Tự nhiên – Xã hội .
2. Các tài liệu tập huấn dành cho chương trình VNEN.

18




19



Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [976.81 KB, 17 trang ]

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁPRÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP MỘT

Người thực hiện: Lê Thị Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Khi bàn về việc học, Lê Nin đã khuyên "Học, học nữa, học mãi", hay
Bác Hồ đã nói "Cách học tập phải lấy tự học làm cốt lõi, phải biết tự động
học tập". Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của tự học. Đối với các học
sinh, từ hoạt động chủ đạo là vui chơi ở lứa tuổi Mầm non sang hoạt động chủ
đạo là học tập sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng tự
học ngay từ thời gian đầu và phát triển được trong quá trình học tập, sinh hoạt
là điều khó nhưng vơ cùng quan trọng. Thông qua từng hoạt động và nội dung
học tập, giáo viên cần giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân, để bước đầu có được niềm tin vào chính mình, từ đó học


sinh biết tự xây dựng kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với khả năng của
mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong
mọi hoạt động.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018là hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực chung trong tất cả các môn học, trong
đó chú trọng năng lực tự học.Qua đó ta thấy năng lực tự học là một trong
những năng lực cần thiết và quan trọng để hình thành và phát triển trong mỗi
học sinh. Với vị trí là một giáo viên chủ nhiệm, tôi hiểu được bên cạnh các
kiến thức cần cung cấp cho học sinh thì việc hình thành và phát triển các kĩ
năng cũng rất quan trọng. Vì vậy, tôi băn khoăn, trăn trở và đề xuất “Một số
biện pháprèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua việc tìm hiểu về đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học nói
chung, học sinh lớp 1D nói riêng, tìm hiểu và nắm bắt thực trạng việc tự học của
học sinh tham gia vào quá trình giáo dục với nhà trường. Từ đó Sáng kiến kinh
nghiệm hướng tới tìm ra các giải pháp để hình thành và rèn kĩ năng tự học cho
học sinh, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Thực trạng tại Lớp 1D trường Tiểu học Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa.
- Một số kinh nghiệm hình thành và rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp Một.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực hiện trong quá trình nhận lớp qua
đó nhằm tìm ra một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Phương pháp đàm thoại sử dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm
củagiáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh, phụ huynh học sinh và tham khảo ý
kiến của nhân dân địa phương về tình hình đời sống, kinh tế và suy nghĩ
của họ về giáo dục.
- Ngồi ra trong q trình nghiên cứu tơi cịn sử dụng các phương pháp
quan sát; phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng... để thấy được bản
chất bên trong và hình thức hoạt động bên ngồi của học sinh từ đó hướng tới


một mục tiêu giáo dục có hiệu quả.
3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Tự học và đặc điểm của tự học
Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực độc lập chiếm lĩnh
tri thức của một lĩnh vực hiểu biết của nhân loại, biến điều mình tìm hiểu đó
thành sở hữu của mình nhằm đạt được mục đích nhấtđịnh.
Từ những quan niệm nêu trên về tự học, tôi cho rằng hoạt động tự học của
học sinh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tự học là q trình học tập tự giác, tích cực, độc lập của học sinh.
- Tự học của học sinh diễn ra dưới sự hướng dẫn, giám sát trực tiếp hoặc
gián tiếp củagiáo viên.
- Trongquátrìnhtựhọc, họcsinhsử dụng khả năng nhậnthức, tháiđộvà hành
vi của bản thân, bằng những hành động học tập cụ thể lĩnh hội những tri thức,
hình thành kĩ năng.
- Tự học diễn ra trong môi trường học tập, chịu sự tác động bởi các điều
kiện học tập của học sinh.
2.1.2. Các hình thức tự học
Hoạt động tự học được coi là hoạt động có tổ chức của người học, diễn ra
dưới các hình thức khác nhau:
- Hình thức 1: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên.
Ở hình thức tự học này ở lớp 1 giáo viên đóng vai trò chủ đạo, do đó
thông qua việc thiết kế bài giảng, giáo viên phải tạo điều kiện phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh. Nó diễn ra trong các giờ học, giờ tự
học có hướng dẫn.
- Hình thức 2: Tự học diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên. Lúc này
người học phải tự sắp xếp thời gian, điều kiện cơ sở vật chất để tự học, tự củng


cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành những kĩ năng, kĩ xảo theo yêu
cầu của nội dung đã được hướngdẫn.
Đây là hình thức tự học diễn ra ngồi giờ lên lớp dưới sự quản lí của các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên ở lớp Một, thời gian
dành cho tự học ở nhà cần giới hạn trong khoảng thời gian ngắn. Mỗi ngày chỉ
tự học trong khoảng 30 đến 45 phút.
- Hình thức 3: Tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết riêng, mở rộng
tri thức ở bên ngồi. Đây là hình thức tự học ở mức độ cao nhất, địi hỏi tính tự
giác cao của người học. Hoạt động này diễn ra đối với những học sinh ham thích
việc học. Thay vì giáo viên và phụ huynh phải nhắc nhở thì học sinh đã hiểu
được ý nghĩa của tự học và có niềm đam mê tìm hiểu kiến thức.
2.1.3. Vai trò của tự học
Tự học có vai trị vơ cùng quan trọng đối với bất kì ai. Tự học không những
giúp học sinh đào sâu, nắm vững kiến thức đã học trên lớp; mở rộng, cập nhật
những kiến thức mới; mà cịn giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập; bồi
dưỡng hứng thú học tập; đặc biệt tự học là hình thức giúp học sinh học tập suốt
đời.
4


Trong q trình dạy học, giáo viên ln giữ một vai trị quan trọng đặc biệt
khơng thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
học tập của học sinh . Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức
uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh không
chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao
khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch và phương
pháp học tập hợp lí, khơng tự giác tích cực trong học tập thì việc học tập khơng
đạt kết quả cao được. Chính vì vậy, kĩ năng tự học là một trong những năng lực
được đánh giá là quan trọng và lấy đó làm cơ sở để đánh giá năng lực, phẩm
chất ngay từ bậc tiểu học. Dù học sinh lớp Một cịn nhỏ, đang hình thành các kĩ


năng ban đầu như đọc, viết nhưng việc hình thành thói quen, kĩ năng tự học
ngay từ ngày đầu là điều cần thiết. Từ các kĩ năng đầu tiên của những ngày đầu
chập chững sẽ giúp học sinh tự giác, ham mê, say sưa với quá trình học sau này.
Việc dạy kiến thức Tiếng Việt, Toán cũng quan trọng nhưng những kĩ năng này
nếu hình thành tốt sẽ là hành trang tốt nhất để bất kì ai có thể học tập tốt, thành
công trong cuộc sống.
Tự học giúp cho mọi người khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống
hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi hoàn cảnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lớp Một là lớp đầu cấp Tiểu học, học sinh đến trường còn nhiều bỡ ngỡ.
Trường Tiểu học Quảng Hưng là trường ở vùng ven Thành phố. Phụ huynh phần
lớn là cơng nhân, cịn trẻ, thời gian dành cho con không nhiều, nên việc chuẩn bị
tâm thế cho con vào lớp Một chưa được quan tâm.Lên lớp Một, các em sẽ bước
vào môi trường học tập mới. Ở đó có cô giáo mới, bạn bè mới. Vào lớp Một các
con phải ngồi tập trung, phải làm bài tập, phải thực hiện hoạt động học một cách
nghiêm túc. Trong các giờ học đầu tiên ở lớp Một [nhất là nửa thời gian của học
kì 1] phần lớn các em ngơ ngác, lúng túng trước yêu cầu của tôi, nhiều em lơ
đãng,bứt rứt, ngồi không được lâu. Năm học 2020 – 2021, học sinh vào lớp Một
khi các em vừa nghỉ dịch “Covid- 19” dài, cũng là năm đầu tiên thay sách. Bản
thân là giáo viên đã dạy lớp Một nhiều năm tôi nhận thấy đây sẽ là một năm học
đầy vất vả.
Đa số phụ huynh đều hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học. Song do
đặc thù công việc và phương pháp hướng dẫn con chưa phù hợp. Hơn nữa với
tâm lí thương con vẫn khó thay đổi. Đi học lớp Một, phụ huynh rất lo lắng vì
suy nghĩ: Con mình đến mơi trường mới, các bạn mới, cơ giáo mới... Chính vì
vậy, phụ huynh thường bao bọc, làm hộ cho con, dẫn đến tình trạng bị động của
học sinh. Nếu khơng hình thành ngay từ lớp Một, cũng như không có sự thay đổi
về thói quen thì học sinh sẽ dần ỷ lại, khơng say mê với việc học.
Là giáo viên dạy lớp Một,tôi ý thức được bản thân phải tạo được niềm tin
cho phụ huynh khi gửi con. Trong quá trình giảng dạy, tơi khơng chỉ dạy học


