Chuyên gia trong lao động nươc ngoài là gì năm 2024

Chuyên gia là những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Các chuyên gia có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp [thông qua việc cho ý kiến, tham vấn] vào một công việc hay một lĩnh vực cụ thể.

Các vị trí chuyên gia phổ biến mà các doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam hay sử dụng là:

- Chuyên gia kinh doanh, Chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư, Chuyên gia Maketing

- Trưởng phòng, trưởng nhóm, trưởng bộ [Cũng được liệt kê vào nhóm cấp giấy phép lao động cho chuyên gia]

- Giáo viên dậy ngôn ngữ [Tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc], Giáo viên theo [Yoga, Gym] cũng là những vị trí được gọi là chuyên gia

- Đầu bếp, chuyên gia ẩm thực ........

Các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam có thể mời, bảo lãnh cho người nước ngoài là chuyên gia vào làm việc tại doanh nghiệp, công ty. Nếu chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 3 tháng thì bắt buộc phải xin cấp giấy phép lao động theo quy định.

Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bước 1: Nộp hồ sơ Xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp GPLĐ.

Cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền sẽ giải quyết thủ tục trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép lao động

Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định mới bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo Mẫu số 11-Phụ lục 1 nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ có hiệu lực ngày 15/2/2021.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe cấp tại nước ngoài hoặc được cấp tại Việt Nam theo quy định [ có thời hạn 12 tháng]

3. Lý lịch tư pháp được cấp tại nước ngoài hoặc được cấp tại Việt Nam theo quy định và còn thời hạn 06 tháng

4. Văn bản chứng minh là Chuyên gia. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:[theo quy định tại Điều 3 nghị định 152/2020/NĐ-CP].

  1. Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  1. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  1. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- 02 ảnh mầu 4x6 phông nền trắng, không đeo kính

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài

5. 02 ảnh màu [kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu], ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

8. Giấy tờ khác: Theo quy định cụ thể từng trường hợp

Các giấy tờ nếu được cấp tại nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Kết quả giấy phép lao động

- Hồ sơ giấy phép lao động hợp lệ sẽ được trả kết quả sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Để được biết thông tin chi tiết về dịch vụ và hướng dẫn các thủ tục về giấy phép lao động xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các vấn đề có liên quan.

Để biết các nội dung chi tiết về dịch vụ giấy phép lao động và thẻ tạm trú xin vui lòng theo dõi tại đây:

Tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 20/12/2020 vừa qua, Chính phủ đã quy định mới về trường hợp chuyên gia là người lao động nước ngoài.

Thêm trường hợp là chuyên gia người lao động nước ngoài [Ảnh minh họa]

Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Nghị định 152 năm 2020 nêu rõ:

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  1. Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  1. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  1. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong khi đó, hiện nay khoản 3 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP đang quy định, chuyên gia là người lao động nước ngoài trong 02 trường hợp:

- Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

- Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, theo quy định mới, bổ sung thêm 01 trường hợp chuyên gia là người lao động nước ngoài đồng thời bỏ trường hợp có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.

Chuyên gia nước ngoài là gì?

Theo đó, chuyên gia nước ngoài được xác định là người tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất ba năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí dự kiến ở Việt Nam. So với trước, không còn quy định bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc.

Giấy phép lao động là gì?

Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định thế nào là giấy phép lao động, nhưng ta có thể hiểu giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, do Cục việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.

Giấy phép lao động của người nước ngoài do Ai Cập?

theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm - Bộ lao động - Thương binh và xã hội.

Icrmw là gì?

Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990 [ICRMW] được coi là công ước quốc tế trực tiếp và toàn diện nhất về quyền của người lao động di trú.

Chủ Đề