Chuyển hóa sắt trong bao lâu

Từ thời cổ đại con người đã nhận thức được vai trò của sắt trong sức khỏe và bệnh tật. Sắt đã sớm được sử dụng trong thảo dược của người Ai cập, Hindu, Hy Lạp và La Mã. Trong thế kỷ XVII sắt được dùng để điều trị bệnh xanh mét [green disease]. Tuy nhiên, mãi đến năm 1932, tầm quan trọng của sắt mới được xác định qua bằng chứng sắt vô cơ cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin. Chất này chỉ là chuỗi protein liên kết với sắt để thực hiện chức năng vận chuyển ôxy của hồng cầu. Hồng cầu trưởng thành ở người có hình giống cái đĩa, 2 mặt lõm để tăng diện tích tiếp xúc với không khí trong phế nang. Hồng cầu non trong tủy xương có nhân, nhưng trong quá trình trưởng thành, nhân dần dần biến mất, nhường chỗ cho hemoglobin để tăng khả năng vận chuyển oxygen lên cao nhất trong khi vẫn duy trì kích thước nhỏ để di chuyển trong lòng mạch.

Hình 1- Sơ đồ phân phối sắt trong cơ thể
Sắt được vận chuyển qua transferrin, lưu trữ dưới dạng ferritin. Một khi được hấp thu, không có cơ chế đào thải sắt ra khỏi cơ thể, ngoại trừ mất máu như có thai, có kinh nguyệt hoặc chảy máu khác

Sắt là kim loại có nhiều đứng hàng thứ hai trong vỏ trái đất, nhưng lại là chất ức chế tăng trưởng của môi trường. Đó là do khi tiếp xúc với ôxy, sắt bị ôxy hóa thành chất không hòa tan không thể hấp thu được. Do đó, các tổ chức tế bào [vi khuẩn, nấm men] đã tiến hóa để bắt được sắt từ môi trường dưới dạng khả dụng sinh học. Ở người, sắt tồn tại dưới dạng phức hợp với protein [heme protein như hemoglobin, myoglobin], heme enzyme hoặc phức hợp non-heme [transferrin, ferritin, flavin-iron enzyme]. Gần 2/3 lượng sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin của các hồng cầu đang lưu chuyển trong máu, 25% nằm trong dạng sắt dự trữ bất động và 15% còn lại liên kết với myoglobin và trong các men chuyển hóa khác nhau.

Sắt heme là sắt có trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng, hải sản, và được hấp thu tốt nhất qua đường tiêu hóa. Sắt non-heme là sắt vô cơ có nguồn gốc thực vật như rau củ quả. Dù lượng sắt có nhiều trong thực phẩm thì cơ thể chỉ hấp thu đủ để đáp ứng nhu cầu sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh di truyền tăng hấp thu sắt [hemochromatosis] thì sắt được hấp thu vượt quá nhu cầu và tồn trữ lại gây tổn thương các nội tạng và làm da có màu đồng xạm.  

Hấp thu sắt [Fe]

Sắt được hấp thu ở tá tràng và đoạn trên hỗng tràng. Sắt heme [nguồn gốc động vật] hấp thu dễ dàng vì không phụ thuộc vào độ pH của ruột. Ngược lại, sự hấp thu sắt vô cơ lại tùy thuộc vào độ pH trong ruột. Ở pH sinh lý, Fe2+ bị ôxy hóa thành Fe3+ [sắt không hòa tan] nên khó hấp thu. Acid trong dịch vị giúp hạ thấp pH trong tá tràng làm giảm hình thành Fe3+ và tăng Fe2+ giúp sắt được hấp thu qua ruột. Khi sự sản xuất dịch vị bị ức chế như dùng thuốc ức chế bơm proton, sự hấp thu sắt sẽ giảm vì Fe3+ tồn tại không thể hấp thu qua niêm mạc ruột. Có một cơ chế phản hồi kiểm soát sự hấp thu sắt thông qua nội tiết tố hepcidin do gan tiết ra. Lượng hepcidin do nhiều yếu tố khác nhau điều hòa, bao gồm hiện tượng viêm, lượng sắt trong máu, tình trạng thiếu máu và thiếu ôxy. Vai trò của hepcidin là kiểm soát hoạt động của ferroportin – một chất vận chuyển ion sắt qua màng tế bào niêm mạc ruột. Hepcidin gắn kết với ferroportin làm chất này thoái hóa và giảm đi trên bề mặt tế bào khiến ion sắt không đi qua màng tế bào để vào trong máu. Sau khi ion sắt đi qua niêm mạc ruột, Fe2+ được tái oxy hóa để thành Fe3+ và liên kết với transferrin để được vận chuyển đến các mô. Tại các mô dự trữ như tủy xương, gan, lách, Fe3+ liên kết với ferritin và chỉ được đưa ra sử dụng khi nhu cầu sắt của cơ thể gia tăng mà không được hấp thu đủ. Mặc dù sắt trong transferrin chỉ có khoảng 3mg, tương đương 0,1% lượng sắt của toàn cơ thể nhưng sắt trong transferrin có lưu lượng cao nhất lên đến gấp 10 lần [30mg] để đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu. Sắt trong transferrin được bồi hoàn chủ yếu là sắt tái sử dụng từ hồng cầu chết và một phần nhỏ từ thực phẩm. Hồng cầu chết được đại thực bào xử lý và sau đó phóng thích sắt vào máu để tái sử dụng qua transferrin.

Không có cơ chế sinh lý để đào thải sắt ra khỏi cơ thể. Cơ thể tự điều chỉnh lượng sắt hấp thu để đáp ứng nhu cầu của mình và không làm ứ đọng nhiều sắt trong cơ thể. Truyền máu cũng là 1 cách đưa sắt vào trong cơ thể [sắt trong hồng cầu], truyền máu nhiều lần [khoảng 20 đơn vị máu] sẽ gây ứ đọng sắt. Bệnh Thalassemia có hemoglobin bất thường làm cho hồng cầu có đời sống ngắn và bị hủy nhiều, đưa đến ứ đọng sắt trong cơ thể. Khi dư thừa sắt vượt quá khả năng dự trữ của gan, lách và tủy xương, sắt sẽ tích lũy ở các cơ quan khác như tim, tụy, khớp và da, và dần dần làm tổn thương các cơ quan đó. Liệu pháp chelation [dùng thuốc loại bỏ kim loại trong máu] giúp sắt liên kết với thuốc và sau đó bị loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.

Vai trò của sắt trong cơ thể  

Đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến thiếu máu do thiếu sắt, nhưng thực ra sắt có nhiều tác dụng trong cơ thể như:

  • Vận chuyển oxy [oxy hóa hồng cầu]
  • Giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng [sắt có mặt trong các enzymes trong quá trình chuyển hóa ở nhiều cơ quan]
  • Hỗ trợ chức năng nhận thức
  • Hỗ trợ da, tóc, móng tay.

Như vậy trong khi cơ thể tăng trưởng cần có đủ sắt để hỗ trợ các quá trình chuyển hóa, đặc biệt ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú, vận động viên, bị mất máu nhiều [rong kinh, rong huyết, xuất huyết tiêu hóa, giun móc .v.v].

Xác định thiếu máu thiếu sắt

Rất dễ xác định tình trạng thiếu máu và thiếu sắt qua các xét nghiệm đơn giản:

  • CBC [complete blood count]: cho biết số lượng hồng cầu, kích thước hồng cầu, hemoglobin và nhiều thông số khác về máu
  • Định lượng ferritin huyết thanh: bình thường 20-250 ng/ml ở nam và 10-120 ng/ml ở nữ. Ferritin tăng cao khi ứ đọng sắt nhiều trong cơ thể như bệnh thalassemia, bệnh tán huyết, bệnh di truyền hemochromatosis, truyền máu nhiều.