sinh kiến thức mà cịn dạy học sinh cách học, cách làm bài khi ở lớp, ở nhà. Tôi
định hướng để phụ huynh thay đổi quan niệm về dạy con, hướng dẫn phụ huynh
cách rèn con tự học khi ở nhà.
5


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Lập kế hoạch hình thành và rèn kĩ năng tự học cho từng học sinh.
Ngay từ đầu năm học, tôi lập kế hoạch chi tiết, cụ thể trong từng học kì,
từng tháng, từng t̀n để thơng báo đến phụ huynh, các giáo viên bộ môn để
cùng phối hợp.
Thời gian

Tháng 9

Nội dung
- Làm quen lớp
- Nhận biết sách
vở, đồ dùng.
-Hình thành kĩ
năng tự học.
Hình thành kĩ
năng tự học

Tháng 10

- Hình thành kĩ
năng tự học.
Tháng 11


Tháng 12

Tháng 1
đến
Tháng 5

-Hình thành và
rèn kĩ năng tự
học.
-Tăng cường
khả năng tự học
Tiếng Việt
Rèn kĩ năng tự
học.

Cách thức thực hiện
-Cho học sinh chuẩn bị đầy đủ các loại sách; kí hiệu
đồ dùng, sách vở.
- Kết nối, liên hệ với phụ huynh.
-Thi sắp xếp sách vở vào cặp. Đánh giá khen thưởng
kịp thời.
-Hướng dẫn phụ huynh cách hỗ trợ học sinh tự học ở
nhà.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh kiểm
tra việc tự học qua các phương tiện truyền thông. Nhờ
phụ huynh quay các video học sinh tự học, tuyên
dương trước lớp.
-Xây dựng đội ngũ cán sự lớp, kiểm tra việc chuẩn bị
đồ dùng vào 15 phút đầu giờ.
-Tôi tiếp tục tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề


trong các giờ trông trẻ, các hoạt động trong và ngoài
giờ lên lớp.
- Phụ huynh giám sát, nhắc nhở con hình thành thói
quen tự ơn bài.
-Ở giai đoạn này nhiều học sinh đã có thể đọc tốt, tơi
khuyến khích các em đọc thêm sách, báo, truyện để
phát triển thêm vốn từ cho các em.
-Tôi khuyến khích các em khi đọc, lưu ý: “Tìm các
câu thơ hay, chép lại và trình bày trước lớp”
-Kiểm tra khả năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Khen thưởng, tuyên dương kịp thời những học sinh
có ý thức tự học.
-Học sinh tự hoàn thành nội dung chuẩn bị bài theo
yêu cầu
-Có ý thức tự học, rèn luyện trong giờ học.
-Thực hiện đúng quy trình 4 bước của hoạt động tự
học.
-Kiểm tra khả năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập.

Kế hoạch được lập ra ngay từ đầu năm học, gửi đến cho phụ huynh, giúp
phụ huynh nắm được yêu cầu cần đạt của con trong cả năm học, những kĩ năng
cụ thể con cần có sau mỗi tháng nên đã nhận được sự đồng tình rất cao từ phụ
huynh.
6


2.3.2. Xây dựng quy trình giúp học sinh tự học
Để tự học đạt hiệu quả khi ở lớp, tôi xây dựng quy trình tự họchướng dẫn
học sinh thực hiện theo quy trình và lặp đi lặp lại trong các hoạt động tự học của
học sinh.Ngồi ra tơi gửi lên zalo nhóm, hướng dẫn để phụ huynh nhất quán quy


trình dạy con.
Quy trình hoạt động tự học của học sinh

7


8


Bước 1 – Đánh giá hoạt động trong ngày: Tôi sử dụng tiết trông trẻ giúp
học sinh tái hiện lại những hoạt động diễn ra trong ngày để biết mình đã làm tốt
hoặc chưa tốt việc gì, cịn việc gì chưa hoàn thiện và thống nhất để phụ huynh
lập lại khi con ở nhà.
Ví dụ: Khi ở lớp, chiều thứ 2 trong tiết trông trẻ tôi nêu những câu hỏi
nhằm giúp học sinh tái hiện lại các hoạt động đã diễn ra trong ngày:
+ Hôm nay, chúng ta đã học những môn gì?
+ Môn Toán chúng ta học bài gì? Môn Tiếng Việt học bài gì?
+ Những bạn nào chưa hồn thành mơn Toán?
+ Những bạn nào chưa hồn thành môn Tiếng Việt?
Khi về nhà, tôi hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi trước giờ ôn bài:
+ Hôm nay ở lớp con đã học những gì?
+ Bài nào con chưa hoàn thành?
Bước 2 – Lên kế hoạch tự học, tự hoạt động: tôi hướng dẫn học sinh
sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm trước và đưa ra thời gian
hồn thành cụ thể.
Ví dụ: Trong ngày thứ 3, học sinh lớp 1D có các môn: Tiếng Việt, Tiếng
Việt, Toán, Mĩ thuật, tiếng Anh, thực hành Toán, thực hành Tiếng Việt, trơng trẻ
thì sau khi hồn thành bước 1: đánh giá hoạt động trong ngày, học sinh tùy vào
tình hình của mình đã hoạt động từ các tiết học trước, thực hiện hoạt động tự
học có hướng dẫn của giáo viên trong tiết trông trẻ.


Học sinh sẽ hồn thành các tài liệu:
- VBT Tiếng Việt
-

SGK Tốn
-Về nhà, tôi hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi:
+ Con cần hoàn thành bài nào trước?
+ Con sẽ hoàn thành trong khoảng bao lâu?
Tôi hướng học sinh học theo quy trình [luyện đọc hơm nay, ơn bài mơn
Tốn [Tiếng Việt], luyện đọc bài ngày mai, soạn sách vở.]
9


Bước 3 – Thực hiện kế hoạch tự học: Tôi nhắc học sinh bắt tay vào công
việc ngay khi đã có kế hoạch.
Đối với các học sinh lớp Một, các bạn sẽ hoàn thành những bài chưa làm ở
các tiết học trước, sau khi hoàn thành có thể lựa chọn nội dung yêu thích để thực
hiện.
Ví dụ:
Khi ở lớp, sau khi học sinh tự nhẩm tính các nội dung mình cần hồn thành
vì những tiết học trước đó chưa hồn thành thì bắt đầu xếp sách vở lên bàn, lần
lượt tự làm bài.
Bước 4 – Tự kiểm tra, đánh giá: Tôi hướng dẫn học sinhxem lại danh
mụcnhững việc cần làm, sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở, tự đánh giá xem bản
thân đã hoàn thành được nội dung dự kiến ban đầu hay chưa.
Ví dụ:
- Khi ở lớp: học sinh sẽ tự kiểm tra xem mình đã hồn thành bài chưa, ghi nhớ
để tối về tiếp tục.
- Khi ở nhà: Học sinh sẽ tự ôn bài trong khoảng thời gian 30 đến 45 phút. Học
sinh cũng thực hiện quy trình tự học để hình thành thói quen tự học, tự đánh


giá. Sau đó tự soạn sách vở cho ngày mai.
Với quy trình tự học tỉ mỉ, khoa học đã hỗ trợ và làm sáng rõ cho nhiều
phụ huynh về cách hướng dẫn con học thay vì làm hộ con. Nhiều phụ huynh có
phản hồi tích cực về việc hợp tác của con, những nề nếp con tự tạo được sau
một thời gian vào lớp Một.
2.3.3.Hướng dẫn học sinh tự học.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tự học theo quy trình 4 bước.
- Hướng dẫn kĩ về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn.
- Trong giờ trông trẻ, tôi hướng dẫn học sinh:Lần lượt thực hiện những
nộidungbàiđãhọctrongngày màchưaxong,sau đó tiếp tụclựachọn nội dung yêu thíchđể
thực hiện.

10


HS tự hoàn thành bài chưa xong

Sản phẩm tự học của HS sau giờ Toán

Học sinh rất hào hứng khi được tự lựa chọn các nội dung ôn tập. Giáo viên
cũng qua đây củng cố lại các mạch kiến thức, kĩ năng còn thiếu của mỗi học
sinh.
2.3.4.Phối hợp với phụ huynh rèn kĩ năng tự học ở nhà cho học sinh.
- Ngay từ đầu năm học, tôi lập nhóm zalo của lớp để hỗ trợ phụ huynh
trong cách hướng dẫn con tự học ở nhà.

Zalo của lớp 1D

Trao đổi của tôi và PH


Thống nhất với phụ huynh cách hướng dẫn, các kĩ thuật [cách chỉ để học
sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích các tiếng, cách sử dụng thuật ngữ khi dạy
học sinh đọc, viết...], mẹo vặt [mẹo dùng tay tạo các dấu thanh giúp học sinh
nhanh nhớ dấu thanh...] khi dạy con để có sự thống nhất giữa mẹ và cô giúp
học sinh dễ dàng trong việc học tập.
- Thường xun thơng báo tình hình lớp học với phụ huynh để phụ
huynh hỗ trợ kịp thời. Tôi khéo léo nhắc nhở, động viên phụ huynh kiên trì
trong việc dạy con.
- In phiếu bài tập cuối tuần hỗ trợ phụ huynh nắm nội dung và kiểm tra
con.
- Phụ huynh quay các video tự học của con rồi gửi vào zalo nhóm để tôi
sử dụng tư liệu tuyên dương, khen ngợi hay nhắc nhở học sinhđúng, kịp thời.
- Tôi làm rõ cho phụ huynh hiểu:
+ Học sinh tự học là cần phụ huynh không thúc giục trẻ học bài, không
học hộ.
+ Hình thành kĩ năng tự học cần thực hiện quy trình 4 bước, duy trì mỗi
ngày trong một khoảng thời gian cố định.

11


+ Học sinh tự học không có nghĩa là phó mặc cho học sinh, phụ huynh
vẫn đóngvai trò trong việc giám sát, kiểm tra.Tùy điều kiện mỗi gia đình, phụ
huynh quy định về thời gian ơn bài mỗi tối.
Ví dụ: Gia đình học sinh Châu Anh sẽ bắt đầu học từ 19giờ 30. Bắt đầu
vào học mẹ Châu Anh sẽ hỏi: “Hôm nay ở lớp con đã học những gì?Bài nào
con chưahoànthành? Con cần hoàn thành bài nào trước? Con sẽ hoàn thành
trong khoảng bao lâu?”Sau đó học sinh sẽ tự làm bài, khi làm xong trong
khoảng thời gian định trước, mẹ Châu Anh sẽ kiểm tra xem con mình đã làm
bài xongchưa. Qua đó có thể biết được con mình thực sự cịn yếu ở phần nào,


có phảnhồi cho tôi để tôi uốn nắn và bổ sung ở trên lớp.
Sau khi học xong, học sinh sẽ tự soạn sách vở. Ở học kì 1, học sinh chưa
biết đọc nên khi in Thời khóa biểu, phụ huynh sẽ quy ước cho con, mỗi ngày đi
học sẽ bắt buộc có: SGK Tiếng Việt, Toán, hai bút, thước và tẩy. Những đồ dùng
đó, học sinh tự soạn và tự ghi nhớ vị trí mình để.Ngăn nào để sách, ngăn nào để
vở, để bút và đồ dùng ở đâu.
Những trao đổi kịp thời, những chỉ dẫn tỉ mỉ của cô đã cung cấp thơng tin,
giúp phụ huynh hỗ trợ giáo viên hình thành kĩ năng tự học cho học sinh. Hơn
nữa, qua đây giáo viên cũng nhận được nhiều phản hồi, là những trao đổi về
cách hướng dẫn con của phụ huynh, là tính cách riêng của từng bạn,...từ đó điều
chỉnh việc hướng dẫn học sinh, tạo hiệu quả tích cực trong quá trình giảng dạy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng các biện pháp trong Sáng kiến kinh nghiệm, tôi thực hiện
khảo sát học sinh về một số kĩ năng như: kĩ năng tự sắp xếp sách vở, kĩ năng tự
giải quyết vấn đề thì thu được kết quả như sau:
Lớp 1D Năm học 2020 – 2021
Các kĩ năng đượckhảo sát
Đầu năm
Học kì 1 Giữa học kì 2
KN tự sắp xếp sách vở
16%
60%
75%
KN tự giải quyết vấn đề
32%
80%
87%
Rõ ràng, các kĩ năng tự học của học sinh đã được hoàn thiện dần
Trong những năm học gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn


được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự
học. Ý thức được điều đó, tôi khơng đơn th̀n truyền đạt kiến thức mà cịn là
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, các hoạt động theo
nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình . Khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy học sinh hoạt động là chính,
bản thân giáo viên có vẻ "nhàn" nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo
viêncầnđầu tư công sức, thời gianrất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp
12


với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các
hoạt động tìm tịi hào hứng, tranh luận sơi nổi của học sinh.
Ví dụ: Trong mơn Tự nhiên và Xã hội, bài Gia đình em, tơi thơng báo cho
học sinh đem ảnh gia đình các em đến lớp trước 1 ngày, tôi chụp, cắt ảnh và đưa
những bức ảnh đó vào bài giảng điện tử, đến phần liên hệ học sinh lần lượt lên
chỉ và giới thiệu về gia đình mình.

Anh Quân, Hữu Đăng giới thiệu về gia đình mình

HS thảo luận nhóm

13


HS tự học trong tiết trơng trẻ

Q trình hình thành và rèn kĩ năng tự học cho HS tôi nhận thấy :
-Học sinh hào hứng, vâng lời thầy cô giáo. Lứa tuổi của các emlà lứa tuổi
“học mà chơi, chơi mà học”, thông qua những lời khen ngợi, động viên kịp thời


hay những lời nhắc nhở đúng giúp các em tiếp nhận quá trình rèn luyện một
cách tự nhiên. Hiệu quả biểu hiện rõ rệt là kết quả mà học sinh lớp 1D đã đạt
được qua kì kiểm tra cuối học kì 1 cũng như kết quả khảo sát học sinh trong lần
kiểm tra hoạt động nhà giáo [tháng 3 năm 2021].
- Phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con và sẽ hỗ trợ nhiệt tình nếu
được hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh cịn có những thơng tin phản hồi bổ ích để
giáo viên hồn thiện q trình dạy học của mình.
- Nhiều đồng nghiệp nhận thấy nề nếp của lớp tôi nhanh chóng ổn định,
chất lượng học tập của học sinh được nâng cao, chính vì thế cũng học tập và áp
dụng tại lớp của mình.
- Qua kiểm tra thường xuyên, đột xuất Ban giám hiệu nhà trường đánh giá
cao chất lượng của lớp về học tập, rèn luyện. Tuyên dương và xây dựng lớp 1D
thành điển hình tiên tiến của trường để các lớp học tập.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua những phần trình bày ở trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của kĩ năng
tự học đối với học sinh lớp Một nói riêng và bất kì ai trong cuộc sống nói chung.
Tự học chính là con đường ngắn nhất đưa con người đến với mọi thành cơng.
Để hình thành và rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp Một đạt hiệu quả,
giáo
viên chủ nhiệm nênkhơi gợi hứng thú từ đó hình thành và phát triển kĩ năng
tự họccho học sinh.

14


Tự học là kĩ năng cần thiết để học sinh học tập theo định hướng phát
triển năng lực, là tinh thần của bộ sách giáo khoa mới, rất cần được hình
thành và củng cố.
Cần huy động các đồn thể, phụ huynh chung tay hình thành, duy trì năng


lực tự học cho học sinh.
Năm học 2020 – 2021, tôi đã kết nối và hướng dẫn phụ huynh hình thành
Bước
Bước1
2
Bước
3
năng lực tự học cho
sinh ngay từ tuần học đầu tiên. Bản thân tôi nhận
Bước học
4
thấy đã có những chuyển biến và hiệu quả tích cực trong vấn đề rèn kĩ năng
tự học cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1.Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cần chỉ đạo chặt chẽ việc đưa nội dung giáo dục kĩ năng tự học trong
chương trình theo một định hướng chung và có tính hệ thống, phân cấp nhất định.
- Biên soạn một tài liệu hướng dẫn giáo viên về vấn đề dạy kĩ năng tự
học cho học sinh.
3.2.2. Đối với nhà trường
- Tập huấn, chuyên đề để nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh về
việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh.
- Phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Tổ chức chuyên
đề, hội thảo hướng dẫn phụ huynh rèn con kĩ năng tự học.
3.2.3. Đối với gia đình và các đơn vị giáo dục ngoài nhà trường.
- Phụ huynh cần có sự thay đổi về tư duy, phương pháp giáo dục con.
- Phối hợp với giáo viên và thực hiện đúng quy trình rèn kĩ năng tự học
cho học sinh.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học
cho học sinh lớp Một”, tôi mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để


sáng kiến tơi đưa ra được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 4 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Thủy

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng [1998], Phương pháp tự học [Đề cương chuyên đề], NXB
ĐHSP HàNội
2. Nguyễn Văn Đạo [2000], Tự học- tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát
triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, HàNội
3. Trần Bá Hồnh [1998] Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học,
giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số7
4. Phạm Minh Hạc [1986] Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, HàNội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2020], Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04
tháng 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “Về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường ...”
7. Trần Thị Minh Hằng [2011], Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học


của học sinh Sư phạm, Nxb Giáodục.
8. Tài liệu “Tổ chức tốt việc tự học của HS” tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Lê Thị Thanh Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Tiểu học Quảng Hưng

TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm giúp HS lớp
3A giải Toán có lời văn
Một số KN nâng cao chất lượng
học phân môn Tập làm văn lớp 2
Một số kinh nghiệp giúp HS lớp 2


học tốt phân môn Tập đọc
Một số biện pháp giúp HS lớp 3A
trường THLS2 học tốt dạng nói,
viết trong phân môn Tập làm văn
“ Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 2A - Trường TH Lương
Sơn 2 giải bài toán có lời văn”
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
thành tiếng cho học sinh lớp 3A
Trường Tiểu học Lương Sơn 2.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh lớp 1
Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả công tác chủ nhiệm lớp.
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng
sống cho học sinh lớp 1 thơng qua
các mơn học

Cấp đánh
giá xếp loại
[Phịng, Sở,
Tỉnh...]

Kết quả
đánh giá
xếp loại [A,
B, hoặc C]

Năm học
đánh giá


xếp loại

Phòng

B

2005-2006

Phòng

C

2009- 2010

Phòng

C

2010-2011

Phòng

C

2012-2013

Phòng

B


2014-2015

Phòng

A

2016-2017

Phòng

B

2017-2018

Phòng

B

2018-2019

Phòng

B

2019- 2020



Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt …

Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:

Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.

II. Cơ sở thực tiễn:

Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Đối với giáo viên tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những lớp đầu tiên [lớp 1] trẻ đến trường. Đơn giản là vì những học sinh này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS có được những kĩ năng sống cơ bản ở trường Tiểu học.

Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Trong thực tế năm học 2012 - 2013, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch, tổ chức cho các em chơi những trò chơi dân gian. Vì thế, năm học 2012-2013, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã có sự chuẩn bị về mặt nhận thức của giáo viên, có sẵn dụng cụ, các bộ cờ dân gian cho trẻ chơi.

2. Khó khăn

Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?

Đối với giáo viên

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học. Tuy chưa nắm hết về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp, những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc tiểu học tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi nhất.

III. Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh

1./ Biện pháp nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kĩ năng sống

Đầu năm học, tôi học tập nghiên cứu chuyên đề rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc học tiểu học do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động; qua đó giúp tôi hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất.

2./ Biện pháp xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi tiểu học :

Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ tuổi lớp1. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ .

3./ Biện pháp cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:

Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.

Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.

Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.

Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ.

Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

4./ Biện pháp xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc dạy học sinh kĩ năng sống

Giáo viên có thể làm được gì để dạy kĩ năng sống cho trẻ?

Cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh , cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh . Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.

Cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục các em một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẫm mĩ. Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.

Cần giúp các em có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa học sinh đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của các em.

Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.

5./ Biện pháp giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường

Phối hợp với chính quyền nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Cụ thể như sau:

Phát động học sinh làm đồ chơi dân gian; sưu tầm các bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho học sinh theo phù hợp theo từng lứa tuổi .

Năm học này, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học .

Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học được chơi.

Phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian trong dịp đầu xuân như: Ô ăn quan Đập heo, Lò cò, Cướp cờ, hội thi Vai điệu tuổi hồng, hội thi Vẽ những điều em mơ ước. Đồng thời hàng tuần vào tiết chào cờ sáng thứ hai cho các em “Kể chuyện Bác Hồ”; Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? … .

6./ Biện pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ kĩ năng sống

Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và học sinh tăng cường đọc sách, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đã trang bị, sách thư viện, sách Bác Hồ, sách Lịch sử, và các loại sách trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: “tủ sách Bác Hồ”; “tủ sách lịch sử”; “câu đố vui”; “những con vật đáng yêu”; “hoa trái bốn mùa”; …thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm các em.

IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm

1. Kết quả

Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau:

a./ Kết quả học sinh lớp tôi:

100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.

90% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác.

100% trẻ được rèn luyện kĩ năng xã hội; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.

100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.

70% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp , sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh đạt khá và tốt: Mạnh dạn tự tin: 90 %; kĩ năng hợp tác: 93%; kĩ năng giao tiếp 92,3%; tự lập, tự phục vụ: 99 %; lễ phép: 100%; kĩ năng vệ sinh: 92 %; kĩ năng thích khám phá học hỏi : 86 %; kĩ năng tự kiểm soát bản thân: 90 %

Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến.

b./ Về phía giáo viên

Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.

Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,

Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ các em.

Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống.

2. Bài học kinh nghiệm

Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian giảng dạy với mong muốn gửi các đồng nghiệp, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp các bạn đồng nghiệp, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống như sau:

a./ Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống:

Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Việc học của trẻ nếu luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.

Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của các em.

b./ Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kĩ năng sống:

Không hạ thấp các em: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ.

Không doạ nạt: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn.

Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi.

Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em.

Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh.

Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ.

.........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề