Clip đốt ảnh đức maria của ca sĩ là ai?

Trở lại Vpop sau một năm vắng bóng, MV "Chạy ngay đi" của Sơn Tùng M-TP không chỉ lập được nhiều kỷ lục ấn tượng mà còn vướng phải tranh cãi xoay quanh việc xúc phạm Công giáo.

MV Chạy ngay đi được ra mắt lúc 00h ngày 12/5, Sơn Tùng M-TP lập tức gây xôn xao giới mộ điệu âm nhạc và lập nên hàng loạt kỷ lục ấn tượng sáng ngang với các nghệ sĩ quốc tế. Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau khi công bố, sản phẩm của nam ca sĩ gốc Thái Bình lại gây nên một vụ tranh cãi khác về vấn đề không liên quan đến âm nhạc.

Cụ thể, Sơn Tùng M-TP nhận được nhiều lời cáo buộc về hành động đốt bức tranh lớn xuất hiện trong MV. Hành động trên được cho là xúc phạm đến tín ngưỡng của cộng đồng Công giáo.

Hành động đốt bức tranh Đức Mẹ sầu bi trong MV Chạy ngay đi nhận được nhiều phản hồi tiêu cực. 

Bức tranh xuất hiện xuyên suốt trong MV Chạy ngay đi của Sơn Tùng M-TP có tên Đức Mẹ sầu bi - [Tiếng Italy là Pietà, tiếng Anh là The Pity] của hoạ sĩ người Pháp William Adolphe Bouguereau. Bức họa có nội dung miêu tả tâm trạng của Đức Mẹ Maria khi hạ xác Chúa Jesus xuống khỏi cây thập giá sau khi chịu đóng đinh.

Sơn Tùng M-TP không chỉ sử dụng các nữ vũ công gợi cảm nhảy múa với trang phục phản cảm trong phân cảnh anh ngồi trước bức họa Đức Mẹ sầu bi mà còn châm lửa đốt bức tranh ở đoạn cuối MV. Loạt hình ảnh này khiến nhiều người theo Công giáo cảm thấy phẫn nộ. 

Không chỉ dừng lại ở quan điểm khen hay chê về chất lượng và nội dung ca khúc, dư luận xuất hiện nhiều ý kiến phản đối gay gắt. Đức Mẹ sầu bi là bức tranh có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Công giáo. Loạt hình ảnh trong MV của nam ca sĩ được cho là xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo một cách nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cảnh Sơn Tùng duỗi người trên chiếc ghế giữa căn phòng bốc cháy cuối MV cũng được cho là đang "bắt chước Chúa Jesus trong vòng tay Đức Mẹ".

Trang fanpage của cộng đồng người theo Công giáo tại Việt Nam đã xuất hiện bài đăng kêu gọi tẩy chay MV của Sơn Tùng M-TP và nhận được nhiều sự đồng tình của người đọc. 

"Tôi đang đợi lời giải thích của Sơn Tùng trước khi lên án hay ủng hộ Tùng? Nếu Tùng không giải thích việc này rõ ràng thì chúng tôi sẽ không để yên cho Tùng", người dùng tên Trí Khôi viết.

"Thật sự không hiểu Sơn Tùng M-TP sao có thể làm thế. Từ những giây đầu tiên xem MV tôi đã thấy có sự xúc phạm Công giáo nặng nề", một người theo đạo khác cho biết. 

Các nữ vũ công trong trang phục phản cảm nhảy múa trước bức họa cũng là hành động khiến cộng đồng Công giáo tức giận. 

Có một số ý kiến cho rằng cộng đồng Công giáo đang quá khắt khe với nam ca sĩ, đồng thời đưa ra bảo vệ quan điểm đây chỉ là sản phẩm nghệ thuật đơn thuần và không có ý định xúc phạm đến tôn giáo. Nhiều người cho rằng nghệ sĩ có tiếng như Sơn Tùng M-TP sẽ phải cân nhắc trước khi sản xuất để không "động chạm" vấn đề nhạy cảm.

Một nhóm người hâm mộ của nam ca sĩ đã có bài đăng phản hồi lại những chỉ trích gay gắt liên quan đến tôn giáo. Họ cho rằng MV chỉ mượn hình ảnh tôn giáo để kể câu chuyện về một chàng trai bị phụ bạc và mất niềm tin, khi đó anh ta có thể sẽ lâm vào những hành động tội lỗi.

Hiện, Zing.vn đang cố gắng liên lạc với Văn phòng Giáo phận Sài Gòn để lấy ý kiến về vấn đề đang nhận được sự quan tâm của công chúng. 

MV 'Chạy ngay đi' của Sơn Tùng M-TP Ngay khi ra mắt, ca khúc mới của chàng ca sĩ gốc Thái Bình đã trở thành tâm điểm chú ý trên mạng.

Dark Horse – Katy Perry

MV Dark Horse của Katy Perry từng tạo ra một trận tranh cãi lớn vào năm 2013 khi vừa ra mắt. Một trong những yếu tố khiến Dark Horse đạt được hơn 2 tỷ view tính đến thời điểm hiện tại là “nhờ” scandal nhạo báng tôn giáo.

Theo đó, trong MV ban đầu được phát hành, Katy Perry trong vai một nữ thần Ai Cập đang trừng phạt những kẻ theo đuổi mình bằng cách làm họ tan rã thành cát. Trong đó, hình ảnh Katy Perry hoá cát một kẻ có đeo chiếc dây chuyền mang hình thánh Allah khiến những người theo đạo Hồi giận dữ.

MV Dark Horse nhận được hơn 2 tỷ lượt xem trên YouTube

Sau khi một tín đồ đạo Hồi từ Bradford [Anh] khởi xướng đơn cáo buộc Katy Perry đang “báng bổ” thánh Allah, hàng loạt tín đồ khác vận động hơn 65.000 chữ ký chỉ trích, buộc nữ ca sĩ phải chỉnh sửa lại MV. Hầu hết các chữ ký đến từ Anh và một số quốc gia Hồi giáo như Pakistan, Qatar và Saudi Arabia. Những người phản đối này dành 2 từ "báng bổ" và "đáng ghét" cho MV của Katy Perry.

Trước phản ứng gay gắt từ người xem, nữ ca sĩ không đưa ra lời xin lỗi mà âm thầm xoá hình ảnh sợi dây chuyền mang biểu tượng thánh Allah. Ngay lập tức, dư luận được xoa dịu nhưng giáo dân vẫn đòi hỏi một lời xin lỗi. Katy Perry sau đó không có bất cứ động thái nào về hình ảnh đã xoá trong MV.   

Biểu tượng của thánh Allah đã được xoá sau khi dư luận phẫn nộ

Dark Horse nằm trong album thứ 4 của Katy Perry kết hợp giữa Trap và Hip hop. Ca khúc này giúp nữ ca sĩ nhận được hàng loạt đề cử trong các giải thưởng âm nhạc thế giới và đạt được những kỷ lục, trở thành đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại, MV được xem nhiều nhất thế giới trong năm 2014. Nó cũng lọt vô được top 10 của gần 20 quốc gia bao gồm New Zealand, Thuỵ Điển, Anh, Venezuela cũng như bảng xếp hạng Digital Songs của tạp chí BillBoard.

MV Dark Horse của Katy Perry:

Like a prayer – Madonna

Like a prayer được Madonna phát hành năm 1989. Ca khúc kể về một cô gái trẻ đang loay hoay giữa cảm giác tội lỗi và nhục dục. Cô tin tưởng mãnh liệt và xem Đức Chúa trời là mẫu hình nam giới của mình. MV Like a prayer sau đó nổi lên nhanh “nhờ” những hình ảnh xúc phạm đến đạo Thiên chúa xuất hiện trong sản phẩm.

Trong Like a prayer, Madonna mặc chiếc váy dây mỏng, khiêu vũ giữa những cây thánh giá đang cháy phừng phừng. Trước khi khiêu vũ, nữ ca sĩ hôn một vị thánh da màu và thực hiện nhiều hành động uốn éo xung quanh thánh giá.

MV Like a prayer:

Theo đạo diễn thực hiện MV - Mary Lambert, ông nói rằng MV không đáng sợ như cách mọi người vẫn nghĩ. Like a prayer kể về việc Madonna trở thành nhân chứng cho một vụ giết người nhưng cô chưa dám lên tiếng. Sau đó, cô vào nhà thờ để tìm kiếm động lực, tại đây nhiều tình huống đấu tranh nội tâm xảy ra khi cô nhìn thấy người nạn nhân vô tội chính là một vị thánh trong nhà thờ và đem lòng cảm mến. Ngoài việc xuất hiện những hình ảnh bị cho là nhạo báng tôn giáo, MV của Madonna còn bị gắn mác phân biệt chủng tộc khi nhân chứng là một cô gái da trắng và vị thánh bị hại là người da màu.

MV tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội với những người theo đạo Thiên chúa. Mục sư Donald Wildmon, người đứng đầu đạo Tin lành đã lên tiếng phản đối tới Madonna và Pepsi – đơn vị tài trợ thực hiện sản phẩm và sử dụng ca khúc của nữ ca sĩ cho một chiến dịch quảng cáo. Ngay sau khi nhận được phản ứng và cụ thể là những đơn kiện từ giáo mục, công ty này đã hủy bỏ kế hoạch tài trợ cho một tour diễn thế giới của Madonna. Đài truyền hình huỷ lịch phát sóng chương trình ca nhạc có Pepsico và nữ ca sĩ tham dự.

Những hình ảnh bị cho là phản cảm trong Like a prayer

Phải một thời gian dài sau đó, Madonna mới đưa ca khúc trở lại trong các chương trình ca nhạc của mình. Lần gần đây nhất, cô giới thiệu ca khúc Like a prayer trong liveshow cá nhân năm 2015. Đối với giới chuyên môn, ca khúc là một sản phẩm xuất sắc nhưng MV thì ngược lại. Cho đến nay, sau gần 30 năm ra mắt, MV gốc ban đầu không còn xuất hiện trên mạng xã hội nhưng những bản đăng tải khác vẫn còn. Và, những tín đồ theo đạo Thiên chúa vẫn cảm thấy bị tổn thương khi xem những hình ảnh này.

Lady Gaga với Judas và Alejandro

Cho đến hiện tại, Lady Gaga vẫn luôn là ca sĩ nhận về nhiều chỉ trích trong phong cách thời gian và các sản phẩm âm nhạc. Trong sự nghiệp lắm lời ra tiếng vào của Lady Gaga, Judas và Alejandro là 2 MV nhận về nhiều chỉ trích từ khán giả vì liên quan đến tôn giáo.

Judas là đĩa đơn chính thức thứ hai trong album Born This Way của Lady Gaga. MV được đầu tư với với kỹ thuật quay dựng hiện đại nhưng sẽ không xảy ra tranh cãi nếu Lady Gaga không có phần hoá thân thành Mary Magdelene – nhân vật gây tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử tôn giáo xưa. Ngoài ra, nhân vật nam Norman Reedus vào vai vai tông đồ Judas, kẻ phản bội Chúa Jesus khiến Chúa bị đóng đinh trên thập tự là nguyên nhân dẫn đến việc Judas bị lên án dữ dội.

MV Judas của Lady Gaga:

Ông Bill Donohue, chủ tịch Liên đoàn Công giáo lớn nhất ở Mỹ đã cáo buộc Lady Gaga nhạo báng tôn giáo nhằm thúc đẩy sự nghiệp của mình. Ông không tin Lady Gaga có thể vô tình dựng lên câu chuyện về những nhân vật tranh cãi trong MV vì cô không phải là người ngoại đạo. "Lady Gaga lớn lên trong đức tin của Công giáo và thậm chí, cô đã theo học tại một trường học tu viện thời niên thiếu", vị này nói. Tuy nhiên, những phản ứng này không khiến MV của Lady Gaga bị gỡ bỏ và những gì nữ ca sĩ nhận lại là lượt nghe xem MV vẫn tăng mỗi ngày.

Sau đó một thời gian, MV Alejandro của Lady Gaga tiếp tục là một sản phẩm âm nhạc gây tranh cãi khi hình ảnh bạo lực, sex ngập tràn. Điều đáng nói, trong những cảnh gợi dục, xuất hiện hình ảnh cây thánh giá. Đôi nam nữ vô tư mơn trớn trước mặt cây thanh giá là hình ảnh khiến những tín đồ Thiên chúa giáo lên án kịch liệt. Ngoài ra, trong MV lần này, Lady Gaga chọn màu chủ đạo là màu đỏ từ màu máu và màu đen.

MV Alejandro:

Đạo diễn của MV - nhiếp ảnh gia Steve Klein sau đó đã giải thích việc xuất hiện của cây thánh giá nhằm đẩy mạnh hơn xung đột trong cuộc chiến giữa ham muốn xác thịt và sự cứu rỗi linh hồn. Ông và Lady Gaga hoàn toàn không cố ý nhạo báng đức tin của bất cứ ai.

Thêm một lần, áp lực từ giáo dân không tác động đến sự tồn tại của MV mà chỉ càng làm cho sản phẩm của Lady Gaga được chú ý. Ca khúc lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và liên tiếp thống trị bảng xếp hạng âm nhạc của Úc, Canada, Anh… trong một thời gian dài.

Kodak Black - Tunnel Vision

Kodak Black – rapper người Mỹ, cách đây hơn 1 năm rơi vào làn sóng chỉ trích từ các tín đồ theo đạo Thiên chúa khi MV Tunnel Vision ra mắt. Đây là ca khúc khiêu khích đối phương của Kodak Black. Rapper nhắm vào các tay đua và Ku Klux Klan [đảng 3K phân biệt màu da, họ xem người da trắng là thượng đẳng và người da màu là thành phần thấp nhất xã hội].

Trong MV, một người đàn ông da đen bị một người da trắng đội mũ đỏ khiêu khích với dòng chữ “Make America Hate Again” in trên mặt trước. Sự giận dữ của họ nhanh chóng leo thang đến mức cả hai quyết định tham gia vào một trận đấu tàn bạo. 

MV Tunnel Vision:

Kodak xuất hiện trong MV với phần rap đầy bức xúc trước cây thanh giá đang cháy phừng phực sau lưng. Một hình nộm treo cổ trên thánh giá cũng được dựng lại. Trong 3K, họ thường hù doạ người da màu bằng cách đốt thánh giá, treo cổ hoặc đánh nên Kodak muốn phản kháng bằng việc tái diễn chính hình ảnh đó. Tuy nhiên, đối với những người theo đạo công giáo, cách làm của Kodak vô tình ảnh hưởng đến đức tin của họ.

Thiên chúa giáo không có bạo lực, không cổ xuý cho việc đấu nhau như cách Kodak đang làm. Tuy nhiên, việc tồn tại đảng 3K cùng những hành động phân biệt tôn giáo, tiêu cực tại Mỹ là có thật. Do vậy, khán giả hiểu cho Kodak nhưng nhiều ý kiến chê trách MV ăn miếng trả miếng của anh mang một nỗi xúc phạm đến Thiên chúa. Hiện tại, MV Tunnel Vision đạt hơn 200 triệu lượt xem trên YouTube.

Mental Breakdown - 2NE1

Chính trị và tôn giáo luôn là hai vấn đề nhạy cảm ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tại Hàn quốc, vấn đề tôn giáo cực kỳ được coi trọng. Do vậy, khó để tìm thấy những sản phẩm âm nhạc dính líu đến việc nhạo báng tôn giáo.

Tuy nhiên, trong lịch sử Kpop, vụ việc thành viên CL của nhóm thể hiện ca khúc Mental Breakdown có chứa đoạn nhạc nền giống Kinh Coran khiến dư luận giận dữ. Mặc dù tiết mục này được trình diễn tại đêm nhạc ở Los Angeles và đây chỉ là đoạn nhạc nền được thêm vào sau nhưng cộng đồng người Hàn Quốc theo đạo Hồi không chấp nhận.

Đoạn clip được cộng đồng người Hàn theo đạo Hồi thực hiện để chỉ ra việc Mental Breakdown sử dụng Kinh Coran:

Nhóm này sau đó đã trực tiếp gửi thư khiếu nại đến lên YG - công ty quản lý 2NE1 yêu cầu phải xoá bỏ đoạn nhạc nền ngay lập tức. Trước sự giận dữ của tín đồ đạo Hồi, YG xoá bỏ đoạn nhạc và lên tiếng xin lỗi chính thức. Thành viên CL ngay sau đêm diễn cũng lên tiếng xin lỗi nhưng cộng đồng người theo đạo Hồi tại Hàn phải sau một thời gian dài mới quên điều này.

Minh Tú

Video liên quan

Chủ Đề