Trường hợp nghi ngờ có bệnh Thalassemia, thực hiện xét nghiệm giải trình tự gien để xác định là tốt nhất nhưng chi phí cao và thời gian có kết quả lâu, có thể làm xét nghiệm đơn giản hơn là điện di hemoglobin cũng cho gợi ý bệnh. Lưu ý bổ sung sắt cho các trường hợp thiếu máu nghi do thalassemia là không cần thiết vì có thể làm ứ đọng sắt trong cơ thể. Tuy nhiên cơ chế điều hòa hấp thu sắt giúp cơ thể thu vào quá nhiều sắt không cần thiết.

Bổ sung sắt cho cơ thể

Bổ sung sắt qua thực phẩm là điều dễ thực hiện với các loại giàu chất sắt như thịt, trứng, v.v nhưng điều tưởng chừng dễ dàng này lại rất khó thực hiện trong khi dịch bệnh covid 19 lan tràn, các cửa hàng và chợ đều đóng cửa. Hơn nữa, ngay cả lúc yên ổn thì việc chuẩn bị bữa ăn đủ chất cũng cần có thời gian. Vì vậy dùng các thuốc bổ sung sắt, đặc biệt cho phụ nữ mang thai và cho con bú là cần thiết để tránh các tác dụng bất lợi của việc thiếu sắt như thai chậm lớn, trẻ sơ sinh nhẹ cân. Trẻ em đang trong tuổi phát triển nhanh, người lao động làm các công việc đòi hỏi nhiều sức lực, phụ nữ trong tuổi tiền mãn kính có rối loạn kinh nguyệt, trẻ em tuổi dậy thì v.v. đều có nhu cầu về chất sắt nhiều hơn người bình thường. Hiện nay có hai loại thuốc bổ sung sắt cho cơ thể rất tốt là AlgaFeri Dietary Supplement và AlgaFeri Premium. Cả hai thuốc này đều cung cấp sắt bổ sung qua đường uống. Ngoài ra còn có thêm acid folic và vitamin B12 là những thành phần cần thiết trong quá trình tạo máu. Trong thuốc còn có tảo spirulina giúp điều hòa tiêu hóa, tránh táo bón khi bổ sung sắt qua đường tiêu hóa. Điểm khác biệt giữa hai thuốc này là chất sắt. Sắt trong AlgaFeri là ferrous fumagate [Fe2+] hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, trong khi sắt polymaltose là Fe3+ cần chuyển thành Fe2+ trước khi hấp thu nên công thức có bổ sung thêm vitamin C để tăng cường quá trình chuyển đổi này. Điểm khác biệt giữa ferrous fumagate và sắt polymaltose là ion sắt hoạt tính nhiều hơn nên quá trình hồi phục thiếu máu thiếu sắt tương đối nhanh hơn. 

Sắt là một vi chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung sắt cho bà bầu không đủ dẫn tới thiếu máu, làm tăng nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, ... Vậy bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng và đủ theo từng giai đoạn?

1. Vai trò của sắt cho phụ nữ mang thai 

 

Khi mang thai, thể tích tuần hoàn tăng gấp 50% so với bình thường để đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé.

Theo thống kê cho thấy cơ thể người phụ nữ khi mang thai cần lượng lớn sắt để đáp ứng 3 nhu cầu: tăng thể tích máu, cung cấp máu nuôi thai nhi và bù lại lượng máu đã mất sau quá trình sinh nở.

Sắt là nguyên liệu cơ bản của hemoglobin. Đây là thành phần giúp cho máu có màu đỏ, có tác dụng cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể mẹ và thai nhi, đưa cacbon dioxit [CO2] cũng như các sản phẩm khác của quá trình chuyển hóa từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài. 

Sắt còn là thành phần cấu tạo của myoglobin-một loại protein có vai trò cung cấp oxy cho tổ chức cơ. Ngoài ra sắt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường như khói bụi, ô nhiễm, vi khuẩn, virus xâm nhập.

Đối với mẹ bầu, sắt là một yếu tố giúp duy trì một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như sảy thai, đẻ non, băng huyết và nhiễm trùng hậu sản. Do đó, uống sắt đầy đủ, đúng hàm lượng là điều cần thiết của tất cả mẹ bầu nên làm.

 

2. Hàm lượng sắt ĐỦ cho bà bầu ở từng giai đoạn mang bầu là bao nhiêu?

 

Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt trong toàn bộ thai kỳ do trong mỗi giai đoạn, sắt đều có những vai trò quan trọng khác nhau.

3 tháng đầu là giai đoạn vàng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi, bất kì khiếm khuyết nào trong quá trình này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi sau này. Trong giai đoạn này thai nhi cần sắt để tạo máu, lúc này người mẹ cần bổ sung 30-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu này.

Tham khảo: Review các loại thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay.

 

Thai nhi tiếp tục phát triển mạnh và hoàn thiện các cơ quan trong 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi cần được cung cấp nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển đó. Giai đoạn này, mẹ bầu cần tiếp tục duy trì 30 đến 60mg sắt hàng ngày.

Tham khảo Tổng đài tư vấn sức khỏe thai kỳ: 1800.0065 [miễn phí]

3 tháng cuối là giai đoạn quan trọng của cả mẹ bầu và thai nhi. Giai đoạn này thai nhi sẽ tăng nhanh chóng về cân nặng cũng như kích thước. Cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến đổi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Dù sinh mổ hay sinh thường cơ thể người mẹ cũng mất rất nhiều máu, trung bình từ 1,5- 2 lít. Do đó, việc tích trữ máu trong 3 tháng cuối này là vô cùng quan trọng. Người mẹ nên bổ sung khoảng 50- 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày và duy trì đến sau sinh để sức khỏe được hồi phục tốt.

3. Hậu quả khi thiếu sắt thai kỳ

 

Đa số các trường hợp thiếu máu xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt. Theo số liệu của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010 cho thấy tại Việt Nam có 36,5% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trong đó nguyên nhân do thiếu sắt chiếm 71,8%. 

Thiếu máu trong khi mang thai không những gây những ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ mà còn có thể để lại những hậu quả không thể phục hồi đối với thể chất và tư duy của trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu sẽ thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Khi tình trạng thiếu máu nặng có thể bị ngất dẫn đến té ngã. Thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ mắc những biến chứng sản khoa nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản hay băng huyết sau sinh. 

Tham khảo Tổng đài tư vấn sức khỏe thai kỳ: 1800.0065 [miễn phí]

Thai nhi có mẹ bị thiếu máu thường có cân nặng và chiều cao thấp hơn bình thường dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tầm vóc và trí tuệ của trẻ khi ra đời và kéo dài đến khi trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, những đứa trẻ bị được sinh ra bởi bà mẹ bị thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu và mắc các bệnh về tim mạch cao hơn những trẻ khác.

Như vậy, bổ sung đủ sắt cho phụ nữ mang thai giúp bảo đảm an toàn cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển hoàn thiện ở thai nhi.

4. Biểu hiện bà bầu thiếu sắt khi mang thai

 

Phụ nữ mang thai khi bị thiếu sắt có thể gặp một số dấu hiệu như:

- Thường xuyên mệt mỏi, kém tập trung.

- Hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột, có thể dẫn đến ngất.

- Da xanh, nhợt nhạt.

- Niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay kém hồng hào.

- Khả năng chịu lạnh kém.

- Dễ bị nhiễm bệnh.

- Khó thở khi gắng sức, leo cầu thang hay hoạt động mạnh kéo dài.

Những trường hợp này khi làm xét nghiệm công thức máu sẽ thấy nồng độ huyết sắc tố hemoglobin xuống thấp [dưới 110g/L] và dự trữ sắt huyết thanh giảm [ferritin dưới 30 mcg/L].

5. Các dạng sắt trên thị trường

 

Phần lớn các mẹ bầu khi mua các sản phẩm bổ sung sắt đều ít khi chú ý đến dạng sắt trong đó. Tuy nhiên đây lại là yếu tố quyết định chủ yếu đến hiệu quả của việc bổ sung sắt cho mẹ bầu. 

Sắt trên thị trường được chia thành nhiều loại. Theo cấu tạo phân tử có sắt hóa trị II, sắt hóa trị III. Theo nguồn gốc có sắt hữu cơ, sắt vô cơ. Theo dạng bào chế có sắt viên và sắt nước. Cụ thể:

* Sắt II và sắt III

- Sắt II là loại sắt thường được các bác sĩ kê vì hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ hấp thu tại ruột, giá thành phải chăng và dễ dàng tìm mua tại bất kỳ nhà thuốc nào. Tuy nhiên sắt II thương gây nhiều tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, nóng trong, táo bón, phân đen…

- Sắt III Thường ít gây tác dụng phụ tuy nhiên dạng này thường có giá thành cao và sắt cần chuyển thành dạng sắt II để hấp thu nên quá trình hấp thu thường chậm hơn. Hiện nay có dạng sắt III IPC thế hệ mới nhờ protein mang hấp thu tốt vào cơ thể.

Tham khảo: Thuốc sắt hữu cơ IPC thế hệ mới Avisure Safoli cho bà bầu.

* Sắt vô cơ, hữu cơ

- Sắt vô cơ thường ở dạng sắt sulfat, phức hợp này khi vào cơ thể sẽ giải phóng sắt ồ ạt khiến nồng độ sắt trong máu tăng cao. Tế bào ruột hấp thu sắt thụ động, lượng sắt dư thừa bị ứ đọng lại lại dạ dày ruột gây phản ứng với thức ăn, lâu dần gây tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến các biểu hiện như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nóng trong, táo bón.

- Khác với sắt vô cơ, sắt hữu cơ [sắt fumarat hay sắt gluconat] sẽ được ruột hấp thu chủ động vào trong máu theo nhu cầu cơ thể. Lượng sắt được hấp thu được đi về những cơ quan đích như tủy xương để tạo máu hay gan để dự trữ. Lượng sắt dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài qua đường tiêu hóa do đó không gây lắng đọng trong tổ chức. Ngoài ra, sắt hữu cơ cũng dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ.

  • Bổ sung Sắt viên hay sắt nước

- Sắt dạng nước thường dễ hấp thu tuy nhiên thường khó uống vì vị tanh của sắt. Những sản phẩm bổ sung sắt dạng này cũng thường có giá thành cao và hàm lượng sắt khó kiểm soát.

- Sắt dạng viên có ưu điểm dễ uống, giá thành rẻ, hàm lượng sắt trong viên uống cao. Tuy nhiên dạng sắt này thường khó hấp thu và dễ gây nóng hơn sắt nước.

6. Uống sắt có tác dụng phụ không?

 

Sắt tương đối khó uống vì có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng khó chịu. Nhiều mẹ bầu sợ uống sắt thậm chí dừng bổ sung khi mang thai. Dưới đây là những tác dụng phụ của sắt:

- Nóng trong, nổi mụn, táo bón.

- Phân xanh hoặc đen màu hắc ín.

- Chán ăn, buồn nôn kéo dài.

- Co thắt dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày.

- Phản ứng dị ứng: ngứa, phát ban, nổi mề đay, tức ngực, khó thở, sưng môi, mắt, mặt…

Để hạn chế những tác dụng phụ này mẹ bầu nên tuân thủ đúng liều lượng sắt cần bổ sung, tuyệt đối không uống quá liều. Tốt nhất mẹ bầu nên sử dụng những loại sắt hóa trị III có nguồn gốc hữu cơ để hạn chế được tối đa những tác dụng không mong muốn này.

Nguồn: TK

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề